Trước kia, chiến lược bán hàng Outbound Sales rất “được lòng” dân sales, các chủ shop và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đã rất nhiều cuộc thảo luận được đưa ra về mức độ hiệu quả của chiến lược này. Thậm chí là cả việc đánh giá, phân tích xem liệu có còn thực sự phù hợp trong thời đại kinh tế hiện đại của chúng ta không.
Nhất là khi chiến lược Inbound Sales được ra đời với rất nhiều lợi ích được tạo dựng, cùng với sự chuyển biến hoàn toàn khác biệt nên càng không tránh khỏi sự so sánh. Vậy chiến lược bán hàng Outbound Sales còn hiệu quả không? Sau đây là phần giải đáp dành cho bạn.
Outbound Sales là gì?
Outbound Sales là thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực bán hàng cũng như kinh doanh mà ắt hẳn nhiều bạn đang đọc bài này cũng đã được nghe nhắc đến. Tuy nhiên, liệu có bao nhiêu bạn đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa cũng như bản chất thực sự và đưa ra đáp án chính xác đối với câu hỏi Outbound Sales là gì? Để có thể trả lời câu hỏi này thì các bạn phải hiểu rằng, cùng với sự phát triển của các phương thức bán hàng hiện đại Outbound Sales đang được xếp vào dạng cổ điển. Người bán hàng sẽ chủ động và tập trung trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các phương thức truyền thông như cold-calling, phát tờ rơi, email,…
Ngoài ra, để tiến hành giao tiếp một cách hiệu quả thì nhiều đơn vị còn tiến hành gặp gỡ, tư vấn khách hàng trực tiếp. Mục đích chính là thu hút khách hàng hiệu quả, tạo ra sự hiểu biết nhất định về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Với chiến lược bán hàng Outbound Sales thì các nhân viên bán hàng sẽ nỗ lực hết sức, thông qua nhiều cách khác nhau để có thể tiếp cận được càng nhiều khách hàng nhất. Những “khách hàng” ở đây sẽ không có sự phân biệt, thậm chí còn bao gồm cả những người tiêu dùng không có nhu cầu, hứng thú đối với sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung ứng ra thị trường.
Như vậy, Outbound Sales sẽ tập trung vào việc tiếp cận được một số lượng khách hàng lớn thông qua các phương thức giao tiếp, tương tác khác nhau. Nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao. Vì có rất nhiều người trong số đó có thể không phải là khách hàng mục tiêu, mang đến giá trị lợi ích cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh những cách tiếp cận trực tiếp thì hiện nay trong chiến lược bán hàng Outbound Sales nhiều doanh nghiệp còn mở rộng việc tiếp cận bằng cách cung cấp các nội dung hữu ích.
Quy trình bán hàng trong phương pháp Outbound Sales
Cùng là bán hàng, thế những mỗi một chủ shop, doanh nghiệp sẽ đều xây dựng cho mình những quy trình khác nhau. Quy trình bán hàng chính là điều kiện đảm bảo cho hiệu suất công việc mà bạn tiến hành. Đồng thời thiết lập nên một phong thái làm việc chuyên nghiệp, với quy trình bán hàng hiệu quả còn giúp bạn tối ưu được rất nhiều nguồn lực khác nhau. Tất nhiên, quy trình bán hàng sẽ được xây dựng dựa theo điều kiện, khả năng và mong muốn thực tế của mỗi đơn vị.
Ngay cả khi cùng áp dụng chiến lược bán bán hàng Outbound Sales, nhưng vẫn sẽ có sự khác nhau nhất định trong vấn đề này. Nhưng về tổng quan chung, quy trình bán hàng trong phương pháp Outbound Sales sẽ được triển khai thông qua 4 bước cơ bản này.
Bước 1 – Nhận biết thị trường mục tiêu: Bạn cần bán sản phẩm cho ai? Đâu là đối khách hàng mục tiêu mà bạn cần hướng đến? Nếu không đưa ra được đáp án chính xác với những câu hỏi này thì rất khó để đưa ra được những chiến lược, chiến thuật tiếp cận khách hàng hiệu quả để nâng cao mức độ chuyển đổi. Hãy phân khúc thị trường của mình thành các nhóm nhỏ nhất.
Bước 2 – Tạo danh sách những khách hàng mục tiêu: Trong chiến lược bán hàng Outbound Sales việc tạo ra danh sách những khách hàng mục tiêu để tiến hành các phương pháp chào hàng là rất quan trọng. Khi lập lên được danh sách này, đội ngũ nhân viên của bạn sẽ biết chào hàng theo phương thức nào để tối ưu về mặt hiệu quả nhất.
Bước 3 – Phân loại khách hàng mục tiêu: Thực tế thì bắt đầu tư bước này, nhân viên bán hàng Outbound Sales đã tiến hành các hoạt động bán hàng của mình. Từ danh sách khách hàng mục tiêu bạn cần phải phân loại thành các nhóm khác nhau dựa trên các tiêu chí riêng biệt. Sau đó sẽ tiến hành tương tác lần đầu tiên bằng cách gửi email, SMS hoặc gọi điện.
