Chiến thuật marketing ắt hẳn nghe qua nhiều người sẽ cảm thấy thuật ngữ này rất quen thuộc, ngay cả khi không làm việc trong ngành tiếp thị. Được sử dụng đến nhiều là vậy, tuy nhiên không phải ai cũng có thể giải đáp chính xác câu hỏi “Chiến thuật marketing là gì?” cho bạn lúc này.
Cùng với đó, nhiều người còn dễ nhầm lẫm khái niệm này với chiến lược marketing. Nên dẫn đến việc thường xuyên dùng sai cách và thậm chí là thay thế hai thuật ngữ này với một hàm nghĩa giống nhau.
Chiến thuật marketing là gì?
Giải đáp câu hỏi đang được nhiều bạn quan tâm lúc này, “Chiến thuật marketing là gì?” nghe thì rất quen thuộc, từng sử dụng đến nhưng nhiều bạn lại vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa thực sự của thuật ngữ này. Chiến thuật sẽ đi đôi với chiến lược marketing, nó đề cập đến các phương pháp cụ thể hơn, rõ ràng hơn giúp các Marketers đạt được các mục tiêu mà mình đã đặt ra trong bản chiến lược tổng thể. Như vậy, chiến thuật marketing còn liên quan đến việc phân tích, đánh giá vấn đề nhằm tìm kiếm ra các hướng giải quyết tốt nhất. Từ đó, hoàn thành được bản chiến lược, tránh được các rủi ro và thất bại trong quá trình triển khai.
Cùng với đó, khi triển khai các chiến thuật marketing các đơn vị sẽ cần khai thác các nguồn lực thực tại của mình. Phần lớn, các chiến thuật tiếp thị sẽ được triển khai trong một khoảng thời gian ngắn hạn chúng có sự linh hoạt cao đi kèm là điều kiện cụ thể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, trong một chiến lược marketing thì sẽ bao hàm rất nhiều chiến thuật marketing khác nhau. Dù vẫn là một chiến lược không thay đổi, nhưng nhà tiếp thị lại có thể điều chỉnh, thay thế chiến thuật của mình theo từng giai đoạn sao cho phù hợp nhất để đảm bảo về mặt kết quả cuối cùng.
Mỗi một chiến thuật marketing khi tiến hành đều được xây dựng một kế hoạch “hành động” rất chi tiết. Ngay cả khi nó chỉ được sử dụng đến trong khoảng thời gian ngắn hay không “ngốn” quá nhiều nguồn lực của doanh nghiệp. Bởi mỗi một chiến thuật dù có thể thay đổi, điều chỉnh ngay đi chăng nữa thì kết quả của nó đều tác động ít nhiều đến mục tiêu cuối cùng. Tất nhiên, đôi khi vẫn sẽ xảy ra trường hợp chiến thuật thành công nhưng chiến lược tổng thể lại thất bại hoặc ngược lại. Chiến thuật là cấp dưới và cũng có thể là hỗ sợ cho chiến lược marketing, vì vậy việc “xem nhẹ” điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một chiến lược lớn.
Phân biệt chiến lược và chiến thuật marketing
Chiến lược và chiến thuật marketing là những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến rất nhiều, đối với dân trong ngành thì việc hiểu, phân biệt hai khái niệm này là điều rất đơn giản. Nhưng với chúng ta thì sao? ắt hẳn với nhiều bạn lúc này thì việc phân biệt chiến lược và chiến thuật marketing vẫn không dễ dàng chút nào. Nhất là khi hai khái niệm này lại hay được sử dụng song song với nhau, nên việc gây nhầm lẫn là điều rất dễ hiểu. Không có gì quá ngạc nhiên, bởi trong một bản chiến lược marketing bao giờ cũng sẽ đề cập đến một hoặc thậm chí là nhiều chiến thuật marketing khác nhau.
Như vậy, để phân biệt được sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này thì trước hết bạn cần phải hiểu chiến lược marketing là gì. Số đông vẫn thường ví chiến lược tiếp thị chính là một bản kế hoạch tổng thể, nó được thiết kế với các mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp hướng đến. Vì vậy, giữa chiến lược và chiến thuật dù được sử dụng trong cùng bối cảnh vẫn sẽ có rất nhiều điểm khác nhau mà bạn cần nắm rõ.
• Chiến lược là kế hoạch tổng thể, thiết kế với các mục tiêu rõ ràng. Chiến thuật là những phương pháp, công cụ để cụ thể hóa các mục tiêu đó.
• Chiến thuật là cấp dưới của chiến lược, có chiến lược thì mới có chiến thuật, không có chiến lược thì chiến thuật cũng không để làm gì.
• Chiến lược là một tập hợp thống nhất các quyết định, định hướng giúp doanh nghiệp đạt được vị trí như mong muốn. Chiến thuật là quá trình tìm kiếm, sử dụng các phương pháp để tối ưu về mặt hiệu quả.
