Khởi nghiệp kinh doanh từ một quy mô nhỏ, non nớt để có thể phát triển thành một doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường chắc chắn bản thân những người đứng đầu phải có bản lĩnh rất lớn. Nếu chỉ đơn thuần xuất phát ở đam mê, ý tưởng mà thôi thì là chưa đủ để có thể tồn tại trên thương trường khốc liệt này.
Để vận hành hoạt động của doanh nghiệp thì bản thân họ phải trở thành những cá nhân “đa-zi-năng” nhất. Vì vậy, nếu sớm có đầy đủ những kỹ năng cần có trong kinh doanh quan trọng sẽ giúp các doanh nhân có thể đương đầu được trước các khó khách, thách thức đang ở phía trước con đường này. Từ đó giúp vận hành công việc kinh doanh trên đà phát triển tốt theo định hướng riêng của mình.
1/ Kỹ năng kinh doanh là gì?
Chúng ta vẫn thường được nghe nhắc đến rất nhiều về các kỹ năng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Điển hình như trong lĩnh vực kinh doanh thì các kỹ năng của nhân viên bán hàng, kỹ năng kinh doanh online, kỹ năng giao tiếp với khách hàng,… cũng thường xuyên được đề cập đến. Và ngay từ tên gọi chúng ta cũng có thể hiểu được ngay những thuật ngữ này nhắc đến những điều gì. Liên quan trực tiếp đến chủ đề của bài viết ngày hôm nay chúng ta cũng làm sáng tỏ đối với câu hỏi “kỹ năng kinh doanh là gì?”.
Kỹ năng kinh doanh là cụm từ được sử dụng để mô tả cho những kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh khi đứng trên cương vị của một nhà đầu tư, quản lý khi điều hành các hoạt động sản xuất, buôn bán của mình. Bất kể dù bạn đang hoạt động, điều hành công việc kinh doanh của mình theo mô hình nào hay quy mô là nhỏ đi chăng nữa thì bản thân vẫn phải có những kỹ năng nhất định. Nó sẽ bao gồm cả kỹ năng mềm lẫn kỹ năng cứng, bởi dù bạn vẫn có những quản lý cấp dưới để đảm bảo cho các công việc được diễn ra một cách trôi chảy nhất. Nhưng bản thân người đứng đầu cần phải có những kỹ năng kinh doanh cần thiết để có thể kiểm soát được mọi thứ ở mức đảm bảo.
Trong mắt nhiều người, kinh doanh có thể là điều không khó đơn thuần là mang bán những thứ mình đang có, mình sản xuất được đến những người có nhu cầu. Nên vì vậy mà chỉ với số vốn có vài triệu đồng mà nhiều người vẫn có thể đầu tư kinh doanh, mang lại lợi nhuận để nâng cao thu nhập và mức sống của mình. Nhưng để có thể trở thành một doanh nhân giỏi thì chắc chắn mỗi một người phải không ngừng cố gắng phấn đấu, học tập để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày. Và những kỹ năng kinh doanh cũng chính là những yếu tố góp phần mang lại điều này.
2/ Làm sao biết mình có khả năng kinh doanh hay không?
Chúng ta đều rất quen thuộc với câu nói “phi thương bất phú” và điều này cho đến nay vẫn rất đúng. Muốn giàu có, cuộc sống trở nên thoải mái và có thể mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế và xã hội thì kinh doanh chính là một trong những con đường giúp bạn có thể chạm được đến những điều này. Hầu hết chúng ta đều biết rõ điều này, nhưng không phải ai cũng phù hợp với công việc kinh doanh, không hợp để tự mình làm chủ. Nhiều người cho rằng, điều này đơn giản là kỹ năng nào đó có thể bồi đắp theo thời gian. Nhưng trên quan điểm khác thì kinh doanh thuộc về khả năng riêng của mỗi người.
Bạn có thể đứng trên một trong hai quan điểm này, bởi ở khía cạnh nào đó chúng vẫn có những điểm đúng mà dù bạn đứng ở phía này hay phía kia rất khó có thể phủ nhận hoàn toàn. Vậy làm sao biết mình có khả năng kinh doanh hay không? nếu bạn đang muốn thử sức để đầu tư hay không chắc chắn rằng mình có nên tự đứng ra làm chủ hay không thì có thể cân nhắc dựa trên những “dấu hiệu” này.
