Bối cảnh cách ly xã hội ở Việt Nam kéo dài vào đúng dịp trung thu các hẳn sẽ khiến cho nhiều nhà kinh doanh gặp bối rối. Nhân dịp mùa trung thu 2021 sắp đến, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của ngày lễ này, cũng như một số mặt hàng có thể kinh doanh trong mùa lễ đặc biệt này nhé.
1. Nguồn gốc của ngày trung thu:
Tết Trung thu là ngày lễ được tổ chức ở nhiều cộng đồng các quốc gia Đông Á. Ở Trung Quốc, đó là thời gian đoàn tụ của các gia đình, giống như Lễ Tạ ơn, trong khi ở Việt Nam, nó giống như ngày của trẻ em hơn. Năm 2021, Tết Trung thu sẽ rơi vào ngày 21 tháng 9 (Thứ năm trong tuần).
Tết Trung thu còn được gọi là Tết trông trăng hay Tết làm bánh trung thu. Theo truyền thống, nó rơi vào ngày 15 của tháng 8 âm lịch Trung Quốc, tức là vào tháng 9 hoặc đầu tháng 10 trong lịch Gregorius.
Trong bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Mùa thu chính là mùa đẹp nhất trong năm bởi thế nguồn gốc sâu xa của ngày Tết Trung Thu hay còn được gọi là Rằm tháng 8 âm lịch, "Tết trông trăng" hay "Tết hoa đăng" được diễn ra vào ngày 15, tháng 8 Âm lịch hàng năm - là một lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc những người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa thắng lợi viên mãn. Trong truyền thuyết kể lại có 3 câu chuyện chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và sự tích về chú Cuội ở Việt Nam.
1.1. Sự tích Hằng Nga:
Hằng Nga vốn là là con vợ xinh đẹp và tốt bụng của vua Hậu Nghệ. Theo tương truyền dân gian vào thời xa xưa trên trời có 10 mặt trời cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi.
Chuyện này không lâu sau đó làm kinh động đến vị anh hùng tên Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng hết thần lực giương nỏ thần bắn rụng 9 ông mặt trời. Kể từ khi ấy, Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế và nhận được sự kính trọng yêu mến của rất nhiều người và được các chí sĩ đến tìm tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.
Vào một ngày nọ, Hậu Nghệ lên tới núi Côn Lôn thăm bạn tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương ngang qua bèn xin thuốc trường sinh bất tử.
Nghe nói uống loại thuốc này sẽ lập tức bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ xa vợ hiền nên đưa thuốc bất từ cho Hằng Nga cất giữ vào hộp đựng gương lược của mình, không may bị Bồng Mông nhìn thấy. Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn vài hôm thì Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh xin ở lại.
Đợi Hậu nghệ dẫn các học trò đi không lâu thì Bồng Mông cầm bảo kiếm đột nhập vào hậu viên ép Hằng Nga đưa thuốc bất tử.
Do biết mình không phải đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp Hằng Nga lấy thuốc uống xong thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng cửa sổ và bay lên cung trăng.
Sau khi Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, người dân lần lượt bày hương án dưới ánh trăng để cầu xin Hằng Nga ban may mắn bình an. Từ đó xuất hiện phong tục “bái nguyệt” vào Tết trung thu được lưu truyền trong dân gian.
1.2. Câu chuyện lịch sử Trung Quốc:
Từ thời nhà Đường, nguồn gốc của Tết Trung thu gắn liền với nàng Dương Quý Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính.
Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra Tết Trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.
1.3. Sự tích chú Cuội cung trăng:
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Thả trâu ăn lúa gọi cha ồi ồi
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thời cầm bút cầm nghiên
Bà thời cầm tiền đi chuộc lá đa.
Ở miền nọ có chàng tiều phu tên là Cuội, một lần đi rừng tìm cây đa thần đa có phép "cải tử hoàn sinh" đào gốc mang về.
Từ ngày lấy được cây thuốc quý về trồng, Cuội đã cứu sống được nhiều người và được yêu mến kính nể.
