Là mô hình kinh doanh đã xuất hiện từ lâu, nhưng đến nay kinh doanh hộ gia đình vẫn rất được ưa chuộng và có mức độ phổ biến cao. Tuy nhiên kinh doanh hộ gia đình là gì? Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì? hay vô vàn những câu hỏi liên quan đến hình thức này vẫn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm.
Hơn thế, không phải cũng có thể hiểu rõ về kinh doanh hộ gia đình, nhất là khi theo thời gian thương mại toàn cầu ngày càng phát triển với nhiều sự thay đổi. Ngay cả trong mô hình kinh doanh nhỏ này, cũng đã có nhiều điểm khác biệt so với trước kia. Để có thể triển khai và phát triển thì bản thân bạn cần phải tìm hiểu một cách kỹ lưỡng và “bỏ túi” cho mình một số bí quyết nhất định.
Kinh doanh hộ gia đình là gì?
Kinh doanh hộ gia đình (Tiếng Anh: Household Business) hay còn được biết đến tên gọi khác là hộ kinh doanh, đây là một trong những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ được pháp luật quy định, quản lý với các quy định chặt chẽ. Điều này sẽ đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các chủ hộ kinh doanh cũng như các bên liên quan. Mô hình này sẽ do duy nhất một cá nhân hoặc một nhóm người cùng làm chủ theo đúng nghĩa “gia đình” tiến hành đăng ký và chịu toàn bộ các trách nhiệm pháp lý liên quan. Người đăng ký kinh doanh phải đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực pháp lý, trách nhiệm dân sự, tự đứng lên làm chủ và vận hành mô hình kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, đối với mô hình này sẽ chỉ được phép đăng ký kinh doanh với một địa điểm cố định và sử dụng không quá 10 lao động hợp pháp. Trong trường hợp, có nhiều hơn một người làm chủ cùng tiến hành đăng ký kinh doanh thì phải ủy quyền cho một người làm đại diện pháp lý. Hộ kinh doanh sẽ không có con dấu, thay vào đó bạn sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với những hoạt động kinh doanh của mình. Mỗi một cá nhân, thành viên trong hộ kinh doanh sẽ chỉ được đăng ký một hộ duy nhất và được tính trên phạm vi toàn quốc.
Đến nay, kinh doanh hộ gia đình đang là mô hình phổ biến ở nước ta, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung cả nền kinh tế. Vì vậy, các hộ gia đình kinh doanh luôn nắm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước. Đây đồng thời cũng là “mắt xích” chủ chốt trong việc đáp ứng nhu cầu mua sắm, sử dụng ở nhiều phân khúc khác nhau của thị trường. Nên dù là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ nhưng vai trò của hộ kinh doanh thì chưa bao giờ “nhỏ” chút nào.
Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì?
Không khó để đưa ra một ví dụ về kinh doanh hộ gia đình trong thực tế, nhưng để có thể trả lời chính xác câu hỏi “Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì?” thì lại là vấn đề hoàn toàn ngược lại. Chắc chắn không phải ai cũng có đủ kiến thức và sự am hiểu để đưa ra đáp án chính xác đối với câu hỏi này của bạn. Căn cứ quy định tại điều 79 trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cũng như so sánh cụ thể với các mô hình kinh doanh khác thì chúng ta có thể đưa ra các đặc điểm của hộ kinh doanh như sau:
Thứ nhất: Chủ sở hữu phải một cá nhân hoặc một nhóm người cụ thể từ 18 tuổi trở lên và phải là công dân Việt Nam. Trừ một số trường hợp sẽ không được đăng ký kinh doanh như chưa thành niên, bị hạn chế về năng lực dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…
Thứ hai: Đây là mô hình phải đăng ký kinh doanh và chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm cố định, không sử dụng quá 10 lao động thường xuyên. Ngoại trừ những hộ gia đình sản xuất nhỏ, những người bán hàng rong, kinh doanh lưu động, thu nhập thấp sẽ không phải đăng ký.
Thứ ba: Trong trường hợp hộ kinh doanh sử dụng quá 10 lao động thường xuyên sẽ phải chuyển sang đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thứ tư: Vì không phải là quy mô doanh nghiệp, nên hộ kinh doanh sẽ không chịu phải những quy định về đăng ký phá sản doanh nghiệp.
Thứ năm: Người chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu phải chịu trách nhiệm vô thời hạn cho toàn bộ hộ động kinh doanh của mình.
Thứ sáu: Các hộ kinh doanh sẽ không có tư cách pháp nhân cũng như con dấu được cấp riêng.
Phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ
Kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ (doanh nghiệp tư nhân), là hai mô hình đầu tư kinh doanh được rất nhiều người lựa chọn. Cả hai đều là những mô hình nhỏ trong hệ thống kinh tế, vì vậy sẽ không tránh khỏi việc bị nhầm lẫn với nhiều người. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này một cách dễ dàng và chính xác.
