Với những người chuyên kiếm tiền online – MMO, ắt hẳn không còn xa lạ gì với thuật ngữ Affiliate Marketing. Đây được coi là một trong những cách kiếm tiềm online mang đến hiệu quả rất cao và thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người.
Nhưng Affiliate Marketing là gì? Những hình thức Affiliate Marketing nào hiệu quả khi áp dụng? Vẫn luôn là những câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn và đang đi tìm lời giải đáp cụ thể nhất lúc này.
1/ Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing là gì? Affiliate Marketing hiểu như thế nào mới đúng? Dù được rất nhiều người đề cập đến nhưng số đông vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu ý nghĩa chính xác của thuật ngữ này. Theo đó Affiliate Marketing được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là tiếp thị liên kết – một hình thức tạo thu nhập online đang rất phổ biến. Đặc biệt trong những năm gần đây khi xu thế kiếm tiền online (MMO) đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Ngay cả các bạn học sinh, sinh viên hoàn toàn có thể tạo ra một nguồn thu nhập cho mình từ những hình thức này.
Bằng việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ các các thương hiệu hay chính xác là đơn vị thuê các bạn thông qua các đường link được cung cấp. Bạn cũng có thể rút ngắn link ban đầu để quảng cáo, tiếp thị theo cách của mình. Nếu có người đăng ký mua thông qua link mà bạn cung cấp thì bạn sẽ nhận được hoa hồng từ đó khi đơn hàng đã được đặt mua thành công. Hình thức tiếp thị này đã rất sớm được áp dụng trên thị trường thương mại điện tử.
Đặc biệt, các bạn có thể thấy vào các dịp có chương trình khuyến mại lớn của Shopee, Tiki hay Lazada không chỉ có các cá nhân mà ngay cả các Fanpage lớn trên Faecbook cũng tiến hành hình thức tiếp thị liên kết này. Cách kiếm tiền online này hiện nay đang thu hút được đông đảo mọi người tham gia. Với những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm, một tháng vẫn có thể kiếm từ 100 – 300$, con số này này hoàn toàn có thể tăng theo thời gian khi bạn đã giỏi hơn.
2/ Các thành phần trong Affiliate Marketing
Tại Việt Nam, Affiliate Marketing có thể vẫn có khá mới mẻ nhưng ở các nước phát triển thì đây được xem là một trong những cách kinh doanh trực tiếp rất hữu ích. Đồng thời qua đó, mang đến nguồn thu nhập hiệu quả cho rất nhiều người khi tham gia. Theo đó, để đảm bảo quy trình tiếp thị liên kết mang đến hiệu quả nhưng mong muốn sẽ bao gồm 3 thành phần cơ bản là như sau:
+ Advertiser (Nhà cung cấp sản phẩm): Ngoài cách gọi là Advertiser thì mọi người thường có một cách gọi khác nữa là Merchant hay còn được viết tắt là ADV. Họ có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ và có nhu cầu quảng bá thương hiệu của mình.
+ Publisher (Người làm Affiliate): Đây sẽ là những người làm tiếp thị liên kết trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp. Tùy theo các kênh mà họ sử dụng, mục đích cuối cùng là tiếp thị sản phẩm và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Sao biến từ khách hàng mục tiêu trở thành khách hàng để có thể nhận được hoa hồng.
+ End User (Khách hàng): Đây chính là khâu cuối cùng trong quy trình tiếp thị liên kết, họ là những người đặt mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ thông qua các đường link mà Publisher cung cấp.
Ngoài ra, tùy vào từng mô hình và cách triển khai tiếp thị thì còn có một thành phần nữa có thể xuất hiện đó chính là Affiliate Network – mạng lưới tiếp thị liên kết. Đây là cách thức để giữa liên kết giữa nhà cung cấp và người làm tiếp thị liên kết.
4/ Ưu nhược điểm của Affiliate Marketing
Mô hình tiếp thị liên kết ngày càng được nhiều doanh nghiệp, đơn vị áp dụng, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử chắc chắn sẽ không bỏ qua hình thức này để có thể quảng bá thương hiệu quả mình. Hơn thế theo khảo sát thì đã có rất nhiều khách hàng đã đặt hàng, đưa ra quyết định mua sắm ngay lập tức từ những tiếp thị rất ấn tượng của bên trung gian. Tuy nhiên, mô hình nào cũng đều có những mặt ưu – nhược điểm mà đôi khi các bạn không hề biết hết.
