Chiến lược liên minh trong kinh doanh hay liên minh chiến lược đang là xu thế được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn, với mục đích nâng cao khả năng tăng trưởng một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, đây cũng là căn cứ giúp các đơn vị xây dựng và định hướng các nhóm chiến lược thuộc cấp thấp hơn.
Tuy nhiên, ắt hẳn hiện nay nhiều người vẫn đang băn khoăn không biết liên minh chiến lược là gì? Bản chất thực sự của nó là gì mà lại trở thành xu thế chủ đạo trong thời đại mới? Hãy thông qua những chia sẻ đầy hữu ích của chúng tôi dưới đây để hiểu rõ hơn về chiến lược này nhé, hơn thế sẽ có những ví dụ thực tế để bạn có thể tham khảo cho mình.
Liên minh chiến lược là gì?
Câu hỏi đầu tiên mà chúng ta cần phải giải đáp và cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người khi tìm hiểu, nghiên cứu đến chủ đề này. “Liên minh chiến lược là gì?” với những ai đang làm trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là những nhà quản lý, quản trị thì đây luôn là một thuật ngữ quen thuộc. Liên minh chiến lược còn được biến đến với cái tên khác là chiến lược liên minh trong kinh doanh. Dù tên gọi có phần khác nhau, nhưng ý nghĩa của hai cụm từ này là một. Thực tế, kể từ khi ra đời đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau và điều này càng khiến chúng ta đã không hiểu lại càng không hiểu thêm.
Vì vậy, để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng hơn về thuật ngữ này chúng tôi sẽ đưa ra khái niệm đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Liên minh chiến lược được hiểu là một chiến lược được nằm trong danh sách chiến lược tăng trưởng, do cấp doanh nghiệp xây dựng và phát triển. Trong đó, đề cập đến các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, công ty hoặc các đơn vị là đối tác kinh doanh để tiến hành các hoạt động mạng về lợi ích chung cho tất cả. Đây là một chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa vào sự “cộng sinh” giữa các đối tác với nhau.
Chiến lược liên minh trong kinh doanh cũng chính là một kiểu được xây dựng như chiến lược hợp tác. Lúc này, các nguồn lực của bạn sẽ được sử dụng để tối ưu hóa cho lợi ích chung giữa các bên. Đương nhiên, sẽ không phải là tất cả nguồn lực sẽ được tập trung trong chiến lược này. Vì dù hợp tác để cùng phát triển, những mỗi một doanh nghiệp, đơn vị vẫn sẽ có những định hướng, chiến lược kinh doanh của riêng mình. Ngoài ra, liên minh về chiến lược còn được hiểu là một tổ hợp của các doanh nghiệp độc lập hướng đến mục đích tiến hành một dự án hay một hình thức sản xuất, kinh doanh chuyên biệt. Nhưng trên cơ sở là nguồn lực, khả năng của nhau thay vì tự mình hoạt động hay đi theo con đường sát nhập, gọi vốn.
Bản chất của liên minh chiến lược
Tuy rằng, không quá khó để hiểu về khái niệm của liên minh chiến lược trong kinh doanh. Nhưng hiện nay, vẫn có rất nhiều người vẫn đang hiểu sai về bản chất thực sự của chiến lược này. Nhiều người cho rằng việc phát triển chiến lược liên minh sẽ là việc các hoạt động kinh doanh của mình ngẫu nhiên phải phụ thuộc, điều chỉnh theo đơn vị hợp tác khác. Tuy nhiên, bản chất của liên minh chiến lược đơn giản chỉ là thỏa thuận được tiến hành giữa hai hoặc nhiều bên để có thể giúp nhau cùng đạt những lợi ích như mong muốn. Việc hợp tác sẽ là giúp nhau tăng ưu thế cạnh tranh chứ không phá vỡ đi quy luật, sự tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đơn vị.
Các bên liên minh hợp tác về kinh doanh, sẽ cùng nhau chia sẻ những nguồn lực về nhân lực, công nghệ sản xuất hay thậm chí cả marketing, truyền thông để tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh. Những thỏa thuận này thường sẽ hướng trực tiếp vào khả năng cạnh tranh hoặc thị trường cụ thể. Chiến lược liên minh kinh doanh có thể được tiến hành giữa các đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối hay nhà cung ứng với nhau. Trong đó, cũng sẽ được phân theo các cấp độ khác nhau để phát triển thành các chiến lược, thỏa thuận chi tiết. Bởi chiến lược liên minh sau đó sẽ trở thành cơ sở để doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện các chiến lược kinh doanh cấp thấp tiếp theo của bạn.