+ Chủ thể thành lập:
• Hộ kinh doanh: Do cá nhân, nhóm người, gia đình là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên và không phải các trường hợp ngoại trừ.
• Doanh nghiệp nhỏ: Do một cá nhân làm chủ, tự bỏ vốn ra để thành lập doanh nghiệp, không bắt buộc phải là công dân Việt nhưng phải đủ 18 tuổi trở lên và đảm bảo đầy đủ các quy định về mặt pháp luật.
+ Quy mô kinh doanh:
• Hộ kinh doanh: Quy mô kinh doanh là nhỏ, rất nhỏ và chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm duy nhất, nếu là mô hình lưu động phải có thông báo với cơ quan có thẩm quyền.
• Doanh nghiệp nhỏ: Quy mô vẫn lớn hơn hộ gia đình, không bị giới hạn về địa điểm kinh doanh.
+ Số lượng lao động:
• Hộ kinh doanh: Chỉ được phép có 10 lao động thường xuyên.
• Doanh nghiệp nhỏ: Số lượng lao động không bị hạn chế, có thể lên đến hàng trăm người.
+ Điều kiện kinh doanh:
• Hộ kinh doanh: Phải tiến hành đăng ký kinh doanh thành công tại các cơ quan chức năng cấp huyện. Không yêu cầu con dấu kinh doanh, không được tiến hành bán hay cho thuê hộ kinh doanh của mình.
• Doanh nghiệp nhỏ: Phải đăng ký kinh doanh tại các cơ quan chức năng cấp tỉnh. Điều kiện bắt buộc phải có con dấu riêng, có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình.
+ Thủ tục giải thể:
• Hộ kinh doanh: Không chịu quy định về các pháp chế thủ tục giải thể.
• Doanh nghiệp nhỏ: Thủ tục giải thể sẽ theo quy định của pháp luật chặt chẽ.
Ưu, nhược điểm của kinh doanh hộ gia đình
Là một trong những mô hình kinh doanh có tính phổ biến cao, theo thời gian với sự phát triển chúng hộ gia đình ngày càng có nhiều sự thay đổi. Để quản lý, kiểm soát chặt chẽ Nhà nước cũng đưa ra các quy định, văn bản cụ thể đối với kinh doanh hộ gia đình. Cũng tương tự như những mô hình kinh doanh khác, kinh doanh hộ gia đình luôn luôn song hành những mặt ưu, nhược điểm khác nhau. Đây sẽ là những khía cạnh giúp bạn đánh giá đúng hơn về mô hình kinh doanh này, đồng thời có thể đưa ra quyết định về việc đầu tư của mình.
+ Ưu điểm của kinh doanh hộ gia đình:
• Thủ tục, trình tự đăng ký kinh doanh khá đơn giản.
• Quy mô nhỏ nên không đòi hỏi số vốn quá lớn.
• Dễ dàng triển khai hơn các mô hình kinh doanh khác.
• Chế độ, chứng từ liên quan đến sổ sách kế toán đơn giản hơn rất nhiều.
• Hộ kinh doanh sẽ không phải kê khai thuế theo từng tháng một, thay vào đó sẽ được áp dụng thuế khoán.
• Không phải chịu quy định chặt chẽ, phức tạp về các thủ tục giải thể.
+ Nhược điểm của kinh doanh hộ gia đình:
• Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc.
• Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động.
• Không có con dấu, không có tư cách pháp nhân.
• Phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
• Không được khai cũng như tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Như vậy, hộ kinh doanh sẽ không được hoàn thuế và bạn cũng sẽ không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng.
Các lĩnh vực kinh doanh hộ gia đình
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào liên quan đến việc quy định về các hình thức hay các lĩnh vực kinh doanh hộ gia đình cụ thể để chúng ta tham khảo. Tuy nhiên, tùy theo các đặc điểm như vùng miền, khu vực, địa bàn hoạt động mà mô hình kinh doanh này vẫn sẽ được phân loại theo trình độ sản xuất, mức độ đa dạng hàng hóa cung ứng và khả năng tự chủ. Vì chưa quý quy định cụ thể, nên các cá nhân có thể thoải mái lựa chọn lĩnh vực kinh doanh hộ gia đình cho mình.
Nếu bạn đang cần tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh, đúng hơn là chưa biết nên đầu tư lĩnh vực nào với mô hình này thì có thể tham khảo những sự gợi ý dưới đây của chúng tôi. Đây là các lĩnh vực kinh doanh hộ gia đình không chỉ có mức độ phổ biến cao mà còn có tiềm năng rất lớn.
• Kinh doanh quán ăn
• Kinh doanh quán café, quán trà sữa
• Kinh doanh các sản phẩm đồ gia dụng
• Kinh doanh các sản phẩm đồ điện tử
• Kinh doanh mỹ phẩm
• Kinh doanh quần áo, phụ kiện thời trang
• Kinh doanh thực phẩm
• Kinh doanh dịch vụ làm đẹp
• …
Vốn kinh doanh hộ gia đình có mấy loại?
