Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Thuế thu nhập doanh nghiệp tính như thế nào? Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bao nhiêu? Ắt hẳn đây là những câu hỏi không của chỉ riêng ai khi đề cập đến chủ đề này. Đây là một loại thuế quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, tuy nhiên trên thực tế thì không phải ai cũng hiểu rõ về nó.
Trong khi đó, thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong hoạt động kinh doanh của mọi đơn vị và tạo ra cả những tác động với xã hội. Vì vậy, hôm nay TUHA sẽ giúp bạn làm sáng tỏ khái niệm và các vấn đề liên quan đến thuật ngữ này.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Cho đến thời điểm hiện tại, các văn bản pháp luật tại nước ta vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nên đây là lý do vì sao câu hỏi thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? với nhiều người vẫn là câu hỏi bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên, dù chưa có một khái niệm chính thức nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu được đây là loại thuế được tính dựa trên thu nhập trực tiếp của doanh nghiệp, công ty hoạt động kinh doanh. Như vậy, nó chính là một loại thuế trực thu, dựa trên cở sở doanh thu, lợi nhuận của cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được xây dựng như một công cụ giúp điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong xã hội. Ngoài ra, đối với Nhà nước thì loại thuế này còn giúp điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thông qua việc động viên sự công bằng giữa các đơn vị, cơ sở tham gia vào hoạt độnh sản xuất, kinh doanh trên thị trường. Hơn thế, nó cũng phản ánh rõ nét nhất sự phát triển của một doanh nghiệp. Bản chất của thuế thu nhập doanh nghiệp luôn được thể hiện ngay từ những thuộc tính nội tại. Những thuộc tính này này luôn có sự ổn định ở mức tương đối trải qua từng giai đoạn phát triển như sau:
Thứ nhất: Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xuất pháp từ nhu nhập chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai: Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, nên ngoài mục đích củng cố nguồn ngân sách cho Nhà nước thì nó còn được phát triển để điều tiết nền kinh tế, xã hội.
Thứ ba: Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế phức tạp, ngay cả việc quản lý cũng gặp không ít khó khăn.
Thứ tư: Nguồn luật điều chỉnh về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được dựa theo các văn bản quy phạm pháp luật thuế quốc gia và thuế quốc tế.
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những khoản thuế bắt buộc và được nộp vào ngân sách Nhà nước. Như vậy, ở mỗi một loại thuế sẽ có những quy định và những đối tượng nộp thuế khác nhau, đối với loại thuế này cũng vậy. Việc xác định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được căn cứ vào các quy định pháp luật đang được hiện nay. Theo quy định Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được tiến hành sửa đối 2013 và được áp dụng. Đối tượng nộp khoản thuế này là tổ chức, đơn vị đang hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thế theo quy định bao gồm:
1. Doanh nghiệp, công ty được thành lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
2. Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài đảm bảo điều kiện là thành lập theo đúng quy định của pháp luật của nước sở tại.
3. Tổ chức, đơn vị được thành lập theo Luật Hợp tác xã Việt Nam hiện hành.
4. Các đơn vị sự nghiệp được thành lập theo đúng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
5. Các tổ chức, đơn vị khác đang tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Các doanh nghiệp, đơn vị và tổ chức được xét theo các điều kiện trên sẽ là những đối tượng cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Đối tượng đóng thuế có nghĩa vụ hoàn thành mức thuế mà mình cần phải đóng cho các cơ quan thuế được tính theo các kỳ kế toán.
Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Các văn phải quy phạm pháp luật về luật thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành và sửa đổi không ít lần. Điều này cũng gây nhiều bất cập trong quá trình tìm hiểu của chúng ta, đặc biệt là việc liên quan đến các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ có nhiều khoản thu khác nhau và không phải tất cả trong số đó sẽ phải chịu loại thuế này. Theo đó, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định là các khoản thuê nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và các khoản thu khác.
Danh sách các khoản thu khác được tính để chịu thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được phân chia rất rõ ràng như sau:
• Chuyển nhượng vốn
• Chuyển nhượng bất động sản
• Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản
• Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ
• Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
• Hoàn nhập các khoản dự phòng
• Thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ
• Thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được
• Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót
• Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam
Ngoài ra, sẽ có những khoản thu nhập được miễn phí thuế thu nhập doanh nghiệp như thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi được thành lập theo Luật Hợp tác xã; thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho dân tộc thiểu số; thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật được phát triển trực tiếp cho lĩnh vực nông nghiệp;…
Thuế thu nhập doanh nghiệp tính như thế nào?