Phân loại chiến lược liên minh trong kinh doanh
Thay vì “tự thân vận động”, sử dụng triệt để các nguồn lực của mình hay tiến hành sát nhập thì liên minh là một chiến lược kinh doanh được đánh giá là một sự lựa chọn đầy “sáng suốt” trong nhiều trường hợp. Nó không chỉ dễ dàng triển khai mà còn hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất. Hơn thế, chiến lược liên minh trong kinh doanh còn được phân chia rất rõ về các cấp độ cũng như các loại khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có thể cân đôi, đánh giá và lựa chọn theo khả năng, mục tiêu của mình.
Việc phân loại chiến lược liên minh trong kinh doanh sẽ được dựa trên các tiêu chí khác nhau. Nếu là liên minh chiến lược đơn thuần giữa các doanh nghiệp với nhau, tại một thị trường nhất định thì sẽ có hai loại như sau:
• Liên minh chiến lược thông qua hình thức sở hữu cổ phần: Các bên tham gia sẽ sở hữu một số lượng cổ phần của bên đối tác, để từ đó có thể kết hợp và mang tính trách nhiệm cao hơn.
• Liên minh chiến lược không thông qua sở hữu cổ phần: Là việc các bên hợp tác với nhau thông qua các thỏa thuận để chia sẻ các nguồn lực của nhau.
Tuy nhiên, đối với liên minh chiến lược toàn cầu hay liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế thì việc phân loại sẽ có sự khác biệt. Theo đó, sẽ có 3 kiểu chiến lược trong liên minh hợp tác này.
• Liên minh đơn thuần.
• Phối hợp chuyên môn.
• Liên minh học tập, đào tạo.
Lợi ích và bất lợi khi tham gia chiến lược liên minh trong kinh doanh
Trước xu thế hội nhập toàn cầu, việc kinh doanh của các đơn vị ngày càng có nhiều cơ hội mở rộng hơn. Nhưng cũng từ đó cũng có không ít những khó khăn, thách thức song hành. Để có thể tồn tại và giành được vị thế cho mình trên thị trường thì các doanh nghiệp cần phải đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả nhất cho mình. Chiến lược liên minh trong kinh doanh hoàn toàn không giống với việc kêu gọi vốn đầu tư, mua lại hay sát nhập giữa các doanh nghiệp với nhau. Liên minh là cùng hợp tác, cùng phát triển và cùng nhau san sẻ những nguồn lực, lợi ích với nhau. Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng liên minh chiến lược khi tham gia sẽ có những lợi ích và bất lợi gì.
Lợi ích khi tham gia chiến lược liên minh trong kinh doanh
Trong liên minh kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ cùng nhau hợp lực để tiến hành các chiến lược trên thỏa thuận, hợp đồng đã được ký kết. Ở một giai đoạn nào đó, khi bạn muốn phát triển một chiến lược, kế hoạch kinh doanh nhưng lại không có đủ khả năng, nguồn lực, chuyên môn cũng như thời gian. Trong khi đó, vẫn còn những chiến lược, kế hoạch và quan trọng hơn cả là những giá trị cốt lõi về mặt lâu dài vẫn cần phải phải phát triển, giữ gìn.
Lúc này, ắt hẳn liên minh chiến lược sẽ là con đường được các chủ doanh nghiệp hướng đến. Nhất là khi nó mang đến những lợi ích đầy thiết thực cho các đơn vị tham gia.
• Tiếp cận thị trường mới với sản phẩm và dịch vụ mới thành công hơn.
• Thâm nhập thị trường quốc tế.
• Tiếp cận kênh phân phối mới.
• Tiếp cận và sử dụng công nghệ mới.
• Có lợi từ tính kinh tế theo quy mô.
• Giảm chi phí và rủi ro của chiến lược hoặc sản phẩm mới.
• Cải thiện độ tin cậy.
Bất lợi khi tham gia chiến lược liên minh trong kinh doanh
Mang lại không ít lợi ích lớn, là sự lựa chọn hàng đầu trong nhiều giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Nhưng việc tham gia chiến lược liên minh trong kinh doanh cũng mang đến một số bất lợi cho các bên. Bất lợi lớn nhất phải đề cập đến là việc liên minh này lại giúp đối thủ của bạn tăng sức cạnh tranh, khi đối tác của bạn lại là họ. Cùng nhau hợp tác, chia sẻ lợi ích nhưng những điều bạn đang có lại giúp mang về nhiều giá trị thuận lợi hơn cho đối tác. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp mất thị trường, mất công nghệ và những giá trị nhận lại được không đủ để “bù đắp” tất cả.
Liên minh chiến lược và nhất là liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế sẽ tiềm ẩn không ít rủi ro. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng lợi dụng sự hợp tác này triệt để khai thác, tận dụng các lợi ích cho riêng mình, đi quá các điều khoản trong thỏa thuận. Hay chính đối tác của bạn sau khi đã nâng cao khả năng cạnh tranh thì qua lại trở thành đối thủ của doanh nghiệp. Hợp tác sẽ yêu cầu bạn phải chia sẻ không ít nguồn lực, nếu không có được sự tin tưởng, cam kết thì phần thiệt sẽ là bạn gánh hết.