1. Có “máu” mạo hiểm “bẩm sinh”: Điều này không thể nói lên được tất cả, nhưng nếu bạn không có “máu liều” thì chắc chắn không hợp với công việc đầu tư kinh doanh chút nào.
2. Luôn tìm kiếm những mục tiêu mới: Không muốn bó buộc trong một khuôn khổ nhất định, không “ngủ quên” trên những chiến thắng mình đã đạt được và chưa bao giờ chấp nhận “như vậy là đủ tốt rồi”.
3. Muốn là người kiểm soát mọi thứ: Làm chủ thì bạn phải kiểm soát về mọi thứ từ những điều nhỏ nhất đi chăng nữa. Tuy nhiên, kiểm soát ở đây không phải theo nghĩa tiêu cực, vì nếu là vậy thì đây là tính cách bạn cần sửa đổi lại nếu nó thái quá.
4. Cảm thấy mình không thể hòa nhập được: Thật thú vị là rất nhiều doanh nhân cho biết rằng họ không thể hòa nhập với cách sống, làm việc bình thường theo số đông. Thay vào đó họ muốn tạo ra cái mới, theo bản chất của riêng mình.
5. Sử dụng và tính toán tiền bạc hợp lý: Kinh doanh mà không có điều này thì rất khó để bắt đầu và có thể duy trì được tình hình đầu tư luôn ổn định.
6. Thích hành động: Nói là làm chứ không phải đợi đến lúc, ngày mai, lúc khác,… chính là dấu hiệu của một người phù hợp làm kinh doanh.
7. Luôn kiên trì với mục tiêu của mình: Nếu bạn rất nhanh nản trí khi gặp khó khăn, thách thức hoặc chỉ cần thất bại một lần đã vội vàng bỏ cuộc thì bạn cần phải chấp nhận rằng mình không hợp với việc tự kinh doanh.
Ngoài ra, từ góc độ cá nhân của mọi người sẽ còn có những dấu hiệu khác để nhận định rằng một người nào đó phù hợp để làm kinh doanh riêng hay không. Vì vậy, những điều này có thể sẽ đúng với nhiều người nhưng không phải là tuyệt đối 100%.
3/ Trong kinh doanh kỹ năng cứng hay mềm quan trọng hơn?
Nhắc đến kỹ năng kinh doanh thì chúng ta sẽ có sự phân chia rất rõ giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tình huống cụ thể mà đôi khi nhiều người sẽ cho rằng kỹ năng cứng trong kinh doanh sẽ quan trọng hơn kỹ năng mềm hoặc là ngược lại. Đây là hai mảng khác nhau, thuộc về những phạm trù riêng biệt trong cuộc sống nhưng lại được đặt lên bàn cân để xem bên nào “nặng” hơn. Vai trò giữa chúng luôn nhận được những ý kiến trái chiều, nhưng thực tế thì kỹ năng nào cũng đều quan trọng như nhau.
Có thể nói rằng kỹ năng mềm chính là đòn bẩy giúp thúc đẩy và hoàn thiện kỹ năng cứng với diện mạo tốt hơn, hoàn thiện hơn. Bạn có thể thấy rất rõ điều này trong trường hợp một ông sếp nếu chỉ giỏi về kỹ năng chuyên môn nhưng lại yếu giao tiếp, thương lượng, đàm phán thì rất khó để phát triển cũng như tự mình mang lại những cơ hội tốt. Thay vào đó họ phải bỏ tiền ra để thuê các chuyên gia, tư vấn để giúp đỡ và hoàn thiện “mảnh ghép” còn thiếu này của mình. Mỗi kỹ năng sẽ bao gồm một hệ thống các kiến thức, trí tuệ và hoạt loạt những thao tác thực hành.
Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp thực tế có lúc chúng ta sẽ phải ưu tiên kỹ năng cứng hơn hoặc kỹ năng mềm hơn. Vì vậy, bạn cần kết hợp cả hai loại kỹ năng này trong kinh doanh một cách linh hoạt và biến hóa chúng sao cho mang đến những kết quả tốt nhất cho mong muốn, kỳ vọng của mình. Trong xã hội hiện đại, kỹ năng mềm nói chung ngày càng được đánh giá cao, vì vậy nếu bạn thấy chúng “mềm” nên cứ để sau mới bổ sung thì sẽ là chỉ khiến mình bị thua kém mọi người xung quanh mà thôi.