Như đã đề cập đến ở phần trên, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế phức tạp mà không phải ai cũng hiểu rõ cũng như nắm chắc công thức tính toán của nó. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp tính như thế nào? Hiện nay, công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ theo thông tư 96/2015/TT-BTC được ban hành của Bộ Tài chính như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó thu nhập tính thuế sẽ được tính theo công thức:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Đối với trường hợp, doanh nghiệp có trích một phần doanh thu để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính theo công thức:
Thuế TNDN phải nộp = [Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN] x Thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp
Xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo các kỳ kế toán và đây là điều mà mọi doanh nghiệp cần phải hiểu rõ để thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trước các cơ quan thuế. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được xác định dựa theo năm dương lịch. Đối với trường hợp doanh nghiệp, công ty áp dụng năm tài chính để tính kỳ kế toán khác với năm dương lịch thì sẽ căn cứ theo năm tài chính này để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp mới thành lập thì kỳ tính thuế đầu tiên sẽ được tính từ thời điểm nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Với doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh, hình thức sở hữu có thời gian ngắn hơn 3 tháng thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp cuối cùng sẽ được cộng vào kỳ tính thuế của năm tiếp theo. Điều này cũng sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp sáp nhập, giải thể, hợp nhất và phá sản. Ngoài ra, kỳ tính thuế năm đầu tiên và cuối cùng của doanh nghiệp sẽ được vượt quá 15 tháng. Trường hợp thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi chuyển đổi kỳ tính thuế, thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi sẽ không được vượt quá 12 tháng. Điều này sẽ được áp dụng bao gồm cả thời gian chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm tài chính sang năm dương lịch hoặc đối với trường hợp ngược lại.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Bạn có thể thấy trong công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ đề cập đến thuế suất. Ắt hẳn nhiều bạn vẫn chưa hiểu cụm từ này có ý nghĩa gì, theo cách hiểu chung thuế suất là căn cứ mức thuế được tính trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế, đối tượng nộp thuế. Nó sẽ được biểu thị thông qua giá trị %, tùy vào từng loại thuế và các điều kiện song hành thì giá trị % của thuế suất sẽ có sự khác nhau nhất định.
Như vậy, mức thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được áp dụng ở các mức khác nhau theo từng trường hợp như sau:
+ Đối với doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam: Mức thuế suất sẽ là 20%.
+ Đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam: Mức thuế suất sẽ là 32% - 50%.
+ Đối các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm: Mức thuế suất sẽ là 50%.
Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp thì bộ phần kế toán của các đơn vị thường sẽ thực hiện theo hai phương pháp kế toán khác nhau. Thứ nhất là phương pháp ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp và thứ hai là ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Hai phương pháp này sẽ được tiến hành theo các công thức khác nhau.
+ Đối với phương pháp ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp:
Mức thuế TNDN phải nộp = Tổng thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN %
Trong đó:
• Theo từng quý, kế toán sẽ phải xác nhận, ghi nhận số thuế thu nhập mà doanh nghiệp cần phải tạm nộp là bao nhiêu. Khoản tạm nộp này sẽ được tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay theo quý đó.
• Đối với cuối năm tài chính, kế toán sẽ phải xác định, tính toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế cần phải đóng trên cơ sở được xác định là tổng thu nhập chịu thuế cả năm và mức thuế suất hiện hành.
• Đối với trường hợp mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong năm đó, thì mức chênh lệch này sẽ được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệphiện hành và giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
• Đối với trường hợp phát hiện sai sót, doanh nghiệp sẽ được hạch toán tăng hoặc giảm số thuế chênh lệch vào các năm hiện hành.
+ Đối với phương pháp ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả:
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm * Thuế suất thuế thu nhập DN hiện hành
Trong đó:
• Các khoản chênh lệch tàm thời chịu thuế phát sinh trong năm là do sự khác biệt về mặt thời gian doanh nghiệp ghi nhận doanh thu, thu chi và thời gian pháp luật quy định về tính thuế hoặc các khoản khấu trừ miễn giảm thuế.
• Đối với các khoản chênh lệch vĩnh viễn được hiểu chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu hay các khoản thu nhập khác được tính vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập.
• Thuế thu nhập hoãn được xác định căn cứ vào các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong kỳ và thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp.
• Việc ghi nhận thuế thu nhập hoàn lại phải trả được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ.
Với phần tổng hợp, phân tích các thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp trên đây, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ, hiểu đúng hơn về khái niệm này. Tuy rằng là một loại thuế phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu nhưng thuế thu nhập doanh nghiệp lại đảm nhận vai trò quan trọng. Thông qua đó, nó phản ánh hiệu quả, hoạt động kinh doanh của các đơn vị và tác động đến sự công bằng xã hội. Vì vậy, hãy cùng chia sẽ những thông tin hữu ích này đến nhiều người hơn nhé.