• Gọi ngay! 03.9557.9557

Phần mềm quản lý bán hàng Online Tốt Nhất
  • Đăng nhập
  • Dùng thử
  • Báo giá
  • Blog
    • Kiến thức kinh doanh
    • Tin công nghệ
    • Kinh nghiệm kinh doanh
    • Mẹo hay
    • Câu chuyện thành công
    • Hoạt động nội bộ
    • Báo chí nói về TUHA
    • Tuha khuyến mãi
  • HDSD
  • Sản phẩm
  • Đăng nhập
  • Dùng thử
  • Liên hệ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Tuyển dụng

9 Phương pháp và 6 bước để định vị thương hiệu chuẩn quốc tế

  • Trang chủ
  • Kiến thức kinh doanh
Kiến thức kinh doanh
  • 26/07/2021
  • Tác giả: Nguyễn Hà

Không chỉ có các doanh nghiệp, tổ chức mà ngay cả cá nhân rất nhiều người cũng đề cao việc định vị thương hiệu của mình. Một thương hiệu mạnh chính là ưu thế hàng đầu cạnh tranh trên một thị trường ngày càng trở lên khốc liệt như hiện nay.

Những thương hiệu mạnh, nổi bật và thu hút được sự chú ý của mọi người có thể tăng doanh thu lên đến 23%. Sau đây là 9 phương pháp và 6 bước để định vị thương hiệu chuẩn quốc tế mang đến hiệu quả đầy bất ngờ không nên bỏ qua.

1/ Định vị thương hiệu là gì?

Thương hiệu, định vị thương hiệu là những thuật ngữ mà chúng ta thường được nghe nhắc đến rất nhiều. Trong tiếng anh, định vị thương hiệu chính là Brand Positioning – một thuật ngữ được dân kinh doanh, marketing sử dụng rất nhiều. Với mức độ phổ biến nên cho đến nay cụm từ này cũng được hiểu dựa trên nhiều định nghĩa khác nhau. Theo P.Kotler “Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trong tâm trí khách hàng".

Định vị thương hiệu là gì?


Còn đối với định nghĩa của Marc Filser “Định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất về khái niệm này dựa trên những địa nghĩa cá nhân được xây dựng. Định vị thương hiệu chính là hoạt động mà các cá nhân, tổ chức nhằm xây dựng một vị trí nhất định trong nhận thức của khách hàng, là sự phân định rõ nét so với đối thủ của mình.

Định vị thương hiệu chính là một quy trình định vị những gì ấn tượng nhất, riêng biệt nhất và giá trị của thương hiệu đến với khách hàng. Nó sẽ bao gồm cả chiến lược định vị, chiến lược thương hiệu và cả tuyên ngôn định vị cùng rất nhiều công việc khác song hành để đạt được mục tiêu cuối cùng. Chính vì vậy, trong kinh doanh, cạnh tranh hiện nay giá trị thương hiệu – định vị thương hiệu là một yếu tố vô cùng quan trọng để tiến đến sự phát triển lâu dài cũng như có được những giá trị về doanh thu, ảnh hưởng như mong muốn.

Xem thêm:  Cách xây dựng thương hiệu cá nhân: 9 bước và 8 quy luật mà ai cũng cần biết

2/ Tại sao cần phải định vị thương hiệu?

Dưới sự phát triển như vũ bão của thị trường tiêu dùng các sản phẩm/dịch vụ ngày càng có nhiều phiên bản, mẫu mã mới ra đời. Đặc biệt là trong thời buổi công nghệ số hóa cạnh tranh cực cao như hiện nay khiến người kinh doanh đều cần phải lỗ lực và đưa ra các chiến lược phát triển hiệu quả và kỹ lưỡng hơn trước rất nhiều. Nếu như trước kia chỉ cần bán những sản phẩm/dịch vụ độc lạ thì bạn có thể không cần phải cần tranh với ai, nhưng ngày nay điều này là hòa toàn chưa đủ để tạo nên sự thành công của một thương hiệu. Bạn muốn thương hiệu của mình được nhiều người biết đến, có sức cạnh tranh cao thì đương nhiên việc định vị thương hiệu là điều bắt buộc, bởi những lý do cụ thể như sau:

Tại sao cần phải định vị thương hiệu?