Trong một lần cứu sống con gái lão địa chủ chết đuối hồi sinh, cô đã xin lấy Cuội làm chồng.
Đôi lứa hưởng những ngày hạnh phúc tuy nhiên cô vợ Cuội mắc tính hay quên. Có lần không may mà cô vợ lú lẫn không nhớ lời dặn cứ nhắm vào cây quý tiểu, cây đa đảo mạnh, bật gốc phi lên trời xanh.
Đúng lúc, Cuội đi kiếm củi về, hớt hải nhảy bổ đến níu cây lại. Nhưng sức người có hạn, cây đa kéo cả Cuội cứ thế bay lên cung trăng. Từ đấy, cứ mỗi dịp ngày rằm, ánh trăng sáng nhất, khi ngước nhìn lên, người ta thấy một vết đen hình cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc. Đó chính là chú Cuội đang chờ ngày được trở về trần gian.
2. Trung thu mang ý nghĩa như thế nào ?
Ngày trung thu còn được gọi là Lễ hội Mặt trăng, vì vào thời điểm đó trong năm mặt trăng được cho là tròn nhất và sáng nhất và người Trung Quốc luôn tôn thờ mặt trăng và coi trọng trăng tròn vào ngày đó.
Truyền thống này đã có được 3.000 năm tuổi. Vào ban đêm, mọi người đặt một bàn với bánh trung thu và các đồ tế khác hướng về mặt trăng, cầu nguyện, dâng hương và lạy mặt trăng. Sau đó, các gia đình sẽ chia nhau lễ vật.
Thời gian đoàn tụ cho gia đình
Trong văn hóa Trung Quốc, trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ, để họ đoàn tụ với gia đình để tổ chức lễ kỷ niệm. Họ cùng nhau thờ trăng, cùng nhau ngắm trăng, thưởng thức bữa tối sum họp và thậm chí chia nhau một chiếc bánh trung thu để mừng đoàn tụ.
Ở Trung Quốc người dân đại lục được nghỉ một ngày vào ngày lễ hội thường được kết nối với cuối tuần là một kỳ nghỉ kéo dài 3 ngày. Nếu rơi vào khoảng ngày 1 đến mùng 7 tháng 10, kỳ nghỉ lễ sẽ kéo dài 8 ngày, được tổ chức cùng với dịp Quốc khánh ở Trung Quốc.
Ở Hong Kong và Macau, mọi người cũng được tận hưởng một ngày nghỉ. Tuy nhiên, nó không được lên lịch vào ngày lễ hội, mà là ngày hôm sau và nó thường không được kết nối với cuối tuần. Ở Đài Loan, kỳ nghỉ một ngày rơi vào ngày lễ hội.
Còn tại tại tết Trung thu đóng một vai trò thiết yếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó không chỉ là một truyền thống quý báu được duy trì từ bao đời nay mà lễ hội này còn là một sự kiện ý nghĩa để gắn kết tình thân gia đình với những mục đích:
Món quà đặc biệt dành cho trẻ em:
Mặc dù có nhiều quan niệm cơ bản được tổ chức vào Tết Trung thu, nhưng ở Việt Nam đây là thời điểm dành cho trẻ em. Ở Việt Nam, Tết thiếu nhi, từ một ngày âm lịch quen thuộc mà mọi người hầu hết chuẩn bị cho việc thờ cúng, ngày này được nhấn mạnh bởi lễ ăn hỏi của trẻ em như một món quà rất đặc biệt dành cho họ. Nó được tổ chức sau thời gian thu hoạch mùa hè bởi các bậc cha mẹ vì họ không có thời gian chăm sóc con cái của họ kỹ lưỡng trong quá trình thu hoạch. Sau khi hoàn thành công việc chính, họ muốn bù đắp điều này bằng cách dành một ngày đặc biệt như một món quà ý nghĩa cho các con. Thật trùng hợp, giữa tháng 8 Âm lịch là lúc trăng tròn lớn nhất trong năm. Vì vậy, họ đã tận dụng ngày này để tạo niềm vui cho trẻ em bằng cách mua những chiếc đèn lồng, những chiếc mặt nạ nhiều màu sắc, tổ chức lễ truyền thống và để con cái của họ thưởng thức cuộc diễu hành đèn lồng dưới ánh trăng rằm rực rỡ. Vì vậy, bất kỳ đứa trẻ Việt Nam nào cũng luôn mong chờ đến lễ hội này mỗi khi tháng 8 Âm lịch đến.
