Những năm gần đây, mua sắm online ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến một cách nhanh chóng. Thậm chí nó còn trở thành một xu hướng trong thời buổi dịch bệnh, khi mọi người hạn chế về ra ngoài, hạn chế tiếp xúc để giữ an toàn. Điều này đồng thời cũng mở ra rất nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh mới cho nhiều người cũng như các công ty, doanh nghiệp có thể đứng vững trong giai đoạn khó khăn này.
Rất nhiều dự báo đã chỉ ra rằng xu hướng tiêu dùng này vẫn sẽ tiếp tục được ưa chuộng trong thời gian tới và thị trường Việt cũng không ngoại lệ. Vậy hãy cùng chúng tôi giải mã thực trang mua sắm online hiện nay ở Việt Nam trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Mua sắm online – Xu hướng trong thời đại mới
Thay vì bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để “lượn lờ” tại những cửa hàng, trung tâm thương mại hay siêu thị để mua sắm, tìm kiếm cho mình các sản phẩm ưng ý thì mọi người đã chuyển sang việc shopping online. Chỉ vài năm trước, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta, nhưng với xu hướng hội nhập kinh tế cùng với sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội, Internet thì “mua sắm online” đã và đang trở thành một xu hướng vô cùng thịnh hành. Theo dữ liệu thông kê đã thu thập được tại một cuộc khảo sát tại Mỹ, doanh thu của ngành tương mại điện tử trong năm 2020 đã tăng 32,2% so với cùng kỳ của năm trước, đạt 188,2 tỷ USD.
Ngoài ra, 70% người tham gia khảo sát mua sắm online cho biết họ ngày càng mua sắm trực tuyến nhiều hơn so với lúc trước, nhất là vào thời điểm dịch bệnh. Còn theo khảo sát mua sắm online ở Việt Nam, tỷ lệ người tham gia mua sắm qua Internet tăng lên 77% vào năm 2019 và 81% vào năm 2020. Tất nhiên, con số này còn gia tăng mạnh mẽ vào năm 2021 khi mua sắm online đã trở thành khiến thói quen tiêu dùng của rất nhiều người đã bị thay đổi. Với nhiều người, có lẽ mua sắm online chỉ vừa “nở rộ” do những tác động của đại dịch Covid-19 trong hơn 2 năm qua.
Thế nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì đây lại chính là một xu hướng trong thời đại kinh tế mới của chúng ta. Điều này đến từ chính sự “bùng nổ” của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng công nghệ, mạng lưới Internet. Sự gia tăng của các giao dịch thương mại điện tử từ trước đó đã cho chúng ta thấy rõ điều này. Có chăng, dịch bệnh chỉ đơn thuần đẩy nhanh tốc độ “phủ sóng” của xu hướng tiêu dùng này ở nhiều quốc gia mà thôi. Thêm vào đó, hình thức mua sắm này còn mang đến rất nhiều lợi ích không chỉ riêng đối với người tiêu dùng mà ngay cả với các cá nhân, doanh nghiệp cũng mở ra nhiều cơ hội đầu tư, phát triển cho mình.
Thực trạng mua sắm online hiện nay ở Việt Nam
Ngay cả không cần tiến hành các khảo sát chuyên sâu, nhìn nhận từ các con số thống kê cụ thể. Chúng ta hoàn toàn đánh giá được thực trạng mua sắm online hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều sự thay đổi chỉ trong một vài năm trở lại gần đây, nhất là từ sau những ảnh hưởng tiêu cực từ các làn sóng dịch. Trước kia, chỉ một bộ phận nhỏ người tiêu dùng là giới trẻ mới thường xuyên mua sắm trực tuyến. Hơn thế, tâm lý người Việt vẫn không đặt sự tin tưởng cao vào những sản phẩm mà mình không được kiểm tra trực tiếp trước khi mua. Chưa kể, thói quen mua sắm truyền thống đã ăn sâu vào trong tiềm thức của chúng ta.
Vì vậy, để thay đổi thói quen và thay đổi các hành vi mua sắm đã được tạo dựng từ trước đến nay đối với số đông là điều rất khó. Tuy nhiên, trước những biến động của thị trường, xã hội thì hình thức mua sắm này lại được lựa chọn như một giải pháp chứa đựng vô vàn tiện ích. Nếu như trước kia mọi người chỉ mua sắm online với những sản phẩm tiêu dùng quen thuộc như quần áo, đồ décor, phụ kiện thời trang thì theo khảo sát được tiến hành vào quý 3 năm nay thì các mặt hàng như nội thất, đồ điện tử, thực phẩm,… cũng gia tăng nhanh chóng.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian giãn cách toàn xã hội tại TP.HCM, doanh số các mặt hàng thực phẩm như mì ăn liền đã tăng 112% và sữa hộp là 12%. Tất nhiên, sự tăng trưởng này có sự “góp sức” rất nhiều của các giao dịch thông qua các nền tảng thương mại điện tử khi người dân bị hạn chế việc ra ngoài. Ngoài ra, các mặt hàng thuộc ngành điện tử như laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh và các phụ kiện liên quan cũng có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Người Việt không chỉ mua sắm online trên các website thương mại điện tử, mà điện này còn được tiến hành ngay trên cả những trang mạng xã hội quen thuộc như Facebook, Zalo hay Instagram.
