Bạn muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì tư duy về tăng doanh thu là chưa đủ, mà danh mục giảm chi phí cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Vì sao cần thiết phải giảm chi phí doanh nghiệp ?
Chi phí vận hành hay sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận và giá thành sản phẩm. Việc cắt giảm chi phí có thể làm tăng lợi nhuận và giảm được giá thành khi bán ra.
Gia tăng sự hấp dẫn với khách hàng về giá cả cũng như song hành chất lượng sản phẩm không thay đổi là câu hỏi mà mọi doanh nghiệp luôn phải đi tìm câu trả lời.
Theo một nghiên cứu của Harvard Business Press, mức độ tác động của những khu vực cắt giảm lên mức tăng trưởng doanh thu của các công ty hàng đầu như sau: Sa thải nhân sự; Giảm chi tiêu của ban lãnh đạo; Kiểm soát gắt gao nguồn vốn lao động; Tìm đối tác cung ứng khác; Hạn chế chi tiêu phát sinh; Điều chỉnh giá; Thu hẹp danh mục sản phẩm; Giảm các cấp bậc quản lý; Đầu tư vào khu vực kinh doanh mới; Đầu tư phát triển sản phẩm; “Đóng băng” mức lương và/hoặc điều chỉnh mức đền bù; Thay đổi động cơ bán hàng; Thuê ngoài/chuyển sản xuất sang các nước lao động giá rẻ; Sử dụng lao động nội bộ/chuyển sản xuất về các nước gần hơn trong khu vực; Gia tăng công tác marketing…
1. Điều thứ nhất: Tập trung duy trì khách hàng hiện có.
Việc có được khách hàng mới tốn kém hơn rất nhiều so với việc giữ khách hàng hiện có, đây là lý do vì sao bạn nên có những chiến lược để duy trì và giữ chân khách hàng hiện có.
Thay vì dành nhiều tiền cho các phương thức “mua” khách hàng (như quảng cáo), thì hãy tập trung triển khai chiến lược giữ chân khách hàng bằng các tài nguyên dữ liệu sẵn có trong tay.
Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng mới, do đó để cắt giảm chi phí kinh doanh bạn nên bắt đầu khai thác từ chính những khách hàng thân thiết của mình.
- Chẳng hạn: Bạn có thể dựa vào cơ sở dữ liệu khách hàng của mình và gửi cho những người có ngày sinh nhật sắp đến. Đây là cách dễ dàng để gửi phiếu mua hàng nhắm đến khách hàng mục tiêu và chi phí cho nó cũng không tốn kém nhiều.
2. Điều thứ hai: Tập trung nhóm sản phẩm cốt lõi.
Không nên đa dạng hoá quá nhiều các danh mục sản phẩm khi nguồn lực chưa đủ vững chãi, cần xác định nhóm sản phẩm bạn sẽ kinh doanh chủ chốt.
Nếu có quá nhiều mặt hàng tồn kho bán không chạy, bạn cần xác định lại những hạng mục này và xem xét lại việc ngưng chúng.
Điều này sẽ giúp bạn giảm đi chi phí phát triển và tiếp thị cho sản phẩm. Đồng thời sẽ giải phóng nguồn vốn với hàng tồn kho.
Bạn nên cân nhắc và tập trung các mặt hàng lại, có thể giảm bớt kích cỡ sản phẩm chỉ quy về kích thước trung bình đối với các mặt hàng có nhiều dung tích, điều thú vị là với ít sự lựa chọn, khách hàng sẽ chi tiêu nhiều hơn
3. Điều thứ ba: Quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp
Nghĩa là bạn nên cải tiến mối quan hệ tốt hơn với nhà cung cấp, trước hết bạn cần “trung thực” và “giữ lời hứa”, tuân thủ những nguyên tắc, thỏa thuận giữa hai bên.
Khi làm được như vậy, bạn sẽ thấy các nhà cung cấp sẽ sẵn sàng đàm phán những điều khoản tốt hơn cho bạn.
- Ví dụ: một số nhà cung cấp sẽ đồng ý cho phép bạn trả lại hàng hóa chưa bán được hoặc cung cấp cho bạn mức giá tốt nhất thuận lợi cho việc kinh doanh của bạn.
Bạn sẽ giảm được chi phí rất nhiều, bên cạnh đó cũng ngăn chặn được việc có quá nhiều vốn gắn liền với hàng tồn kho là vấn đề tiêu tốn quá nhiều thời gian.
4. Điều thứ tư: Quản lý thật tốt nhóm nhân viên hiện tại.
Thay máu, đổi mới lại nhân sự liên tục là việc làm rất tốn kém dành cho doanh nghiệp. Bạn nên hướng tới công cuộc đào tạo lâu dài, bài bản dành cho nhân viên.
Điều bạn cần làm là động viên và luôn mang lợi ích đến cho nhân viên của mình, vì để nhân viên gắn bó lâu dài với bạn, ít nhiều đều tùy thuộc vào bạn đối xử với họ như thế nào.
Bạn không cần phải tiêu tốn quá nhiều cho việc giữ nhân viên, có thể là tặng họ món quà nhân dịp sinh nhật, hay thay đổi thời gian làm việc để thuận tiện hơn cho nhân viên của bạn.
Bạn sẽ thấy rằng việc mất và thay thế nhân viên sẽ rất tốn kém, bạn sẽ phải mất thời gian tìm kiếm, chọn lọc và đào tạo, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mô hình hoạt động kinh doanh của bạn.
5. Điều thứ năm: Ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh.
Hãy cân nhắc đến việc tự động hóa quy trình kinh doanh bao gồm các thao tác như nhập dữ liệu, lên lịch làm việc cho nhân viên, tạo đơn hàng,…
Các thao tác thủ công đôi khi sẽ dễ bị lỗi và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc chỉnh sửa này. Hãy nhớ, thời gian là tiền, bạn chi tiêu quá nhiều tiền cho các thao tác thủ công thì càng ít thời gian để làm những việc khác.
- Ví dụ: Bạn có thể tìm kiếm và chọn lựa các phần mềm quản lý bán hàng phù hợp để hỗ trợ cho việc kinh doanh của mình như tạo đơn hàng, quản lý tồn kho, thống kê doanh thu định kì,….bằng cách này bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian của mình và nhân viên của bạn có thể dành nhiều năng lượng hơn để giúp đỡ khách hàng.
Trên đây là một số kiến thức thú vị mà chúng tôi đã tổng hợp lại xin gửi đến quý khách hàng. Nếu bạn đang kinh doanh online hãy cân nhắc TUHA.
Phần mềm quản lý bán hàng TUHA giải quyết cho doanh nghiệp nhiều bài toán khó trong kinh doanh: Quản lý và tối ưu nhân sự; Quy trình vận hành và quản lý hàng hóa đơn giản, báo cáo chi tiết, trực quan giúp chủ doanh nghiệp ra quyết định chính xác.
Hãy đăng ký ngay với chúng tôi để được dùng thử miễn phí trong vòng 7 ngày.