Mở đại lý bán hàng được xem là hình thức kinh doanh mang đến lợi nhuận khủng, dễ dàng triển khai và cũng phải “đau đầu” trong việc xây dựng thương hiệu liên quan đến hoạt động marketing. Tuy nhiên, liệu đây có phải là một “miếng bánh ngọt” thực sự để mà chúng ta tham gia đầu tư, phát triển không? Đã là hoạt động kinh doanh, buôn bán thì luôn đầy ắt những khó khăn và thử thách.
Để thành công thì bạn phải luôn trau dồi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho mình. Việc mở đại lý bán hàng cũng vậy, bạn phải thực sự hiểu về mô hình này trước khi muốn bắt tay vào triển khai nó.
Hiểu rõ về đại lý bán hàng
Đại lý bán hàng là gì? Không khó để chúng ta bắt gặp cả loạt những cửa hàng, showroom hay địa điểm bán hàng là các đại lý xung quanh nơi mình sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, để hiểu rõ về mô hình kinh doanh này thì không phải ai cũng tự tin đưa ra một đáp án chính xác đối với câu hỏi trên. Đại lý bán hàng có thể là một cá nhân độc lập hoặc doanh nghiệp, công ty sẽ nhập theo một trữ lượng hàng hóa lớn và sau đó bán lẻ đến người tiêu dùng. Cũng giống như các đơn vị bán lẻ khác là bán hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng ở khâu cuối cùng.
Nhưng điểm khác biệt nằm ở chỗ, các đại lý không chỉ tham gia vào hoạt động bán lẻ mà còn cả hoạt động bán buôn. Chính là khâu nhập hàng hóa số lượng lớn từ nhà sản xuất, đương nhiên lúc này hàng hóa vẫn chỉ là nằm trong khâu lưu thông mà thôi. Ngoài ta, các đại lý có thể phân phối và nhập hàng hóa ở nhiều nhà sản xuất khác nhau. Như vậy, đại lý sẽ là cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Họ cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động phân phối hàng hóa ra thị trường cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ cho phép đại lý mang thương hiệu, danh tính của mình để tiến hành các hoạt động giao dịch.
Việc kinh doanh giữa đại lý và nhà sản xuất sẽ được triển khai theo mô hình B2B, khi hợp tác thì bên đại lý sẽ nhận được sự ủy thác cũng như chính sách chiết khấu riêng giữa hai bên. Ngoài ra, các đại lý còn nhận được thù lao mà các nhà sản xuất sẽ trả cho hoạt động kinh doanh hiệu quả của mình. Thù lao sẽ được trả theo nguyên tắc chênh lệch giá hoặc hoa hồng, điều này sẽ được quy định cụ thể trong các hợp đồng. Đương nhiên, đây cũng sẽ là điều mà các đại lý quan tâm nhất khi lựa chọn hợp tác với nhà cung ứng cũng như đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.
Phân biệt các hình thức đại lý bán hàng
Nhắc đến đại lý bán hàng thì nhiều người cho đến nay vẫn hiểu sai về mô hình kinh doanh này. Cho rằng, đây đơn thuần chỉ là một cửa hàng, mặt bằng kinh doanh có quy mô lớn hơn so với thông thường. Quan trọng hơn cả, mức giá bán của nó sẽ rẻ hơn các nhà bán lẻ khác. Tuy nhiên, trên thực tế thì cách hiểu này cũng không hoàn toàn sai, nhưng đại lý bán hàng còn được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau.
Mỗi một hình thức sẽ có các đặc điểm riêng biệt, dựa vào đó bạn cũng sẽ phân biệt được mình đang đến mua sắm ở đại lý như thế nào. Hoặc mình nên đầu tư vào hình thức đại lý nào để tối ưu về mặt lợi nhuận nhất. Theo đó, sẽ có 3 hình thức đại lý mà bạn sẽ thường bắt gặp nhiều nhất.
1. Đại lý bao tiêu: Được hiểu là các cá nhân, doanh nghiệp hay công ty sẽ nhập trọn vẹn một số lượng hàng hóa nào đó để tiến hành kinh doanh. Đối với hình thức này, nhà sản xuất sẽ ấn định mức giá giao hàng hóa cho đại lý. Nên lợi nhuận hay thù lao nhận được sẽ là mức chênh lệnh giữa giá nhập buôn và giá bán lẻ.
2. Đại lý độc quyền: Đây là hình thức đại lý được xác định theo khu vực địa lý, tại một khu vực nhất định nhà sản xuất sẽ chi giao hàng cho đại lý đấy mà thôi. Ngoài ra, hình thức này còn được biết đến với cái tên gọi khác là đại lý cấp 1.
3. Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: “Hạng” cao nhất chính là tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, sẽ đại diện cho hệ thống đại lý của nhà sản xuất. Các đại lý nhỏ sẽ hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và có thể nhập hàng hóa từ đây.
Có nên nhận làm đại lý bán hàng không?