Sự khác biệt giữa liên doanh và liên minh chiến lược
Liên doanh và liên minh chiến lược trong kinh doanh là khái niệm thường được đề cập đến. Thế nhưng, nhiều bạn vẫn thường nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này và hiểu sai bản chất của nó, sử dụng sai trong các trường hợp thực tế. Vì vậy, trong phần này chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt sự khác nhau giữa hai phạm trù kinh tế này. Như tìm hiểu, liên minh được hiểu là thỏa thuận giữa hai hoặc từ hai đơn vị trở lên để cùng nhau hoạt động, trao đổi nguồn lực để tăng năng lực cạnh tranh, hiệu suất công việc.
Nhưng đối với liên doanh chiến lược sẽ là một hình tổ chức hoạt động kinh doanh cũng do hai hoặc từ hai đơn vị trở nên, hợp tác với nhau nhưng hướng đến giá trị cốt lõi là tài chính. Với các đơn vị tham gia liên doanh sẽ tiếp tục hoạt động như một công ty chung, chứ không còn hoạt động độc lập như trước kia nữa. Nhưng ngược lại, các công ty khi tham gia liên minh vẫn sẽ hoạt động độc lập. Cùng với đó, các công ty liên doanh sẽ có một pháp nhân riêng và do các bên cùng nhau tạo ra. Nhưng trong liên minh kinh doanh thì sẽ không có điều này vì họ sẽ không có pháp nhân riêng cho hợp tác của mình. Cũng có thể nói rằng, liên doanh chiến lược kinh doanh chính là một “phiên bản” liên minh phức tạp nhất mà bạn sẽ biết đến.
Một số lưu ý khi tham gia chiến lược liên minh
Hoạt động liên minh trong kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu, trước kia nó còn được coi là xu hướng phát triển của các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Nhưng hiện nay, trước sự cạnh tranh ngày một gia tăng các doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ cũng hướng đến chiến lược này. Ngay cả khi chiến lược liên minh trong kinh doanh được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng về bản chất thì sẽ không thay đổi. Tuy là một chiến lược “đỉnh cao”, nhưng không đồng nghĩa với việc khi áp dụng sẽ thành công tuyệt đối.
Hãy nhớ rằng, chiến lược này vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro và bất cập khiến hoạt động kinh doanh của bạn gặp ảnh hưởng không ít. Vì vậy, sẽ có một số lưu ý mà bạn cần biết khi tham gia.
1. Cần có sự tương thích về mục tiêu.
2. Có khả năng tận dụng các lợi thế chiến lược của nhau.
3. Biết chấp nhận sự phụ thuộc tương đối lẫn nhau.
4. Cần có sự cam kết và tin cậy lẫn nhau.
5. Có cơ chế giải quyết mâu thuẫn rõ ràng.
Ví dụ về liên minh chiến lược thực tế
Để giúp các bạn có những thông tin tham khảo đầy hữu ích, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ về liên minh chiến lược của Microsoft với Apple và FPT trong thực tiễn hoạt động của đơn vị này. Cùng là chiến lược liên minh nhưng liên minh chiến lược giữa Apple và Microsoft với liên minh chiến lược giữa Microsoft và FPT, vẫn có nhiều điểm khác biệt.
+ Liên minh chiến lược giữa Apple và Microsoft: Sự kết hợp giữa hai “ông lớn” luôn được coi là “kỳ phùng địch thủ” đã tạo ra một cục diện đầy thú vị trong ngành công nghệ. Mặc dù cả hai bên đã có sự khác biệt trong quá khứ, nhưng khi hợp tác Apple và Microsoft luôn tìm kiếm được điểm chung với nhau, đặc biệt trong mảng máy tính bảng. Căn cứ vào khả năng thực tế, Apple và Microsoft đã tạo ra những điều kiện hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng, giúp mảng máy tính bảng “hồi sinh”.
+ Liên minh chiến lược giữa Microsoft và FPT: Hai đơn vị này đã cùng nhau ký hợp đồng hợp tác trong vòng 3 năm, nhằm cung cấp các giải pháp chất lượng cao dành cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây cũng là liên minh về chiến lược kinh doanh đầu tiên mà Microsoft thực hiện tại Đông Nam Á.
Là một chiến lược thuộc nhóm tăng trưởng, chiến lược liên minh trong kinh doanh cho phép các đơn vị tham gia khai thác, tận dụng được rất nhiều giá trị khác nhau. Tuy nhiên, chiến lược này cũng sẽ tồn đọng và phát sinh không ít bất cập, rủi ro không mong muốn. Vì vậy, khi tham gia hay phát triển chiến lược các nhà quản trị đều cần nghiên cứu, phân tích môt cách kỹ lưỡng.