Vì sao xu hướng mua sắm online ở Việt Nam ngày càng gia tăng?
Ắt hẳn khi được hỏi câu hỏi này nhiều người sẽ cho rằng xu hướng mua sắm online ở Việt Nam chính là do tác động của dịch bệnh. Tất nhiên, điều này cũng không hề sai nhưng không phải lý do duy nhất để bạn lý giải cho vấn đề này. Không phủ nhận rằng, đại dịch Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm, tiêu dùng của rất nhiều người. Tuy nhiên, xu hướng này được dự đoán vẫn sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát hoàn toàn. Thực tế này đã đòi hỏi các nhà đầu tư kinh doanh, các chủ doanh nghiệp buộc phải thay đổi để thích ứng, tồn tại và có thể phát triển.
Theo đó, xu hướng shopping online được hình thành chính từ sự phát triển của Internet và sự “bùng nổ” của công nghệ 4.0 với tốc độ siêu “chóng mặt”. Hơn thế, các nền tảng hỗ trợ cho hình thức mua sắm này cũng ngày càng được hoàn thiện, điển hình là việc thanh toán trực tuyến. Chính điều này đã giúp nâng cao trải nghiệm trong quá trình mua sắm online, giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái và tiện ích hơn rất nhiều. Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng rất lớn. Nên ngày càng có nhiều đơn vị trong ngành thương mại điện lớn lớn đã “đổ bộ” vào nước ta.
Với sự đầu tư lớn vào các hoạt động marketing, quảng cáo cùng với các chương trình ưu đãi, khuyến mãi được thiết lập đã thành công thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Ắt hẳn bạn sẽ không thể phủ nhận được rằng các quảng cáo, chương trình khuyến mãi của Shopee, Lazada hay Tiki đã tạo được rất nhiều ấn tượng sâu sắc với chúng ta. Thêm vào đó, mua sắm online cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng như tiết kiệm thời gian, công sức, có nhiều cơ hội mua sắm sản phẩm với mức giá ưu đãi, dễ dàng so sánh giá cả, tìm kiếm địa chỉ cung ứng uy tín,… Vì vậy, ngoài dịch bệnh ra thì có rất nhiều yếu tố đã góp phần vào việc thủ đẩy mua sắm online trở thành xu hướng thịnh hành nhất nhì ở thời điểm hiện tại như vậy.
Điểm khác biệt giữa người tiêu dùng online ở hiện tại và tương lai
Bắt đầu từ thời điểm năm 2020, sự chuyển dịch từ kinh tế truyền thống sang kinh tế trực tuyến đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn những gì mà các chuyên gia đã dự đoán trước đó. Rất nhiều điều được dự đoạn sẽ diễn ra trong vài năm thì chỉ mất có đúng 1 năm mà thôi. Điển hình chính là quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, bạn đầu được tính toán sẽ mất 5 năm nhưng điều này đã được hoàn thiện trong 1 năm và kết quả thì ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Điều này cũng khiến chúng ta phải nhìn nhận lại thay đổi trong thói quen, tâm lý và hành vi của người tiêu dùng online ở hiện tại và tương lại để có những sự chuẩn bị tốt hơn.
Theo đó, ở thời điểm hiện tại người tiêu dùng online và nhất là ở Việt Nam đang tập trung chủ yếu vào các mặt hàng tiêu dùng thông thường như quần áo, giầy dép, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm hay đồ trang trí. Tuy nhiên, tương lai các mặt hàng như thực phẩm, đồ nội thất, đồ điện tử,… cũng sẽ nhanh chóng “nhập hội”. Thêm vào đó, thói quen khám phá của người tiêu dùng online cũng đang dần thay đổi rất nhiều. Trước kia khi mua sắm tại một shop online nào đó, họ sẽ tìm hiểu thông tin, sản phẩm trên một nền tảng duy nhất như website hay Fanpage.
Nhưng hiện nay, họ sẽ tiến hành khám phá kỹ lưỡng nhất trên mọi “mặt trận” mà bạn có mặt. Họ cũng dễ dàng hơn trong việc thay đổi thương hiệu, địa chỉ mua sắm chứ không nhất nhất phải là cái tên ấy, địa chỉ ấy. Sở thích dùng mạng xã hội, xem video trực tuyến cũng đã tác động vào hành vi khám phá, mua sắm online của rất nhiều người. Theo đó, thời lượng dành cho việc xem các video trên các trang mạng xã hội đang được tăng lên.
