Growth Marketing hay tiếp thị tăng trưởng đang là thuật ngữ được đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây. Nhất là khi, hàng loạt các thương hiệu sử dụng đến phương pháp tiếp thị này và thu về những kết quả đầy ấn tượng. Nó được biết đến là một trong những cách tiếp cận hợp nhất tối ưu để phát triển một cách tốt nhất.
Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về Growth Marketing là gì? Trong Growth Marketing có các thành tố nào? Hay làm sao có thể phát triển hệ tư duy Growth Marketing thành công? Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng TUHA tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này nhé.
Growth Marketing là gì?
Là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực tiếp thị, thế nhưng “Growth Marketing là gì?” chỉ đơn giản với dân Marketers, còn với số đông thì chắc chắn đây vẫn là một câu hỏi khó. Dịch theo nghĩa tiếng Anh, Growth Marketing chính là tiếp thị tăng trưởng, thế nhưng bản chất của phương pháp này lại không dừng ở mặt nghĩa đơn thuần như vậy. Nó được các chuyên gia trong ngành định nghĩa là một quá trình của sự sáng tạo, thự nghiệm và đánh giá các phương pháp được tiến hành với mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng chuyên đổi tương tác của khách hàng tiềm năng.
Nếu như bạn biết đến phễu marketing hay Hack Marketing thì sẽ hiểu rất rõ về phương pháp này. Về trách nhiệm Growth Marketing sẽ đảm nhận nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng về quy mô khách hàng, tiến hành tương tác ở tất cả các điểm chạm. Phương pháp này sẽ tập trung vào việc tiến hành thử nghiệm các giải pháp, thông điệp, nội dung mang tính cá nhân hóa dựa trên việc nghiên cứu hành vi người dùng cụ thể. Qua đó, phương pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp, công ty tiếp cận, thu hút và giữa chân khách hàng một cách tối ưu nhất.
Thuật ngữ này dù chỉ mới được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, nhưng trên thực tế nó đã xuất hiện từ năm 2011. Bắt nguồn từ việc doanh nhân Sean Ellis muốn tìm kiếm một nhân viên phụ trách mảng tiếp thị cho công ty của mình. Tuy nhiên, ông đặc biệt đặt ra yêu cầu đối với vị này không đơn thuần chỉ là tỷ lệ chuyển đổi mà còn là phát triển cơ sở người dùng một cách hiệu quả, nhanh chóng. Vì vậy mà khái niệm Growth Marketing được ra đời, thông qua các chiến thuật tăng trưởng nhanh chóng nhưng vẫn mang tính chất dài hạn.
Tại sao Growth Marketing lại quan trọng?
So với marketing truyền thống, với những phương pháp chỉ quan tâm và chú trọng đến phần ngọn. Tức là chỉ kéo khách hàng về và tiến hành các nhiệm vụ truyền thông cơ bản khác thì Growth Marketing lại xuất hiện xuyên suốt, đi sâu vào hành trình trải nghiệm khách hàng, chịu trách nhiệm về việc chuyển đổi hành vi. Đặc biệt, các Marketers khi áp dụng phương pháp này sẽ phải luôn sử dụng các kỹ thuật, chiến thuật, chiến lược khác nhau bắt đầu từ quá trình thử nghiệm thường xuyên. Sau đó, họ mới từng bước tối ưu thử nghiệm của mình để mang đến một phương án hoàn chỉnh nhất, tốt nhất cho mình.
Bắt đầu xuất hiện từ năm 2011, trải qua nhiều năm Growth Marketing ngày càng phát triển với hàng loạt các chiến thuật tăng trưởng nhanh. Nhưng với sự thay đổi của khoa học – kỹ thuật thì phương pháp này cũng dần trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, Growth Marketing vẫn rất được các Marketers chú trọng đến và áp dụng vào chiến lược marketing tổng thể của mình. Bởi mục tiêu của Growth Marketing chính là xác định cơ hội mới, xây dựng và thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Cách tiếp cận này còn giúp chúng ta tìm kiếm ra các kênh, các cách giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn, cho dù chỉ thông qua một kênh mới hay một nội dung mới.
Ngoài sự thành công không chỉ gói gọn trong cơ sở người dùng, quy mô người dùng. Phương pháp còn hướng đến việc xây dựng các đối tượng tương tác cao, cắt giảm tình trạng đứt đoạn, giãn đoạn và gia tăng giá trị lâu dài. Việc xây dựng một hệ tư duy Growth Marketing thành công, mang tính cá nhân hóa cao còn giúp tiết kiệm một nửa chi phí tiếp thị, tăng 15% doanh thu và 30% về mức độ hiệu quả của chiến lược. Như vậy, tầm quan trọng của Growth Marketing chỉ cần thông qua những con số này đã đủ sức thuyết phục. Chưa kể đến việc, Growth Marketing còn giúp tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng và mang đến nhiều trải nghiệm tốt hơn.