Bước 4 – Tiến hành bán hàng: Ở bước cuối cùng này, đội ngũ sales sẽ tiến hành bán hàng trực tiếp bằng cách gặp mặt tư vấn, demo sản phẩm, gọi điện hỗ trợ chi tiết. Cùng khách hàng thảo luận về các tính năng, đặc tính của sản phẩm, dịch vụ hoặc giải quyết những vấn đề còn khúc mắc.
Ưu, nhược điểm trong chiến lược bán hàng Outbound Sales
Dù chiến lược bán hàng Outbound Sales đi thẳng vào vấn đề tiếp cận khách hàng, không “dông dài”, tốn nhiều công sức ban đầu như Inbound Sales. Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại thì nó vẫn bị xếp vào chiến lược cổ điển, truyền thống. Nhất là dưới sự so sánh của chiến lược bán hàng Inbound Sales – Chiến lược bán hàng được mạnh danh là sự lựa chọn lý tưởng cho xu hướng kinh doanh hiện đại. Vậy, hãy cùng đánh giá về những ưu, nhược điểm trong chiến lược bán hàng Outbound Sales để hiểu rõ hơn nhé.
+ Ưu điểm của chiến lược bán hàng Outbound Sales:
• Thu và đánh giá được kết quả ngay lập tức.
• Dễ dàng tiến hành thực hiện.
• Tối ưu khả năng tiếp cận khách hàng.
• Nắm bắt được tâm lý của khách hàng chính xác.
+ Nhược điểm của chiến lược bán hàng Outbound Sales:
• Ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp do tạo ra sự phiền phức cho khách hàng.
• Không mang lại được nhiều giá trị hữu ích cho khách hàng.
• Tỷ lệ chuyển đổi thấp.
• Đã không còn thực sự phù hợp với kinh tế 4.0.
• Tốn kém chi phí.
Bán hàng theo chiến lược Outbound Sales còn hiệu quả không?
Nhìn nhận từ việc phân tích các mặt ưu, nhược điểm cũng như việc so sánh trực tiếp với chiến lược bán hàng Inbound Sales. Nên khó tránh khỏi những hoài nghi về việc liệu chiến lược bán hàng Outbound Sales còn hiệu quả hay không? Chưa kể nhiều không phải doanh nghiệp nào cũng có nhiều kinh phí để đầu tư cho các phương pháp tiếp cận truyền thống đó. Có thể nói vấn đề “đau túi” này sẽ tác động đến quyết định của rất nhiều chủ shop, doanh nghiệp khi tiến hành bán hàng. Chưa kể, trong thời đại 4.0 có rất nhiều điều đã bị tác động, thay đổi mà chúng ta có thể nhìn nhận rất rõ ràng.
Hơn thế, trong mắt mọi người những gì đã thuộc về truyền thống đều sẽ không còn phù hợp, không còn tốt. Việc tiếp cận khách hàng có thể tiến hành qua rất nhiều phương thức khác nhau vừa hiệu quả hơn mà lại tối ưu về mặt chi phí, nhân lực thực hiện. Thêm vào đó, người tiêu dùng hiện tại đang có xu hướng tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin trước khi mua sắm thông qua việc tìm kiếm trên Internet. Tuy nhiên, thực tế thì các phương pháp tiếp cận trong chiến lươc bán hàng Outbound Sales cho đến nay vẫn được áp dụng rất phổ biến.
Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn phụ thuộc thực tế vào cách thức triển khai của mỗi người. Ngay cả đối với phương pháp Inbound Sales cũng vậy, dù là được đánh giá là “hợp thời” thế nhưng muốn đạt được kết quả tốt thì bạn cần phải nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Hơn thế, bán hàng Outbound Sales còn được coi là một phương thức marketing vô cùng hiệu quả với việc tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp. Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng chủ động thay vì ngồi yên đợi họ tìm đến.
Cách xây dựng chiến lược bán hàng Outbound Sales đạt hiệu quả
Sau khi tìm hiểu về những ưu, nhược điểm của nhưng đánh giá về mức độ hiệu quả của chiến lược bán hàng Outbound Sales. Chúng ta đã có được một bức tranh cơ bản nhất về phương pháp cổ điển này. Ngay cả khi rất nhiều đơn vị đang dần chuyển sang Inbound Sales, nhưng Outbound Sales vẫn có một vị thế nhất định với những phương pháp tiếp cận khách hàng luôn được đánh giá cao. Tuy nhiên, để đạt mức độ hiệu quả nhưng mong muốn trong suốt quá trình xây dựng bạn cần chú trọng đến những vấn đề như sau:
1. Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng có năng lực: Bán hàng Outbound Sales là việc các bạn sẽ chủ động tìm kiếm, tiếp cận khách hàng. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải chú trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng có mình ngày càng nâng cao năng lực, tác phong chuyên nghiệp. Hơn thế, đội ngũ sales cũng chính là những đại diện của doanh nghiệp trước khách hàng.