4/ Những kỹ năng cần có trong kinh doanh
Kỹ năng ủy thác công việc
Nhắc đến những kỹ năng cần có trong kinh doanh thì kỹ năng ủy thác công việc sẽ là điều mà chúng tôi muốn đề cập đến ngay cho bạn. Bản thân người đứng đầu dù tại giỏi đến đâu nhưng khi quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng cũng không thể đảm nhận được tất cả mọi việc. Chính vì vậy, bạn cần phải biết cách phân bổ, chia trách nhiệm, quản lý công việc và nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Để tiến hành được kỹ năng ủy thác công việc thì trong đội ngũ nhân viên của bạn phải là những cá nhân phù hợp, có thể đảm nhận được theo trọng trách, công việc mà bạn ủy thác cho.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Đây là một kỹ năng rất cơ bản mà ngay cả trong cuộc sống bạn cũng cần phải có cho mình. Nhưng trong kinh doanh, kỹ năng giao tiếp lại được thể hiện ở nhiều khía cạnh với vai trò quan trọng. Bạn sẽ nhận thấy trong hầu hết công việc kinh doanh mình đang tiến hành đều cần sử dụng đến loại kỹ năng này. Tất nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc bạn có khả năng nói dài, truyền tải một lượng thông tín lớn. Mà chính xác bạn cần phải biết cách truyền tải những điều hữu ích, đúng trọng tâm, đúng mục tiêu mà mình hướng đến. Bạn phải biết kết nối những giá trị tốt mang lại lợi ích thiết thực cho mình khi tiến hành giao tiếp.
Kỹ năng đàm phán, thương lượng
Trong kinh doanh thì kỹ năng đàm phán, thương lượng là yếu tố rất quan trọng không chỉ đối với những người đứng đầu. Ngay cả những nhân viên sales thì đây cũng là kỹ năng không ngừng được củng cố mỗi ngày. Đám phán, thương lượng cũng giống như một “cuộc chiến” về tâm lý để có thể giành được những lợi ích cho doanh nghiệp của mình. Dù về bản chất thì một cuộc đàm phán, thương lượng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Nhưng chắc chắn tâm lý chung thì ai cũng muốn mình nhận được nhiều hơn.
Kỹ năng xây dựng và làm việc nhóm
Bạn có thể hiểu rằng đây chính là sự thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ mang lại lợi ích thực tế cho mình. Vẫn là câu nói quen thuộc “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Trong môi trường làm việc hiện đại, một cá nhân chỉ có thể làm việc độc lập thì rất khó để phát triển tốt nhất. Bởi mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều có tác động đến khâu vận hành tổng thể. Trong khi đó, nếu mọi người cùng nhau tập trung giải quyết một vấn đề với nhiều ý tưởng, giải pháp được đưa ra bao giờ cũng sẽ mang đến kết quả tích cực nhất.
Kỹ năng quản lý tổng thể
Với một người đứng đầu thì đây là kỹ năng chắc chắn cần phải có trong kinh doanh, bạn có thể lựa chọn những nhân viên giỏi để phụ trách những công việc, vị trí cần thiết cho mình. Nhưng bản thân bạn vẫn cần phải quản lý tất cả mọi việc để có thể đưa ra những đánh giá, điều chỉnh kịp thời. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải có khả năng hướng dẫn, phát triển và kiểm soát những yếu cầu cũng như các nguồn lực của mình. Một doanh nhân nếu không thể quản lý tổng thể được thì họ không thể biết được doanh nghiệp của mình đang phát triển như thế nào một cách chi tiết.
Kỹ năng hoạch định chiến lược
Việc hoạch định các chiến lược kinh doanh ắt hẳn không còn là điều gì xa lạ cả, nhưng chiến lược này suy cho cùng đều sẽ hướng đến việc tăng doanh thu, lợi nhuận, giá trị thương hiệu, ưu thế cạnh tranh và vị thế trên thị phần của doanh nghiệp. Kỹ năng này sẽ phụ thuộc vào khả năng phân tích thị trường, phương thức dự đoán, nắm bắt thời cơ phát triển trong tương lai của bạn. Nếu hoạch định chiến lược tốt thì bạn sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển còn ngược lại sẽ là những rủi ro, sự thất bại ở phía trước. Vì vậy, để kinh doanh tốt thì bản thân những người làm sếp phải có kỹ năng hoạch địch chiến lược.