• Chiến thuật liên quan đến các rủi ro thấp hơn rất nhiều so với chiến lược.
• Chiến lược là một hành trình dài với nhiều chặng, nhiều giai đoạn. Chiến thuật là một cuộc dạo chơi với thời gian ngắn.
• Chiến lược được xây dựng để đạt được đến điểm đích trong tương lại. Chiến thuật được thiết kế để phù hợp với tình hình hiện tại.
Các chiến thuật marketing hoạt động siêu hiệu quả
Không khó để bạn kể tên vô số các chiến thuật marketing đã được rất nhiều doanh nghiệp, công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong chiến lược lâu dài của mình. Nhiều là vậy nhưng không phải chiến thuật nào cũng được đánh giá cao về mặt hiệu quả như nhau. Ngoài ra, cùng là một chiến thuật marketing nhưng đối với đơn vị này là tốt, hiệu quả nhưng với những đơn vị khác lại có thể ngược lại. Nhưng sau đây là 9 chiến thuật marketing luôn nhận được đánh giá cao với sự hoạt động siêu hiệu quả của mình.
Trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC)
Chiến thuật marketing đầu tiên mà chúng tôi muốn gửi đến với các bạn là một chiến thuật quá đỗi quen thuộc – Trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC). Hay trong tiếng Anh còn được gọi là Pay-Per-Click nên từ viết tắt của nó sẽ là PPC. Nó được coi là một chiến thuật trực tuyến giúp các doanh nghiệp tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, đồng thời thu hút được đông đảo sự quan tâm. Doanh nghiệp sẽ thiết lập chiến thuật marketing PPC thông qua nhiều nền tảng khác nhau, điển hình nhất phải kể đến là Google Ads. Về cơ bản, đối với PPC thì doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho đơn vị quảng cáo mỗi khi khách hàng nhấp vào quảng cáo hiển thị của bạn.
Sponsorship (Tài trợ)
Cũng là một chiến thuật đúng với hình thức trả phí để tiếp cận được khách hàng một cách hiệu quả hơn. Sponsorship – tài trợ sẽ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bỏ ra một khoản ngân sách nhất định để tài trợ cho một chương trình, hoạt động,… của đơn vị hay tổ chức nào đó. Đương nhiên, chương trình, hoạt động,… càng lớn thì mức độ “phủ sóng” sẽ càng cao. Nếu bạn tài trợ những chương trình hay hoạt động này thì hình ảnh của thương hiệu sẽ xuất hiện song song, được nhiều người biết đến. Cùng với đó, chiến thuật Sponsorship sẽ giúp xây dựng một hình ảnh thương hiệu uy tín trong mắt cộng đồng.
Testimonial (Chứng thực)
Đây là một chiến thuật mang đến tính hiệu quả rất cao, sử dụng sự chứng thực từ khách hàng với những đánh giá tích cực về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Họ là những người tiêu dùng thông thường chứ không phải là người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng. Tuy nhiên, những đánh giá từ họ lại mang độ tin cậy cao và ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của nhiều người. Nhưng không phải lúc nào khách hàng cũng sẽ tự nguyên đánh giá, nhận xét tốt cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Nhất là đối với việc chia sẻ chúng trên các mạng xã hội hay các diễn đàn khác nhau. Vì vậy, hãy thôi thúc khách hàng của mình chia sẻ - chứng thực bằng những món quà nhất định.
Influencer (Người ảnh hưởng)
Influencer Marketing là một chiến thuật được đông đảo các doanh nghiệp, công ty triển khai thành công. Hơn thế, chiến thuật marketing này phù hợp với ngay cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức ngân sách hợp lý. Tận dụng mức độ nổi tiếng, ảnh hưởng của các cá nhân hay một nhóm nào đó bạn có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu của mình đến nhiều người hơn. Với những người quan tâm, theo dõi đến các Influencers thì đương nhiên khi được nghe, đọc những đánh giá tích cực về sản phẩm, dịch vụ của bạn thì bao giờ cũng được tin cậy hơn.
Affiliate (Tiếp thị liên kết)
Tiếp thị liên kết là một trong những chiến thuật marketing được đánh giá cao về mặt hiệu suất. Nó là một cách giúp các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình một cách rộng rãi thông qua các nền tảng internet. Đương nhiên, để làm được điều này thì bạn cần phải cộng tác với nhiều Advertiser. Càng nhiều Advertiser tiếp thị trung gian cho doanh nghiệp, thì mức độ “phủ sóng” sẽ càng tăng cao. Chi phí trả cho các Advertiser sẽ là các khoản hoa hồng “chốt đơn” thành công cho bạn. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng mặt hàng cũng như cách thứ hoạt động thì các khoản hoa hồng cho đến chi phí khác sẽ được tính khác nhau.