Thứ nhất – Tạo dấu ấn khác biệt: Trăm người bán vạn người mua, sản phẩm của bạn cũng không có gì khác biệt vậy làm sao để khách hàng biết đến? Đây chính là lý do đầu tiên của việc tại sao phải định vị thương hiệu, công việc này sẽ tạo nên một dấu ấn khác biệt nhất.

Thứ hai – Cạnh tranh với đối thủ: Đây đương nhiên là một giá trị rất lớn đối với việc định vị thương hiệu. Nếu bạn không thể cạnh tranh với các đối thủ của mình đương nhiên việc bị loại ra khỏi “cuộc chơi” là điều không tránh được. Nhưng khi thương hiệu đã được định vị chắc chắn trong tâm trí của khách hàng thì hoàn toàn ngược lại.

Thứ ba – Tăng doanh thu: Mục đích của việc kinh doanh cuối cùng chính là doanh thu. Định vị được một thương hiệu mạnh sẽ giúp dễ tạo được ấn tượng, lòng tin và từ đấy thủ đẩy quyết định mua sắm của khách hàng.

Thứ tư – Nâng cao giá trị thương hiệu: Khi một thương hiệu đã được định vị thành công, khách hàng biết đến nhiều hơn, tin tưởng nhiều hương cũng đồng nghĩa với việc giá trị thương hiệu của bạn đã được nâng cao. Từ đó, khiến các đối thủ của bạn cũng phải e dè.

  • USP sản phẩm là gì? Tại sao doanh nghiệp cần có USP độc đáo cho mình?

  • Có nên kinh doanh nhượng quyền thương hiệu không? Những ưu – nhược điểm cần biết

3/ Định vị thương hiệu cần có những gì?

Chúng ta nhắc đến rất nhiều giá trị của việc định vị thương hiệu giúp các cá nhân, tổ chức của thể nâng cao mức độ cạnh tranh trong thị trường kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách định vị thương hiệu sao cho đúng chuẩn, tốt hay đơn giản hơn không biết công việc này chính xác là cần có những gì. Theo đó, để định vị một thương hiệu cần phải đảm bảo 4 yếu tố như sau:

Định vị thương hiệu cần có những gì?


+ Trải nghiệm khách hàng: Chúng ta có thể hiểu định vị thương hiệu chính là việc giúp khách hàng cảm nhận đúng hơn về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Để từ đó thúc đẩy hoạt động mua bán, vì vậy trải nghiệm khách hàng chính là yếu tố rất cần thiết khi định vị thương hiệu.

+ Tạo dựng phong cách riêng: Thương hiệu của bạn nếu không có phong cách rõ ràng hay có điểm giống với các đối thủ khác, đương nhiên khó có thể để lại ấn tượng sâu cho khách hàng và ngày càng mờ nhạt. Tạo dựng phong cách riêng còn được hiểu là tính cách của thương hiệu.

+ Tính nhất quán: Được thể hiện ở việc duy trì chất lượng, sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn trong suốt quá trình trải nghiệm của khách hàng và hình thành nên lòng trung thành.

+ Hoạt động marketing: Để có thể định vị được thương hiệu chắc chắn không thể nào “vắng mặt” đi các hoạt động marketing. Thông qua các hoạt động này sẽ giúp việc truyền tải thông điệp, tuyên ngôn, giá trị thương hiệu đến với khách hàng chính xác hơn.

4/ Thế nào là một thương hiệu tốt?

Định vị một thương hiệu mạnh, một thương hiệu tốt là đích đến cuối cùng trong quy trình này. Vậy thế nào là một thương hiệu tốt? Chúng ta đều hiểu rằng một thương hiệu tốt không phải là một sự vật hữu hình để có thể nhìn bằng mắt thường. Nó chính là giá trị được hình thành sâu trong nhận thức của khách hàng, đối tác và ngay cả đối thủ. Một thương hiệu tốt, mạnh là một minh chứng rõ ràng nhất cho thành quả hoạt động của doanh nghiệp, được công nhận từ thị trường, dẫn đầu trong tâm trí của khách hàng.

Thế nào là một thương hiệu tốt?


Ngoài ra, một thương hiệu tốt về cơ bản cần phải đạt được những tiêu chí tốt thiểu như sau:

•    Xây dựng một kết nối bền chặt về mặt cảm xúc, tâm trí của khách hàng.
•    Tạo dựng nên nét riêng biệt, “áp đảo” các đối thủ cạnh tranh của mình.
•    Một thương hiệu tốt, mang đến những sản phẩm, dịch vụ chất lượng thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra một hoặc nhiều thương hiệu mạnh cho mình.
•    Thể hiện được các giá trị cốt lõi của công ty và phù hợp với hình ảnh thương hiệu hướng đến.