+ Ưu điểm của Affiliate Marketing:
• Dễ triển khai khi không có sự ràng buộc về mặt thời gian, bạn có thể làm mọi lúc mọi nơi.
• Bạn không cần phải lo lắng nguồn hàng như thế nào nếu là người trực tiếp làm tiếp thị liên kết.
• Chi phí thấp khi triển khai, bạn không cần tốn quá nhiều tiền để đầu tư cho mô hình này.
• Hoàn toàn có thể tạo được các nguồn thu thụ động từ mô hình này.
• Không cần phải có các kỹ năng đặc biệt như chỉnh sửa hình ảnh, video,...
• Có thể tận dụng để mở rộng các mối quan hệ trong tương lai.
+ Nhược điểm của Affiliate Marketing:
• Mức độ cạnh tranh của mô hình này là rất cao, ngay cả khi phần lớn chỉ là cá nhân đơn lẻ tham gia.
• Khó nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của khách hàng để tiếp thị sao cho phù hợp hơn.
• Ban đầu sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể tạo được một thu thụ động ổn định.
• Bạn sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng nội dung, ideal cũng như để ASP đồng ý liên kết.
5/ Affiliate Marketing hoạt động như thế nào?
Hiểu về khái niệm, cách thành phần thế nhưng vẫn có rất nhiều người còn mơ hồ về câu hỏi Affiliate Marketing là gì? Vậy sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của mô hình tiếp thị liên kết. Từ đó, sẽ xây dựng nên một cách hiểu chi tiết và cụ thể hơn về khái niệm cũng như hình thức MMO đang được đông đảo mọi người áp dụng này.
Bước 1: Khách hàng sẽ truy cập vào website, Fanpage hoặc trang cá nhân trên mạng xã hội của Publisher.
Bước 2: Khách hàng sẽ thấy link quảng cáo hoặc banner ấn tượng về sản phẩm, dịch vụ mà Publisher làm tiếp thị liên kết.
Bước 3: Khách hàng click vào đường link Publisher cung cấp, click sẽ được Affiliate Network và cookie của thiết bị lưu lại.
Bước 4: Lúc này khách hàng sẽ tiến hành hoàn thiện đơn hàng, đơn đăng ký do nhà cung cấp yêu cầu.
Bước 5: Khách hàng thanh toán hóa đơn online nhà cung cấp sẽ nhận được thông báo về đơn hàng đã ghi nhận.
Bước 6: Nhà cung cấp nhận thông báo đơn hàng, tiến hành trả đơn hàng cho bên Publisher.
Bước 7: Publisher nhận tiền hoa hồng của mình từ hệ thống Affiliate Network.
Như vậy, cách thức hoạt động của mô hình Affiliate Marketing cũng không hề khó hiểu. Tuy nhiên, trước đó Publisher cần triển khai các content tiếp thị hoặc rút gọn các link sản phẩm, dịch vụ để đăng tải sao cho thật bắt mắt và ấn tượng. Như vậy, mới có thể dễ dàng thu hút được nhiều người click vào đường link tiếp thị của bạn.
7/ Affiliate Marketing phù hợp với những ai?
Đây có lẽ là câu hỏi đang được rất nhiều bạn quan tâm lúc này, Affiliate Marketing phù hợp với những ai? hay những ai thì nên làm Affiliate Marketing? Như đã đề cập đến ở trên hiện nay thì phần lớn những người tham gia làm Affiliate Marketing hay mở rộng hơn sẽ có một nhóm được coi là chuyên nghiệp, xây dựng thành một hệ thống. Dựa theo khảo sát của chúng tôi thì có 3 nhóm người sẽ phù hợp hơn cả để làm Affiliate Marketing vì đặc thù của công việc này.
+ Học sinh, sinh viên: Đây chính là nhóm đầu tiên rất phù hợp để làm tiếp thị liên kết, vì học sinh, sinh viên là người có khá nhiều thời gian rảnh trong ngày. Hơn thế, từ đây các bạn có thể nghiên cứu được nhu cầu thị trường, để có những bước tiến hơn trong tương lai.