Các thành tố cốt lõi của Growth Marketing
Để tiến hành Growth Marketing thì bạn cần phải hiểu rõ nó sẽ chứa đựng những thành tố cốt lõi nào. Đây là những “mảnh ghép” quan trọng để tạo nên một chiếc lược tiếp thị tăng trưởng thành công, nếu thiếu đi dù chỉ là một “mảnh ghép” thì chắc chắn mức độ hiệu quả sẽ giảm sút tức thì. Trong một chiến lược tiếp thị tăng trưởng sẽ hướng đến các mục tiêu như tỷ lệ thu hút khách hàng, tỷ lệ giữ chân khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi hành vi người dùng và khả năng gia tăng giá trị của người tiêu dùng. Vì vậy, để đảm bảo cho các mục tiêu thì sẽ có 3 thành tố cốt lõi luôn được đề cập là A/B Testing, Cross-channel marketing và Customer Lifecycle.
A/B Testing
A/B Testing được biết đến là một trong những phương pháp thực hành cốt lõi của Growth Marketing, nó được hiểu là thử nghiệm đa biến. Hiểu một cách đơn giản là nó sẽ liên quan đến việc thử nghiệm giữa hai yếu tố A và B hoặc cũng có thể là một loạt các thử nghiệm, yếu tố khác nhau nhưng có sự liên quan nhất định. Quá trình thử nghiệm này được tiến hành với mục đích tìm kiếm ra “ứng cử viên sáng giá nhất” để hoàn thành nhiệm vụ thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Phương pháp này sẽ được tiến hành dựa trên nhiều công cụ, nền tảng khác nhau như email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trên Google, Landing page,… Điều cần chú ý đối với A/B Testing là chúng ta cần phải tập trung vào việc tối ưu tùy chỉnh cho từng nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Để từ đó tìm kiếm và đưa ra những nội dung phù hợp nhất với từng phân đoạn thị trường, sau đó tiếp tục thử nghiệm.
Cross-channel marketing
Tiếp thị tăng trưởng được chuyển hướng với việc tiếp thị đa kênh, chứ không chỉ dừng lại ở một hay hai kênh chủ đạo duy nhất. Khi Cross-channel marketing xuất hiện trong Growth Marketing các các nhân, đơn vị cần phải nghiên cứu chuyên sâu hơn từng phân đoạn để hiểu rõ về hành vi người dùng, sở thích giao tiếp của họ. Sau đó bạn mới có thể biết được đâu là những kênh phù hợp, tối ưu nhất cho việc giao tiếp cũng như đưa ra các chiến dịch sáng suốt.
Việc mở rộng số lượng kênh tiếp thị sẽ cho phép bạn tiếp cận, thu hút được số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng các kênh bạn lựa chọn cần phải phù hợp với sở thích, hành vi người dùng. Vì nhiều kênh không đồng nghĩa với việc sẽ hiệu quả, nếu các kênh bạn phát triển không có lượng khách hàng tiềm năng tập trung cao thì kết quả cũng không được như mong muốn.
Customer Lifecycle
Thành tố cuối cùng trong Growth Marketing chính là Customer Lifecycle – Vòng đời khách hàng. Customer Lifecycle sẽ được bắt đầu từ khi khách hàng cảm nhận, nhận thức được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của mình cho đến khi tìm hiểu, tương tác và đưa ra quyết định cuối cùng. Để đơn giản hóa thì các Marketer sẽ cần phải chú trọng vào 3 giai đoạn trong vòng đời khách hàng là:
• Activation (Kích hoạt)
• Nurture (Nuôi dưỡng)
• Reactivation (Kích hoạt lại)
Mỗi một giai đoạn sẽ chứa đựng những tính chất, đặc điểm riêng biệt và đóng góp một vai trò khác nhau trong tổng thể hành trình trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng nên những chiến dịch, kế hoạch riêng biệt, phù hợp với từng trải nghiệm của khách hàng.
Growth Marketing có các chiến lược nào?