Để có thể xây dựng một thương hiệu tốt là cả một quy trình lâu dài, từ những nền tảng vững chắc của các chiến lược. Ngay cả việc định vị thương hiệu cá nhân cũng cần phải trải qua nhiều khâu, nhiều bước khác nhau mới có thể đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, xây dựng được một thương hiệu tốt, định vị đúng hướng cần phải đảm bảo trong từng khâu, đồng thời các chiến lược cần phải xây dựng sao cho phù hợp nhất.

5/ Những phương pháp để định vị thương hiệu

Định vị dựa vào chất lượng

Định vị dựa vào chất lượng


Đây là phương pháp định vị thương hiệu mang đến hiệu quả nổi bật đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Chất lượng có thể coi là yếu tố hàng đầu mà khách hàng quan tâm nhất khi đi mua sắm, ngay cả khi họ mua những sản phẩm giá rẻ thì cũng đều mong muốn chất lượng của chúng ổn định. Chất lượng là yếu tố thiết yếu để thỏa mãn nhu cầu mua sắm, sử dụng của khách hàng. Phương pháp định vị này rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng mang đến thành công nhất định như máy giặt Electrolux, xe máy Honda hay thiết bị công nghiệp của Bosch của Đức. Định vị dựa vào chất lượng rất phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới sản xuất, công nghiệp hay tiêu dùng.

Định vị dựa vào vấn đề/giải pháp

Định vị dựa vào vấn đề/giải pháp chính là phương pháp dễ tạo ấn tượng sâu sắc với khách hàng. Đây là chiến lược định vị thương hiệu với mục tiêu hướng đến giúp khách hàng của bạn hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu giúp khách hàng có thể giải quyết được những vấn đề mà họ đang gặp phải. Lúc này, sản phẩm/dịch vụ sẽ được coi là giải pháp mà khách hàng đang tìm kiếm cho những vấn đề gặp phải. Theo đánh giá chung, phương pháp này đặc biệt phù hợp cho các loại sản phẩm hoặc dịch vụ thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Định vị dựa trên đối thủ

Định vị dựa trên đối thủ


Trong các chiến lược định vị thương hiệu, marketing có một chiến lược được gọi là “Người thứ hai”. Chiến lược này sẽ dựa trên việc so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và có tầm ảnh hưởng lớn đến thương hiệu của mình. Điển hình nhất phải kể đến thương hiệu Coca va Pepsi mà chúng ta vẫn thường bắt gặp rất nhiều. Nếu bạn chọn một thương hiệu lớn để cạnh tranh, so sánh sẽ giúp tên tuổi của mình được nhanh chóng biết đến. Tuy nhiên, điều gì cũng có tính hai mặt, nếu bạn không có điểm khác biệt quá lớn so với đối thủ cạnh tranh của mình khi đây là một thương hiệu được nhà nhà biết đến thì hoàn toàn có thể bị “đánh bẹp” ngay từ giây phút đầu tiên.

Định vị dựa vào giá trị

Giá trị được nhắc đến ở đây chính là nói về những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi mua sản phẩm của bạn. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia thị trường sau, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ dùng phương pháp định vị thương hiệu này để có thể nâng cao mức độ cạnh tranh của mình. Bởi ngày nay, chất lượng sản phẩm chưa phải là tất cả những gì mà người tiêu dùng sẽ quan tâm đến khi mua sắm. Phương pháp này sẽ phù hợp hơn cả cho các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường giá rẻ. Dù giá rẻ nhưng lại có thể mang đến lại nhiều giá trị lớn cho khách hàng.

Định vị dựa vào mong muốn

Định vị dựa vào mong muốn


Những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày hoặc chi phí tiêu dùng không quá cao, thì việc sử dụng phương pháp định vị dựa vào chất lượng hay giá trị chắc chắn không mang đến hiệu quả cao. Thay vào đó, doanh nghiệp của bạn nên sử dụng phương pháp định vị dựa vào mong muốn. Phương pháp này sẽ khai thác khía cạnh insight của khách hàng một cách kỹ lưỡng nhất để định vị. Định vị dựa vào mong muốn sẽ tạo cho khách hàng niềm tin hay tạo cho họ cảm giác mình là trung tâm, nơi họ muốn đến, niềm vui, sự hứng thú nhất định.