“Có nên nhận làm đại lý bán hàng không?” ắt hẳn đang có không ít bạn đang băn khoăn với điều này. Chúng ta đều biết rằng việc mở một cửa hàng hay phát triển một thương hiệu độc lập, thuộc về riêng mình là điều không hề dễ dàng chút nào. Nhất là khi nhiều mặt hàng, dịch vụ đang dần bước vào giai đoạn bão hòa nên tỷ lệ cạnh tranh là rất lớn. Trong khi đó, mô hình đại lý được biết đến là hình thức cùng cộng tác kinh doanh để có lợi. Nên việc đầu tư vào đại lý không chỉ mang đến lợi ích cho một bên duy nhất.
Ngược lại, cả bên nhà cung ứng lẫn các cá nhân, doanh nghiệp và công ty nhận làm đại lý đều khai thác được không ít giá trị cho mình. Nếu như bạn đang băn khoăn không biết có nên nhận hoặc mở đại lý bán hàng không thì hãy tìm hiểu ngay những lý do sau đây:
• Khi nhận làm đại lý, các cá nhân cũng như doanh nghiệp bao giờ cũng nhập hàng hóa với mức giá rẻ hơn. Vì vậy, khi phân phối ra thị trường, giá thành của bạn bao giờ cũng thấp hơn những địa điểm bán hàng khác. Đây luôn là một trong những lý do khiến người tiêu dùng quyết định nên lựa chọn địa chỉ mua sắm nào cho mình.
• Đại lý bao giờ cũng được đánh giá cao về khả năng tiếp cận khách hàng, bạn sẽ tiếp cần được nhiều khách hàng hơn dựa trên danh tiếng, giá trị thương hiệu của nhà sản xuất. Cùng với đó, người tiêu dùng thường có tâm lý đến đại lý mua sắm để nhận được mức giá rẻ hơn.
• Các đại lý còn được nhận đạo tạo về nghiệp vụ bán hàng, marketing, chăm sóc chuyên sâu từ nhà cung ứng. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn nếu từ mình học về điều này.
Không phủ nhận rằng, việc mở đại lý kinh doanh vẫn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Nhưng đã là kinh doanh, thì dù ở mô hình nào điều này vẫn luôn thường trực rất khó để tránh khỏi.
Nên mở đại lý bán hàng gì ít vốn lãi cao?
Nên mở đại lý bán hàng gì ít vốn là lãi cao? Nên mở đại lý bán hàng thuộc lĩnh vực nào? Đây thực sự là một vấn đề nan giải với hầu hết chúng ta, bởi đại lý là một mô hình kinh doanh có tiềm năng lớn. Nhưng không phải cứ đầu tư vào ngành hàng, lĩnh vực nào cũng sẽ thành công và mang đến mức lợi nhuận đúng kỳ vọng. Nhất là khi số vốn đầu tư của bạn lại có sự hạn chế, nên không thể “thích làm gì là làm nấy”. Chỉ cần lựa chọn sai là số vốn của bạn có thể một thời gian ngắn mất trắng.
Ngay cả khi việc mở đại lý kinh doanh không quá khó, hay có thể nói là có sẵn nhưng lợi ích để cá nhân cũng như doanh nghiệp, công ty khai thác. Nếu như bạn đang băn khoăn, đủ mệt mỏi trong việc tìm kiếm ý tưởng kinh doanh cho mô hình đại lý. Không biết mình nên đầu tư vào mảng nào thì hãy tham khảo những gợi ý sau của chúng tôi. Đây được xem là những đại lý với mặt hàng kinh doanh ít vốn mà lãi lại cực cao, không nên bỏ qua.
• Mở đại lý gạo
• Mở đại lý bánh kẹo, cửa hàng tạp hóa
• Mở đại lý kinh doanh gas, bếp gas
• Mở đại lý sơn
• Mở đại lý mỹ phẩm
Thủ tục mở đại lý bán hàng cần biết
Đại lý là mô hình kinh doanh được pháp luật quy định rất rõ về các vấn đề liên quan. Ngoài những điều kiện cơ bản để tiến hành mở đại lý như số vốn hay các điều kiện thuật lợi để tiến hành kinh doanh thì bạn còn phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục về mặt phát lý. Theo đó, thủ tục mở đại lý bán hàng sẽ có sự khác nhau nhất định giữa cá nhân và doanh nghiệp đăng ký.
+ Thủ tục mở đại lý bán hàng đối với cá nhân:
• Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
• Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/ hoặc hộ chiếu của chủ hộ đăng ký kinh doanh.
• Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ, trong trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ kinh doanh.
+ Thủ tục mở đại lý bán hàng đối với doanh nghiệp:
• Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
• Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
• Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
• Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của người đại diện.
• Chứng nhận vốn điều lệ doanh nghiệp, vốn đầu tư.
Muốn mở đại lý bán hàng cần làm những gì?