Khi triển khai Growth Marketing tùy vào mục tiêu, khả năng cũng như nguồn lực hiện tại mà các doanh nghiệp sẽ tiến hành các chiến lược chức năng khác nhau. Hơn thế, việc phát triển Growth Marketing đang dần trở nên phức tạp hơn với sự phát triển của công nghệ - kỹ thuật. Dần dần nó buộc chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, nếu phát triển Growth Marketing theo chiều sâu thì sẽ có ba chiến lược cụ thể như sau:
• Chiến lược Growth Marketing qua các kênh Digital Marketing
• Chiến lược Growth Marketing kết hợp kênh Digital và tính năng viral của sản phẩm/dịch vụ
• Chiến lược Growth Marketing từ chiến lược quản trị
Chiến lược tiếp thị tăng trưởng sẽ tùy theo cấp độ, quy mô đi lên, nhưng toàn diện nhất vẫn là nên đi theo chiều sâu với sự kết hợp của ba chiến lược trên. Bởi ba chiến lược này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng sẽ tối ưu gia tăng về mặt hiệu quả. Đặc biệt, trong chiến lược Growth Marketing từ chiến lược quản trị còn giúp đi sâu vào phần văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp. Tiếp tục là việc đi đến việc hoàn thiện, tối ưu dịch vụ, sản phẩm ngày một tốt hơn.
Cách phát triển hệ tư duy Growth Marketing hiệu quả
Chúng ta đáng sống và làm việc trong thời đại của sự “bùng nổ” khoa học – công nghệ, với sự ra đời hàng loạt của các nền tảng, các kênh giao tiếp khác nhau. Mọi thứ về khoảng cách, rào cản địa lý đều được rút ngắn lại một cách tối ưu nhất. Vì vậy, Growth Marketing sẽ đòi hỏi chúng ta phải làm việc nhiều hơn, quản lý nhiều hơn với sự cố gắng của nhiều người, nhiều người bộ phận. Tuy nhiên, điều quan trọng khi hợp nhất để tiến hành Growth Marketing thì cần phải có được một hệ tư duy “tiếp thị tăng trưởng” đúng nghĩa.
Tất nhiên, với những doanh nghiệp đã quá đỗi quen thuộc với tư duy marketing theo kiểu truyền thống thì việc thay đổi sang hệ tư duy Growth Marketing sẽ gặp không ít khó khăn. Nhưng nếu bạn nỗ lực thay đổi từng bước, dựa vào ba điểm mấu chốt sau đây thì hoàn toàn có thể hoàn thành được điều này một cách tốt nhất.
1. Cần hiểu rõ về phiễu marketing của mình hiện tại.
2. Xây dựng một khung vận hành và tiến hành cải thiện phiễu marketing tối ưu hơn.
3. Đầu tư thời gian, công sức để thấm nhuần tư duy Growth Marketing cho đội ngũ của bạn.
Phân biệt Growth Marketing và Digital Marketing
Growth Marketing và Digital Marketing là hai thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong lĩnh vực tiếp thị, đồng thời luôn nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Cả hai đều là những phương pháp tiếp thị hiện đại được đánh giá cao về mặt hiệu quả. Tuy nhiên, giữa hai phương pháp sẽ có những điểm khác biệt nhất định, dù ở phần trên các bạn có thể thấy trong Growth Marketing vẫn có chiến lược được két hợp, phát triển từ Digital Marketing. Chúng có thể hỗ trợ nhau để mang đến phương án tốt nhất, nhưng khi đặt độc lập thì sẽ có những hướng phát triển riêng biệt.
+ Đối với Growth Marketing: Tiếp thị tăng trưởng được phát triển thông qua việc thử nghiệm liên tục và triển khai đa kênh. Các chiến thuật sẽ được thay đổi liên tục chứ không chỉ giữ nguyên từ đầu đến cuối trong suốt khoảng thời gian dài. Để từ đó, đưa ra phương án tốt nhất cho các mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Growth Marketing còn giúp tăng cơ sở người dùng mà vẫn tối ưu về mặt chi phí nhất.
+ Đối với Digital Marketing: Khái niệm này được hiểu tiếp thị kỹ thuật số, các kế hoạch, chiến lược trong Digital Marketing sẽ dựa vào việc triển khai các kỹ thuật cụ thể thông qua các bản thử nghiệm đã được thực hiện, đánh giá trước đó. Các kỹ thuật đó có thể là Email marketing, quảng cáo trực tuyến,… nhưng bạn cần phải theo dõi thường xuyên và cần đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Ngày càng nhiều phương pháp tiếp thị được ra đời và phát triển, tất nhiên mỗi một phương pháp sẽ mang đến những lợi ích khác nhau cho chúng ta. Trong đó, Growth Marketing đang thể hiện được vượt trội của mình với những giá trị nổi bật. Tập trung vào việc thử nghiệm liên tục, tiếp thị đa kênh và tối ưu giá trị khách hàng. Growth Marketing đòi hỏi bạn cần phải có sự đầu tư tốt nhất để có thể hạn chế các rủi ro xảy ra.