2. Phân tích dữ liệu khách hàng chuyên sâu: Một trong những điều khiến chiến lược bán hàng Outbound Sales không đạt hiệu quả cao chính là chỉ chăm chăm vào mục tiêu tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt, mà không chú trọng tìm hiểu họ một cách kỹ lưỡng trước khi triển khai. Trong khi đó, muốn bán được hàng, thuyết phục khách hàng thì bạn cần phải hiểu họ.
3. Xác định giá trị của doanh nghiệp: Hãy luôn đảm bảo rằng bạn sẽ chứng minh được giá trị của doanh nghiệp với khách hàng. Bởi điều này sẽ tạo nên sự tin tưởng nhằm thuyết phục khách hàng mua sắm, lựa chọn sản phẩm của bạn.
4. Thu hút khách hàng tiềm năng: Thay vì lãng phí chi phí vào việc tiếp cận, thu hút khách hàng quá nhiều thì bạn nên tập trung vào các nhóm khách hàng tiềm năng. Điều này sẽ giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, khắc phục được nhược điểm mà chúng ta đã đề cập đến ở trên.
Những mẹo nên sử dụng trong chiến lược bán hàng Outbound Sales
Để áp dụng một chiến lược bán hàng thực sự hiệu quả khi đưa vào thực tiễn bạn không chỉ cần nắm chắc những lý thuyết, kiến thức căn bản mà còn phải “bỏi túi” cho mình những mẹo hữu ích. Bởi trong kinh doanh không phải lúc nào mọi điều đều sẽ được đảm bảo ngay từ đầu. Chưa kể thị trường của chúng ta luôn có nhiều sự biến đổi từ các xu hướng, thị hiếu cho đến nhu cầu của người tiêu dùng.
Hơn thế, mức độ hiệu quả trong chiến lược bán hàng Outbound Sales sẽ được quyết định ở cách bạn triển khai các phương thức cụ thể trong quá trình tiếp cận, thu hút khách hàng như thế nào. Ngay cả khi bạn sử dụng và “đầu tư” rất kỹ lưỡng thế nhưng nếu không để ý kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ thì vẫn có thể mắc sai lầm khiến kết quả không đạt được như mong muốn. Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ gửi đến những mẹo cực hữu ích giúp cản thiện về hiệu quả đối với chiến lược bán hàng này.
• Tương tác với khách hàng tiềm năng qua các công cụ chat trực tuyến
• Xây dựng kế hoạch tiếp cận dựa trên cơ sở dữ liệu khách hàng
• Tiến hành bán hàng trên mạng xã hội
• Sử dụng hội thảo trên web để xây dựng mối quan hệ
• Chủ động tiếp cận những khách hàng đã truy cập vào website
• Email marketing phân đoạn và cá nhân hóa
• Cải thiện các cuộc gọi “lạnh” trong chiến lược
Một số câu hỏi thường gặp về chiến lược bán hàng Outbound Sales
Xoay quanh chủ đề về chiến lược bán hàng Outbound Sales ắt hẳn rất nhiều bạn vẫn còn một vài câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp. Nhất là khi bạn muốn áp dụng chiến lược này vào quy trình bán hàng thực tế của mình, thì việc tìm hiểu kỹ lưỡng là điều cần thiết. Sau đây là lời giải đáp dành cho một số câu hỏi thường gặp về chiến lược bán hàng cổ điển này mà chúng tôi đã nhận được.
“Chiến lược bán hàng Outbound Sales sẽ tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ đâu?”: Thông thường để tìm kiếm khách hàng tiềm năng đối với chiến lược bán hàng này sẽ có 3 cách phổ biến là mua danh sách, nghiên cứu danh bạ và khách hàng chủ động tìm đến.
“Chiến lược bán hàng Outbound Sales sẽ tiếp cận khách hàng bằng cách nào?”: Có rất nhiều cách tiếp cận khách hàng đối với chiến lược Outbound Sales, nhưng các bạn sẽ thường bắt gặp 4 cách là gọi điện, gặp trực tiếp, email và gửi SMS.
“Bán hàng theo chiến lược Outbound Sales hay Inbound Sales sẽ tốt hơn?”: Thực tế thì đây là hay chiến lược có rất nhiều điểm khác biệt, một bên chú trọng vào việc tiếp cận và thu hút khách hàng. Còn một bên tập trung với việc giải quyết các vấn đề, nỗi đau và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Cách nào cũng sẽ có những mặt ưu, nhược điểm khác nhau. Nhưng khách quan thì số đông mọi người sẽ đánh giá Inbound Sales “nhỉnh hơn” và cũng phù hợp với xu thế phát triển hiện đại của chúng ta.
Dù được xếp vào danh sách những chiến lược cổ điển, nhưng chiến lược bán hàng Outbound Sales vẫn còn phát huy được rất nhiều hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp. Tất nhiên, sẽ không có một chiến lược nào mang đến một sự đảm bảo tuyệt đối. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả cao thì bạn cần phải biết cách xây dựng và phát triển sao cho tốt nhất với những tiềm lực mà mình đang sở hữu.