Cũng giống như các ý tưởng kinh doanh khác, mở đại lý bán hàng ngoài việc đảm bảo thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật ra thì bạn cần phải tiến hành một số công việc nhất định. Dù là mô hình có sự rủi ro cao hay thấp, thì sự chuẩn bị kỹ lưỡng bao giờ cũng là điều cần thiết. Hơn thế, như chúng tôi đã nói đến, mở đại lý bán hàng không phải con đường kinh doanh trải đầy hoa hồng. Vì vậy, muốn mở đại lý bán hàng thành công bạn cần phải làm những việc như sau:
Xác định nguồn vốn: Mọi mô hình để triển khai kinh doanh đều sẽ cần một khoản vốn nhất định. Ngay cả khi bạn kinh doanh online theo hình thức order cũng vậy, bạn cần phải có tiền để đặt hàng trước cho khách. Bạn nên cố gắng xác định nguồn vốn hiện tại của mình là bao nhiêu? Có cần phải vay thêm hay huy động vốn không? Nguồn vốn sẽ quyết định rất nhiều đến vấn đề khác nhau như mặt bằng, lượng hàng hóa, cơ sở vật chất,…
Tìm nguồn hàng, nhà cung cấp uy tín: Không phân biệt bạn quyết định phát triển theo hình thức đại lý nào thì việc tìm nguồn hàng, nhà cung cấp uy tín là nhiệm vụ không thể bỏ qua. Hàng hóa chất lượng, ổn định với mức giá phải chăng sẽ quyết định đến sự thành công và ưu thế cạnh tranh của bạn trên thị trường.
Quyết định hình thức đại lý: 3 hình thức đại lý là 3 sự lựa chọn khác nhau dành cho bạn, tất nhiên mỗi một hình thức sẽ có hướng phát triển riêng. Căn cứ vào tiềm năng, mục tiêu bạn nên lựa chọn hình thức phù hợp nhất với mình.
Đăng ký kinh doanh: Đương nhiên, đây chắc chắn sẽ là một nhiệm vụ mà mọi cá nhân, doanh nghiệp khi mở đại lý bán hàng đều cần phải thực hiện.
Lên kế hoạch vận chuyển: Trong trường hợp bạn trở thành đại lý bán hàng với các sản phẩm cồng kềnh, nặng nề như vật liệu xây dựng, nội thất,… thì bạn cần phải xây dựng kế hoạch vận chuyển hoặc thương thảo vấn đề này với nhà cung cấp.
Kinh nghiệm “vàng” khi mở đại lý bán hàng dành cho bạn
Kinh doanh không phải là một công việc ngẫu hứng mà chúng ta có thể làm theo cảm tính, bạn có thể thành công hoặc thất bại nhanh chóng phù thuộc vào bản lĩnh, kinh nghiệm thực chiến của mình. Thực tế, có rất nhiều lý thuyết hay nhưng nếu không biết cách áp dụng hoặc áp dụng không phù hợp với mô hình hiện tại thì thất bại vẫn hoàn thất bại. Ngay cả khi bạn có số vốn lớn, tiềm lực kinh tế và đội ngũ nhân viên vô cùng hùng hậu.
Rủi ro trong kinh doanh, buôn bán là điều mà không ai muốn, vì vậy mọi kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm cần học hỏi chưa bao giờ là đủ. Đại lý nhỏ hay to muốn thành công thì đều phải có những điều này và hơn thế bạn cũng không nên bỏ qua những thông tin hữu ích cho mình. Đặc biệt với những bạn trẻ, những cá nhân kinh doanh độc lập chưa đi theo quy chuẩn chuyên nghiệp thì đều phải học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cho mình. Dưới đây là những kinh nghiệm “vàng” khi mở đại lý bán hàng mà bạn không nên bỏ qua, không phân biệt bạn kinh doanh theo hộ cá thể hay doanh nghiệp.
• Nghiên cứu thị trường chuyên sâu trước khi mở đại lý bán hàng.
• Tiếp thị đúng cách, hiệu quả và đừng bỏ qua các công cụ hiện đại.
• Tối ưu quy trình bán hàng chuyên nghiệp.
• Áp dụng công nghệ vào nghiệp vụ quản lý bán hàng.
• Lên kế hoạch kinh doanh cho từng thời điểm, giai đoạn khác nhau.
• Đầu tư quảng cáo trực tuyến chưa bao giờ là sai.
• Mở đại lý cho các thương hiệu, doanh nghiệp uy tín, có tiếng vang trên thị trường.
Tất tần tận những thông tin về mở đại lý bán hàng được cung cấp trên đây, sẽ mang đến phần tham khảo đầy hữu ích nếu bạn đang dành sự quan tâm đến mô hình kinh doanh đầy hứa hẹn này. Mở đại lý kinh doanh, một ý tưởng không còn là mới nhưng mức độ hiệu quả và tiềm năng phát triển của nó lại chưa bao giờ đi xuống. Đương nhiên, thành công hay không thành công với mô hình này sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.