Kỹ năng phân tích vấn đề
Để có thể giải quyết các vấn đề trong công việc thì đây là kỹ năng không thể thiếu được. Hơn thế nhu cầu sử dụng kỹ năng này cũng ngày càng tăng cao khi khối lượng công việc gia tăng hay ngay cả khi ra mắt sản phẩm mới, thâm nhập thị trường mới,… Ngoài ra, kỹ năng phân tích vấn đề còn là cách giúp bạn tiếp cận tình hình kinh doanh của mình một cách khách quan nhất, dựa trên tình hình thực tế của mình. Tất nhiên, để có thể phân tích được vấn đề thì quan trọng bạn cần phải thu thập các thông tin, xem xét và đánh giá chúng một cách khoa học.
Kỹ năng quản trị thời gian
Nếu bạn không thể tự quản lý thời gian làm việc, giải quyết vấn đề cá nhân của mình thì bạn rất khó để đứng ra điều hành, kiểm soát cả một tập thể. Mọi thứ sẽ không được vận hành một cách tốt nhất nếu không có sự quản trị về thời gian. Trong khi đó, kinh doanh là những cuộc chạy đua về thời gian giữa các đối thủ cạnh tranh của mình. Chạy đua để giành được nhiều khách hàng, các cơ hội bán hàng, giao dịch cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Nếu bạn không thể quản trị thời gian thì các công việc đều có thể bị chật hướng, các nguồn lực không được khai thác đúng lúc.
Kỹ năng lãnh đạo
Đối với người đứng đầu, nhà quản lý thì kỹ năng lãnh đạo là điều không thể thiếu được, có rất nhiều người tài giỏi nhưng họ lại không thể trở thành một người sếp tốt khi không có kỹ năng này. Nếu bạn có kỹ năng lãnh đạo tốt bạn sẽ giúp thúc đẩy, phát triển nhân viên của mình cùng đi trên một mục tiêu, đạt được những sự kỳ vọng như mong muốn. Để làm được điều này thì tất nhiên bạn cũng cần phải không ngừng xây dựng các mối quan hệ xung quanh trong công việc của mình.
Kỹ năng bán hàng và marketing
Nếu bạn cho rằng chỉ có những nhân viên làm việc ở những vị trí này thì mới cần sử dụng đến kỹ năng bán hàng và marketing thì bạn đang có một quan điểm không chính xác. Đây là những kỹ năng có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc mang về doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với những người lãnh đạo bản thân họ phải biết được đâu là phương thức, hệ thống, chiến lược phát triển tốt cho mình. Đâu là các hoạt động mà mình nên tiến hành để đạt được những con số đảm bảo cho sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Kỹ năng quản lý tài chính
Ngay cả trong cuộc sống thường nhật, rất nhiều cá nhân cũng có kỹ năng quản lý tài chính rất tốt. Điều này giúp họ quản lý được việc tiêu chi của mình một cách tốt nhất, tránh việc tiêu xài hoang phí. Trong kinh doanh, kỹ năng quản lý tài chính sẽ giúp bạn “trông coi” tiền của mình làm sao để chúng không rơi vào tình trạng “đáng báo động”. Bằng việc hoạt định chi tiêu, đầu tư hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tránh rơi vào những khó khăn, trở ngại liên quan đến vấn đề chi phí trong tương lai.
Kỹ năng quản lý dòng tiền hiệu quả
Rất nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa kỹ năng quản lý tài chính là kỹ năng quản lý dòng tiền là một. Nhưng thực tế đây là hai kỹ năng hoàn toàn độc lập, bạn quản lý được tài chính tốt nhưng nếu không biết cách quản lý dòng tiền hiệu quả thì có thể khiến tình hình kinh doanh không được thông suốt, thuận lợi. Nó liên quan trực tiếp đến nguồn vốn, nó sẽ là sự điều tiết giữa hai đồng ra – vào của tiền trong kinh doanh. Tùy theo mục đích sẽ phân chia thành quản lý dòng tiền dài hạn và ngắn hạn rất rõ ràng.
Trên đây là 12 kỹ năng cần có trong kinh doanh rất quan trọng mà mọi doanh nhân cần phải nắm rõ và không ngừng cố gắng bổ sung, hoàn thiện cho mình. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều kỹ năng khác, tuy nhiên trước 12 kỹ năng này là điều kiện cần có để bạn quản lý, điều hành công việc kinh doanh của mình. Hãy nhìn nhận một cách chính xác về vai trò của từng kỹ năng một và kết hợp chúng một cách linh hoạt, khoa học nhằm giúp bạn có được những quyết định, giải pháp tốt nhất trong công việc.