Các đoàn thể trong gia đình:
Nếu Tết Nguyên Đán là một kỳ nghỉ dài ngày giúp các thành viên trong gia đình sum họp sau cả năm xa quê, thì Tết Trung thu là sự đoàn viên ngắn ngủi, gắn kết tình thân giữa các thành viên trong gia đình. Người ta cũng cho rằng, trăng ngày rằm tròn và sáng nhất trong năm vào ngày này sẽ tượng trưng cho sự hoàn thành cũng như sum họp của gia đình. Mọi người sẽ quây quần, thưởng thức bữa tiệc, vui vẻ chia sẻ về cuộc sống của chính mình và cùng nhau chiêm ngưỡng ánh trăng sáng.
Tạ ơn và cầu nguyện:
Sau khi kết thúc vụ mùa bội thu, mọi người muốn tạ ơn tổ tiên về mùa màng bội thu. Và do ngày đặc biệt này, mọi người có cơ hội trở về nhà cùng nhau, họ cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với các đoàn thể trong gia đình. Giống như phong tục thờ cúng truyền thống, Tết Trung thu ở Việt Nam cũng là dịp để cầu mong những điều tốt đẹp cho mọi người trong gia đình như thành công, sức khỏe, trường thọ và tương lai tốt đẹp. Lễ hội này là một sự kiện trọng đại nhằm dạy cho con cháu về truyền thống, tình cảm gia đình gắn bó, nhân hậu, sẻ chia, đoàn kết, tôn kính các bậc tiền bối, tổ tiên.
3. Gợi ý kinh doanh cho mùa trung thu:
3.1 Đồ chơi handmade trẻ em:
Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Tại miền Nam, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu. Đối với người dân Trung Hoa, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa. Còn đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu…vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm trung thu. Đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.
Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp (1976 - 1986), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Ngoài ra còn có các mô hình tàu thủy đồ chơi. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh...
3.2 Kinh doanh bánh trung thu:
Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà.
Bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh.
Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp.
Bên ngoài bánh, phía trên mặt vẽ một vòng tròn ngay trung tâm bằng lòng đỏ trứng gà, trông như vầng trăng chiếu sáng...Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.
3.3 Bán quần áo trẻ em:
Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt.
Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em. Bán đồ cho trẻ em quả là một ý tưởng không tồi.
3.4 Nhận trang trí và làm mâm cỗ trung thu:
Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau.
Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu.
Mâm cỗ trung thu là để cũng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình. Dịch vụ nhận trang trí và làm mâm cỗ Trung thu xuất phát từ chính phong tục tết trung thu về việc phá cỗ.
3.5 Cho thuê trang phục mùa trung thu:
Tết Trung Thu, trẻ em xúng xính đón tết kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Có rất nhiều các hoạt động, sự kiện náo nhiệt, hóa trang, hát kéo quân, múa lân sư rồng tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ cho thuê trang phục mùa này.
3.6 Dịch vụ múa lân dịp trung thu:
Tết trung thu, khắp đường làng, ngõ phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân.
Người Trung Quốc múa lân vào dịp Tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp Tết Trung thu.
Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống.
Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà. Vì thế ý tưởng kinh doanh dịch vụ múa lân đúng là không tồi phải không nào?
Trên đây là một số thông tin mà TUHA xin đưa ra để quý độc giả tham khảo cho mùa lễ trung thu. Hy vọng với các ý tưởng kinh doanh trên sẽ giúp các bạn sẽ có góc nhìn tổng quan để lựa chọn một công việc kinh doanh phù hợp trong dịp trung thu này để gia tăng thêm thu nhập cho bản thân mình nhé.
Chúc quý khách hàng thành công !