Để triển khai kinh doanh hộ gia đình sẽ đòi hỏi rất nhiều yêu cầu kèm theo và một thứ không thể thiếu, luôn nhận được nhiều sự quan tâm phải kể đến chính là vốn. Theo đó, vốn kinh doanh hộ gia đình được hiểu là tổng số tiền mà cá nhân hoặc nhóm người, gia đình phải bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh cần thiết. Do chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, nên số vốn kinh doanh của hộ gia đình sẽ không tách rồi điều này.
Vậy vốn kinh doanh hộ gia đình có mấy loại? Căn cứ vào phụ lục của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, sẽ chỉ đề cập đến số vốn điều lệ của hộ kinh doanh. Theo đó, pháp luật sẽ không quy định về các loại vốn kinh doanh hộ gia đình hay liên quan đến số vốn điều lệ tối đa, tối thiểu là bao nhiêu. Mọi thứ đều sẽ chỉ xoay quanh các vấn đề liên quan đến vốn điều lệ cơ bản như sau:
Thứ nhất: Vốn điều lệ của hộ kinh doanh sẽ không có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh.
Thứ hai: Vốn điều lệ để hiệu quả nên đăng ký phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực, quy mô cũng như chiến lược kinh doanh.
Thứ ba: Nếu chấm dứt hoạt động kinh doanh, vốn điều lệ cũng đã hết nhưng vẫn còn các khoản nợ thì phải dùng tài sản để thanh toán những khoản này.
Cách đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Đăng ký kinh doanh hộ gia đình là một trong những điều kiện bắt buộc về mặt pháp lý để triển khai, phát triển mô hình này. Như vậy, dù là cá nhân, nhóm người hay gia đình bạn muốn kinh doanh theo hộ gia đình thì đây cũng là điều cần phải thực hiện. Không phân biệt vốn điều lệ lớn hay nhỏ, đang muốn phát triển trong lĩnh vực nào. Ngoài ra, đăng ký kinh doanh còn được hiểu là cơ sở pháp lý để tiến hành xác nhận và quản lý chặt chẽ. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký kinh doanh hộ gia đình với đầy đủ các yêu cầu kèm theo.
+ Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình:
• Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không thuộc các danh mục cấm theo quy định của pháp luật.
• Tên hộ đăng ký kinh doanh phải bao gồm tên riêng và hộ kinh doanh đầy đủ. Tên riêng không được chứa các ký tự, ngôn từ vi phạm văn hóa, lịch sử,…
• Nộp lệ phí đăng ký theo quy định.
+ Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình:
• Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
• Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ đăng ký.
• Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ nếu bạn đứng tên địa chỉ mặt bằng kinh doanh.
Đối với trường hợp có nhiều thành viên cùng góp vốn để kinh doanh thì cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ như sau:
• Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên góp vốn.
• Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
• Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền cho một thành viên làm đại diện.
• Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
• Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
Để kinh doanh hộ gia đình có hiệu quả cần phải làm gì?
Đây có lẽ là vấn đề được nhiều bạn quan tâm nhất đến lúc này, kinh doanh hộ gia đình là mô hình được đánh giá là dễ triển khai, đơn giản và không có quá trình quy định chặt chẽ về pháp lý như các mô hình khác. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh của thị trường chung hiện nay thì việc triển khai một mô hình kinh doanh chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Chưa kể, hộ kinh doanh là mô hình rất phổ biến tại nước ta, nên “Để kinh doanh hộ gia đình có hiệu quả cần phải làm gì?” ắt hẳn sẽ không phải là câu hỏi dễ dàng để đưa ra đáp án cụ thể.
Thực tế, kinh doanh hộ gia đình ngày càng phổ biến thì mức độ cạnh tranh và độ khó của nó cũng sẽ tỷ lệ thuận theo. Với kinh nghiệm từ chính hoạt động kinh doanh của mình, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn một số bí quyết giúp giải đáp vấn đề này.
• Lập kế hoạch kinh doanh hộ gia đình chặt chẽ, hiệu quả.
• Đảm bảo số vốn kinh doanh hộ gia đình.
• Xác định điểm mạnh và điểm yếu của chính mình.
• Thiết lập liên hệ giữa những gì bạn có và những gì bạn muốn.
• Áp dụng công nghệ trong quản lý, phát triển kinh doanh.
• Quản lý nguồn vốn khoa học.
• Lựa chọn lĩnh vực, ngành hàng tiềm năng, phù hợp với khả năng.
• Kịp thời xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh, marketing hiệu quả.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn những thông tin về kinh doanh hộ gia đình – mô hình kinh doanh đang rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Là một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, nhưng vài trò và tầm ảnh hưởng của hộ kinh doanh luôn được đề cao. Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh doanh hộ gia đình và đồng thời bỏ túi được cho mình những bí quyết “đắt giá”.