Định vị dựa vào tính năng

Nếu đã sử dụng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để định vị thương hiệu thì đương nhiên phần tính năng cũng nên khai thác một cách triệt để. Dựa trên tính năng cùng một thông điệp định vị rõ ràng sẽ giúp khách hàng dễ nhớ và cảm nhận rất rõ ràng ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên. Đối với những sản phẩm có nhiều tính năng có thể lựa chọn tính năng nổi bật, khác biệt so với đối thủ để đẩy mạnh. Tuy nhiên, phương pháp này có một điểm hạn chế đó là khó tạo ra được sự khác biệt trường kỳ trong thị trường phát triển không ngừng này.

Định vị dựa vào mối quan hệ

Định vị dựa vào mối quan hệ


Mối quan hệ được đề cập đến ở đây chính là thương hiệu – khách hàng, xây dựng một mối quan hệ chung, bền chặt. Với phương pháp này cần đề cao nhiều nhất chính là thông điệp định vị, khi nhận được sự tương tác từ khách hàng sẽ tạo nên sức mạnh cộng hưởng rất lớn. Điển hình nhất những cái tên áp dụng phương pháp này thành công trên thế giới phải kể đến Apple – Think different, Nike – Just do it hay CK – Be good, be bad, be yourself. Nói một cách chính xác phương pháp này không đi từ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà được pháp triển từ chính khách hàng.

Định vị dựa vào cảm xúc

Cảm xúc là điều dễ tạo nên ấn tượng, đánh trúng vào tâm lý khách hàng nhất. Rất nhiều thương hiệu đã dùng cảm xúc để định vị thương hiệu của mình và nhận được sự “thiên vị” của khách hàng nhiều hơn. Khi thương hiệu được định vị dựa trên cảm xúc thì chất lượng của sản phẩm, dịch vụ thường được đánh giá cao hơn so với thực tế từ khách hàng. Thực tế đã chứng minh được phương pháp này mang đến hiệu quả như thế nào. Điển hình như thương hiệu Hanvico với thông điệp “Ấm áp như lòng mẹ” đánh vào cảm xúc một một cách trực tiếp.

Định vị dựa trên công dụng

Định vị dựa trên công dụng


Rất nhiều người nhầm lẫn phương pháp định vị dựa vào tính năng và công dụng là một. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai công dụng mang đến của sản phẩm được xây dựng từ tính năng của sản phẩm. Đây là một phương pháp định vị được đánh giá là khôn ngoan, an toàn và dễ chiếm được niềm tin của khách hàng. Tiêu biểu sử dụng phương pháp này chính là hãng sơn Lippon định vị Sơn đâu cũng đẹp. Ngay từ đó, khách hàng cũng đã hiểu được rằng sản phẩm của họ có họ phù hợp với mọi nhu cầu khác nhau và đơn giản là sơn đâu cũng đẹp không cần phải lo lắng.

6/ Các bước để định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là một quy trình chuỗi các hoạt động khác nhau được xây dựng dựa trên các nền tảng bền vững của doanh nghiệp. Trong giai đoạn đầu, định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định đối thủ, xu hướng trên thị trường để từ đó đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp. Tuy nhiên, sau đó là bao hàm rất nhiều giá trị khác nhau và quan trọng hơn nữa là nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị thương hiệu. Sau đây là 6 bước để định vị một thương hiệu theo đúng quy chuẩn quốc tế.

Các bước để định vị thương hiệu


Bước 1 – Xác định định vị thương hiệu hiện tại của bạn: Bạn cần trả lời được những câu hỏi sau họ là ai, nhu cầu của họ là gì? họ đang quan tâm đến vấn đề gì?giải pháp nào phù hợp cho đối tượng ấy?… Để từ đó phác thảo nên chân dung khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đang hướng đến.

Bước 2 – Xác định đối thủ cạnh tranh của bạn: “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, ở bước này bạn cần phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Từ đó nghiên cứu ra lợi thế khác biệt của mình so với đối thủ là gì để đưa vào chiến lược phát triển.