TOP trang mua sắm online uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay
Shopee.vn
Shopee.vn chắc chắn sẽ luôn là trang mua sắm online được nhiều người nghĩ ngay đến đầu tiên trong danh sách này. Điều này rất dễ hiểu khi đây là website thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất tại Việt Nam và kể từ khi có mặt vào năm 2016 đã tăng trưởng theo cấp số nhân. Shopee hiện nay đang có 160 triệu tài khoản người dùng sử dụng, 6 triệu người bán và hơn 7000 thương hiệu lớn nhỏ. Sàn thương mại điện tử này không chỉ cung cấp những trải nghiệm tiện lợi trong các giao dịch mua bán, mà còn có các chính sách bảo vệ người tiêu dùng rất rõ ràng. Vì vậy, nên đây chính là một trong những trang mua sắm online uy tín nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Nên nếu bạn muốn trải nghiệm shopping online thì đây cũng là một địa chỉ rất đảm bảo.
Lazada.vn
Đứng ở vị trí thứ hai chính là một cái tên quen thuộc – Lazada.vn do Maximilian Bittner thành lập vào năm 2012. Tính dến thời điểm hiện tại, cái tên này đã có mặt tại 6 quốc gia và trong đó có Việt Nam chúng ta. Vào tháng 1/2016, Lazada Việt Nam đã xác nhận đang làm việc với 3000 nhà cung cấp với 500.000 sản phẩm khác nhau. Ngoài ra, đơn vị này còn cung cấp rất nhiều quy trình dịch vụ cho các nhà bán hàng trên nền tảng của mình. Với khẩu hiệu rất nổi tiếng, “Một click, ngàn tiện ích”, Lazada ngày càng được nhiều người lựa chọn cho những trải nghiệm mua sắm trực tuyến của mình. Thêm vào đó, các mặt hàng được cung ứng trên nay không chỉ đa dạng mà còn được đánh giá cao khi đảm bảo về chất lượng tương đối ổn định. Đây cũng chính là điều khiến người tiêu dùng trực tuyến lo lắng nhất, khi không thể trực tiếp kiểm tra được chất lượng sản phẩm trước khi mua.
Tiki.vn
Một website thương mại điện tử của người Việt, do ông Trần Ngọc Thái Sơn thành lập vào 3 năm 2010, nên Tiki ắt hẳn luôn là cái tên được đông đảo mọi người biết đến. Thực tế, ban dầu Tiki.vn lại là một website bán sách trực tuyến nên nó không quá phổ biến như hiện tại. Nhưng vào năm 2012, Tiki đã được chủ tịch kiêm CEO của Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures Inc là ông Soichi Tajima góp vốn và điều này đã làm thay đổi mô hình kinh doanh của nó rất nhiều. Theo đó, ông Sơn đã phát triển rất mạnh mẽ về mối quan hệ khách hàng và tái cơ cấu lại hệ thống kinh doanh của mình. Đến năm 2018, Tiki lại được “rót” thêm 1000 tỷ đồng từ JD.com và càng “nâng cấp” các nguồn lực của mình. Cho đến nay, trên website Tiki.vn đang cung cấp rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau cho người tiêu dùng Việt.
Sendo.vn
Không chỉ có Tiki mà Sendo cũng là một cái tên Việt tiếp theo nằm trong TOP trang mua sắm online uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay. Ban đầu đây chỉ là một dự án của FPT online, nhưng đến 2014 đã chính thức được chuyển về Công ty Cổ phần Công nghệ Sen Đỏ. Tuy nhiên, Sen Đỏ vẫn trực thuộc trực tiếp tập đoàn FPT với sự hậu thuẫn rất hùng hậu. Sen Đỏ hiện nay đang hoạt động theo mô hình B2C2C, như vậy dù là cá nhân hay doanh nghiệp thì đều có thể tham gia vào sàn thương mại điện tử này, với mục đích kinh doanh hoặc mua sắm khác nhau. Về mặt sản phẩm, Sendo cũng có tính đa dạng rất cao và hơn thế có sự hỗ trợ từ FPT. Nên các vấn đề truyền thông, marketing của đơn vị này cũng có sức cạnh tranh rất lớn so với các đơn vị khác.
Thực trạng mua sắm online hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều đặc điểm nổi bật, với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và sự mở rộng về các sản phẩm tiêu dùng đã mở ra cơ hội đầu tư kinh doanh cho rất nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp. Tất nhiên, điều này đến từ rất nhiều lý do khác nhau như chúng tôi đã đề cập đến ở trên. Tuy nhiên, một điều có thể khẳng định rằng, dù là người tiêu dùng hay kinh doanh, buôn bán thì xu hướng này cũng đang tác động đến chúng ta rất nhiều.