Advocacy (Vận động chính sách)
Chiến thuật Advocacy sẽ có những điểm mà bạn thấy giống với Testimonial và Influencer nhất định. Tuy nhiên, vận động chính sách được hiểu đúng thì trong đó người chia sẻ sẽ là khách hàng hoặc cũng có thể là người hâm mộ nói về tình cảm tích cực đối với dịch vụ, sản phẩm hoặc thương hiệu với những người khác. Họ sẽ trở thành những nhà tiếp thị độc lập cho chính doanh nghiệp của bạn, nó cũng giống với hình marketing truyền miệng mà chúng tôi đã từng chia sẻ trong bài trước đó.
Engagement (Tương tác)
Một chiến thuật marketing tối ưu về mặt hiệu quả nhưng lại không được nhiều đơn vị chú trọng đến, đúng hơn là đánh giá cao. Nếu như trước kia, marketing sẽ được triển khai từ một phía, doanh nghiệp truyền tải thông tin, thông điệp còn khách hàng tiếp nhận. Nhưng ngày nay, muốn hiệu quả thì cần phải tạo ra sự tương tác từ hai chiều. Tương tác giữa người bán và người mua, không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt thêm được nhiều thông tin quan trọng mà còn giúp xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài. Đặc biệt, thông qua tương tác bạn còn biết được sản phẩm của mình cần phải thay đổi ở điểm gì, dịch vụ của mình nên cải tiến ở khâu nào.
Marketing Automation (Tự động hóa tiếp thị)
Trong thời đại số công nghệ 4.0, việc tự động hóa quy trình làm việc đang được các doanh nghiệp hướng đến. Vậy trong marketing thì sao? Marketing Automation chính là chiến thuật đang được đông đảo các đơn vị áp dụng. Nó được hiểu là việc sử dụng đến các phần mềm tự động trong quá trình triển khai, thực hiện hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Nhờ đó, nó giúp các chuỗi hoạt động được triển khai một cách nhanh chóng, tự động rút ngắn thời gian, công sức như cách hoạt động marketing truyền thống từ trước đến nay.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Được viết tắt từ cụm từ Search Engine Optimization, được hiểu là quy trình nâng cao thứ hạng tìm kiếm trên Google. Nhờ đó, khách hàng khi tìm kiếm các từ khóa liên quan sẽ nhìn thấy website của bạn dễ dàng hơn. Khi phát sinh nhu cầu, người tiêu dùng thường có xu hướng chung là tìm kiếm các thông tin cần thiết trên các nền tảng tìm kiếm. Mục đích của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chính là tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, mang đến các giá trị lợi ích cho hoạt động marketing tổng thể. Ngoài ra, SEO còn giúp remarketing sẽ mang đến “điểm cộng” đối với nhiệm vụ xây dựng thương hiệu.
Những yếu tố cần phải xem xét đến trong chiến thuật marketing
Khi xây dựng và phát triển một chiến thuật marketing thành công, tạo dựng được nhiều giá trị cao thì doanh nghiệp cần phải thiết kế một kế hoạch thực hiện chi tiết. Dù chỉ triển khai trong một khoảng thời gian ngắn, tính rủi ro không quá cao. Nhưng nếu bạn thực hiện một cách cảm tính, không cụ thể từng bước, từng bước thì tổn thất sẽ vẫn xảy ra. Trong khi đó, kinh doanh ngày càng cạnh tranh mỗi một lần thất bại của bạn sẽ là lợi thế cho các đối thủ.
Ngay cả với 9 chiến thuật marketing hoạt động siêu hiệu quả trên đây cũng vậy, người khác áp dụng thành công nhưng không phải bạn cứ áp dụng y nguyên cũng sẽ đạt được kết quả như vậy. Một chiến thuật trong chiến lược thất bại, sẽ không khiến cả chiến lược thất bại. Nhưng nếu đó là chiến thuật chủ chốt, quan trọng thì điều này lại không được đảm bảo. Vì vậy, khi xây dựng chiến thuật marketing bạn cần cân nhắc đến 6 yếu tố như sau:
1. Đánh giá và phân tích tình hình doanh nghiệp và khách hàng
2. Đối thủ của doanh nghiệp
3. Nội tại trong doanh nghiệp
4. Xác định, xây dựng các điểm nổi bật của dịch vụ doanh nghiệp
5. Phân loại các nhóm khách hàng tiềm năng
6. Lên kế hoạch chi tiết
Sau khi đã tìm hiểu rõ chiến thuật marketing là gì và đồng thời phân biệt một cách chính xác với chiến thuật maketing. Mong rằng, bạn đã bổ sung cho mình thật nhiều thông tin hứu ích, qua đó không ngừng hoàn thiện các bản chiến thuật hiệu quả cho mình. Ngoài việc tìm kiếm các chiến thuật phù hợp, mang tính khả khi cao thì bạn cần phải xem xét đến 6 yếu tố mà chúng tôi đã đề cập đến.