Bước 3 – Tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Khi đã xác định được đối thủ ngoài những điều trên bước tiếp theo bạn cần phải tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hơn. Từ vị trí của họ trên thị trường, chiến lược tiếp thị của họ cho đến chi tiết hơn về sản phẩm, dịch vụ họ đang cung cấp cho thị trường là gì.

Bước 4 – Xác định những gì làm cho thương hiệu của bạn trở nên độc đáo: Khi so sánh với đối thủ bạn sẽ nhận ra được điểm mạnh – điểm yếu của mình so với họ là gì. Những điểm mạnh lúc này cũng chính là yếu tố giúp thương hiệu của bạn trở nên độc đáo hơn, lúc này bạn có thể lâp sơ đồ định vị. Đây đồng thời sẽ là điểm khởi đầu trong quá trình định vị thường hiệu rất lý tưởng. 

Bước 5 – Tuyến bố định vị: Tuyên bố định vị chính là một tuyên bố một hoặc hai câu truyền đạt giá trị duy nhất của thương hiệu của bạn đến khách hàng của bạn. Câu tuyên bố định vị này rất quan trọng vì nó chí là đại diện cho thương hiệu, cần phải là tuyệt đối không trùng lặp, ý nghĩa và dễ dàng ghi nhớ.

Bước 6 – Lựa chọn phương pháp định vị: Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên, hiện nay có đến 9 phương pháp định vị khác nhau. Bạn cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp và mang đến hiệu quả cho mình nhấ

=>> Tham khảo thêm:  Marketing online là gì? Các hình thức marketing online hiện nay

Với những chia sẻ trên đây có thể thấy rằng, định vị thương hiệu chính là một yếu tố then chốt để tạo dựng nên sự thành công của doanh nghiệp. Thương hiệu có tồn tại lâu dài không, doanh thu có ổn định, tăng theo năm tháng khách, khách hàng đánh giá bạn như thế nào tất cả đều có mối quan hệ mật thiết đến việc định vị thương hiệu. Mong rằng, những thông tin này của chúng tôi sẽ giúp bạn có được định hướng tốt nhất trong vấn đề này.

Bài sau Bài trước

Bài viết mới nhất

Thumb
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách xác định và phương pháp
Thumb
Chiến lược marketing hoàn hảo – Bài học từ các thương hiệu thành công
Thumb
Chiến lược liên minh trong kinh doanh: Bản chất và ví dụ thực tế
Thumb
Bật mí 4 chiến lược marketing xoay quanh giá cả “đỉnh cao”

Bài viết liên quan

  • Thumb
    Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách xác định và phương pháp
    06/05/2022
  • Thumb
    Chiến lược liên minh trong kinh doanh: Bản chất và ví dụ thực tế
    21/04/2022
  • Thumb
    Bật mí 4 chiến lược marketing xoay quanh giá cả “đỉnh cao”
    20/04/2022
  • Thumb
    API marketing là gì? API marketing có thể giúp ích gì cho bạn?
    20/04/2022
  • Thumb
    Thanh toán không dùng tiền mặt – Xu hướng thời đại mới
    19/04/2022

Theo dõi chúng tôi

tags

    Shape
    Logo

    CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI PAL VIỆT NAM

    • Số giấy CNĐKDN:
      0108410851, đăng ký lần đầu
      ngày 21/08/2018
    • Nơi cấp:
      Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Phòng Đăng ký kinh doanh
    Đã thông báo bộ công thươngDMCA.com Protection Status
    Theo dõi chúng tôi
    Chính sách và điều khoản sử dụng
    • Giới thiệu
    • Liên hệ
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Tuyển dụng
    • Báo giá TUHA
    • Chính sách và quy định chung
    • Quy định và hình thức thanh toán
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách hủy/trả và hoàn tiền
    • Tài khoản ngân hàng giao dịch
      • Tên tài khoản: CTY CO PHAN CONG NGHE VA THUONG MAI PAL VIET NAM
      • Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) - CN Xa La
      • STK: 19037801815881
    • Địa chỉ: Tầng 6 Tòa nhà Toronto, Ng. 286 Đ. Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Email: [email protected]
    • TƯ VẤN BÁN HÀNG 03.9557.9557
    • CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG 03.9557.9557
    • TUHA BOSS App Store Google Play
    • TUHA PRO App Store Google Play
    • TUHA PAGES App Store Google Play

    Copyright © 2021. Sở hữu thuộc Pal Việt Nam