+ Dân văn phòng: Thường thì những người làm việc văn phòng vẫn sẽ có rất nhiều thời gian rảnh vào buổi tối, hơn thế thu nhập bình quân của họ cũng không quá cao. Việc làm Affiliate Marketing lại có thể tạo ra một nguồn thu thụ động, dù ban đầu sẽ mất nhiều thời gian.
+ Người tham gia vào kinh doanh kiếm tiền online: Đây được coi là một lĩnh vực đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Kiếm tiền online được biết đến với rất nhiều hình thức khác nhau và Affiliate Marketing là một trong số đó.
8/ Hình thức của Affiliate Marketing hiện nay
Mô hình tiếp thị liên kết hiện nay được biết đến với rất nhiều hình thức khác nhau, tùy theo thế mạnh và vốn hiểu biết của mỗi người mà sẽ có những hình thức được coi là hiệu quả. Sau đây là 5 hình thức Affiliate Marketing không chỉ phổ biến mà còn được đánh giá cao về mặt hiệu quả khi được nhiều người áp dụng triển khai.
Hình thức CPC (Cost Per Click)
CPC là viết tắt của cụm Cost Per Click tức là chi phí cho mỗi lần nhấp chuột, hình thức này rất phổ biến trong mô hình tiếp thị liên kết. Đồng thời đây cũng là hình thức rất đơn giản và dễ triển khai, nhà cung cấp sẽ thanh toán hoa hồng cho các Publisher dựa trên lượt click của khách hàng vào link, website của Advertiser. Tuy nhiên, do hình thức này cũng rất dễ gian lận, nên thông thường các nhà Advertiser am hiểu về mô hình tiếp thị liên kết hiện nay thường hạn chế tối đa nhất cách thức này đối với các đối tác của mình.
Hình thức CPO (Cost Per Order)
CPO sẽ là hình thức tính hoa hồng trên giá của mỗi đơn hàng, cho đến nay Cost Per Order vẫn được đánh giá là cách làm Affiliate Marketing hiện đại và có tính bền vững lâu dài. Chỉ cần khách hàng xác nhận việc đặt mua đơn hàng thông qua link mà bạn cung cấp thì hoa hồng của bạn sẽ được tính. Đương nhiên, thời gian xét duyệt và nhận hoa hồng của hình thức này sẽ lâu hơn CPC. Nhưng ngay cả khi, khách hàng có trả lại đơn hàng thì hoa hồng của bạn cũng sẽ không bị mất đi.
Hình thức CPL (Cost Per Lead)
Cost Per Lead là hình thức tiếp thị liên kết được tính là thành công được tính trên các lead khách hàng được tạo thành công. Tùy theo mục đích của mỗi Advertiser, lead ở đây có thể là thông tin khách hàng, khảo sát, điền form trả lời,… Nhưng không phải khách hàng cứ điền xong là bạn được tính hoa hồng, các thông tin điền cần phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu của Advertiser được xác nhận chi tiết. Hiện nay có một số mạng lưới tiếp thị liên kết rất lớn đang sử dụng hình thức này, điển hình nhất có lẽ phải kể đến Topica.
Hình thức CPI (Cost Per Install)
CPI - Cost Per Install – hình thức tiếp thị liên kết được tính phí hoa hồng dựa trên mỗi lượt khách hàng cài đặt ứng dụng của nhà cung cấp. Thông thường các nhà cung cấp thiên về mảng ứng dụng như game, mua sắm,… và chung chung nói đến các đơn vị sản xuất, phát triển phần mềm sẽ sử dụng hình thức tiếp thị này. Hoa hồng sẽ được tính bằng mỗi lượt tải app thành công, tuy rằng có vẻ khó hơn với những hình thức trên nhưng phí hoa hồng mà Publisher nhận được cũng không hề nhỏ chút nào.
Hình thức CPS (Cost Per Sale)
Hình thức cuối cùng chính là CPS - Cost Per Sale – Lúc này hoa hồng sẽ được tính trên mỗi một đơn hàng thành công, tức là chỉ khi khách hàng mua và thanh toán bạn mới có thể nhận được tiền hoa hồng của mình. Cách này có điểm khác nhất định so với Cost Per Order mà bạn vừa tìm hiểu, nếu như cách này chỉ cần khách hàng đặt mua là bạn đã nhận được hoa hồng. Nhưng CPS lại bắt bộc phải đến khi khách hàng thanh toán, chưa kể có rất nhiều rủi ro khác như khách không thanh toán, hoàn hàng,…
9/ Cách làm Affiliate Marketing hiệu quả
Affiliate Marketing là cách kiếm tiền online đang được rất nhiều người áp dụng, tuy nhiên trên thực tế thì không phải ai cũng thành công ngay từ đầu. Thậm chí nhiều người đã phải bỏ cuộc, khi mà mất qua nhiều thời gian nhưng vẫn không có được một đồng hoa hồng nào. Hơn thế, hiện nay mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng tăng cao. Nhưng người mới tham gia sẽ gặp rất nhiều khó khăn và những chia sẽ sau đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn có được định hướng tốt hơn trong quá trình triển khai.
Thứ nhất – Chọn nguồn traffic cho Affiliate Link: Hiện nay có hai nguồn traffic được lựa chọn nhiều là free traffic và paid traffic, một bên mất phí và một bên không mất phí. Để chọn được nguồn traffic phù hợp bạn cần nghiên cứu khách hàng của mình, sản phẩm là gì, nhu cầu của thị trường ra sao.
Thứ hai – Chọn Affiliate Network: Bạn là người mới tham ra vào lĩnh vực này thì việc chọn Affiliate Network là điều rất quan trọng, việc chọn Affiliate Network chất lượng sẽ giúp tăng thu nhập một cách đáng kể thay vì cách làm độc lập. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn Affiliate Network thực sự uy tín và cân nhắc về các chính sách của họ.
Thứ ba – Kiến thức và tư duy kinh doanh: Đây là điều chắc chắn bạn phải có, hơn thế phải là không ngừng học hỏi, tiếp thu các kiến thức trong lĩnh vực này. Vì dưới thời đại công nghệ số mọi thứ liên quan đều biến đổi rất nhanh, nếu bạn lười biến thì không mấy chốc sẽ trở thành một người bị “lạc hậu”.
10/ Affiliate Marketing có phải đa cấp, lừa đảo không?
Affiliate Marketing có phải đa cấp không? Affiliate Marketing có phải lừa đảo không? đây là mối lo lắng không chỉ của riêng một ai đó. Cùng với sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử, mô hình tiếp thị này ngày càng mở rộng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp phản ánh lại khi làm Affiliate Marketing bị lừa đảo hay thực chất trá hình đa cấp. Điều này đương nhiên khiến rất nhiều ngươi e ngại khi tham gia vào.
Với sự phát triển của Internet hiện nay, các hình thức đa cấp trá hình hay lừa đảo là việc không còn xa lạ. Tuy nhiên, nhiều bạn luôn cho rằng tiếp thị liên kết là đa cấp thì điều này là không chính xác. Bản chất của tiếp thị liên kết là tiếp thị bằng nội dung và chuyển đổi thành sales với giá trị thật. Còn đa cấp theo xu hướng lừa đảo chính là một loại biến tướng của đa cấp Pyramid Scheme. Bạn tiếp thị và nhận hoa hồng là xong không có quá nhiều mô hình ràng buộc.
Ngoài ra, nhiều người còn gặp phải trường hợp lừa đảo cũng là điều không tránh được. Nhưng điều này hoàn toàn do người làm và mạng lưới tiếp thị liên kết lừa đảo, còn về bản chất sâu xa của mô hình này thì không. Với những người làm tiếp thị liên kết khi chỉ quan tâm về hoa hồng, họ sẵn sàng lừa khách hàng của mình, nói sai, nói quá về sản phẩm. Còn với các mạng lưới tiếp thị liên kết họ sẽ lừa mất hoa hồng của Publisher. Đây cũng chính là lý do vì sao ở phân trên chúng tôi khuyên bạn cần phải lựa chọn Affiliate Network thực sự uy tín và minh bạch về hoa hồng.
Với những giải đáp liên quan đến Affiliate Marketing nói chung và Affiliate Marketing là gì, mong rằng đã gửi đến bạn những thông tin đầy hữu ích. Từ đó, có thể mở rộng thêm những kiến thức trong quá trình làm tiếp thị liên kết hoặc phát triển mô hình kiếm tiền online của mình. Ngoài ra, nếu còn bất kì câu hỏi, vấn đề băn khoăn đến chủ đề này các bạn có thể để lại bình luận ở phía dưới để chúng tôi có thể kịp thời giải đáp và trao đổi nhé.