Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, bán hàng đa kênh đã trở thành chiến lược kinh doanh hàng đầu trong thời đại công nghệ số 4.0. Không chỉ ảnh hưởng đến người bán, xu hướng này thậm chí còn làm thay đổi cả thói quen của người mua sắm. Đón đầu xu hướng ấy, không chỉ có các cá nhân bán hàng nhỏ lẻ mà ngay cả các công ty, doanh nghiệp lớn cũng không bỏ qua cơ hội phát triển này.
Trong bài viết ngày hôm nay, TUHA sẽ giúp các bạn tìm hiểu cũng như giải đáp những vấn đề đang được quan tâm về chủ đề này.
I. Bán hàng đa kênh là gì?
“Bán hàng đa kênh là gì?” chính là vấn đề mà các bạn cần phải hiểu rõ khi tìm hiểu về chiến lược kinh doanh này, bởi có rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa các mô hình khác nhau do sự trùng làm ở một vài điểm. Bán hàng đa kênh được phân thành hai kiểu tách biệt mà các bạn có thể áp dụng cho mặt hàng và cách vận hành kinh doanh của mình. Đầu tiên là kiểu Omni Channel Retailing hay còn được viết tắt là OCR, đây là mô hình đặt khách hàng làm trung tâm trong việc tiếp cận thông qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Từ đó tối ưu hóa việc bán hàng từ kênh offline cho đến online mà chỉ cần quản lý trên một hệ thống duy nhất được vận hành.
Tiếp đến là mô hình Multi Channel mà rất có thể các bạn đã nhầm lẫn trước đó, mô hình này cũng sử dụng nhiều kênh khác nhau nhưng mỗi kênh lại có hệ thống quản lý riêng biệt. Chính vì vậy mà chúng mang đến khá nhiều phiền phức cho người kinh doanh, thậm chí thất thoát tiền hàng. Nên vì vậy, Omni Channel Retailing đã trở thành một giải pháp hàng đầu khi việc bán hàng được khai thác trên nhiều kênh của các cá nhân, doanh nghiệp.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản hơn bán hàng đa kênh chính là sử dụng nhiều kênh để bàn hơn thay vì cách kinh doanh truyền thống trước đây. Trong đó, sẽ có 5 kênh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:
1. POS: Các cửa hàng bán lẻ
2. Mạng xã hội: Facebook, Twitter, Zalo,…
3. Website: Xây dựng trang Website doanh nghiệp trên Google.
4. Ứng dụng di động: Bán hàng trực tuyến trên ứng dụng
5. Affiliate: Bán hàng qua đội ngũ cộng tác viên
II. Xu hướng bán hàng đa kênh tại Việt Nam như thế nào?
Dù cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở nước ta được đánh giá là đi sau rất nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Nhưng xu hướng bán hàng đa kênh lại được các “dân buôn” ở nước ta tiếp cận vô cùng nhanh chóng, đặc biệt là mô hình Omni Channel Retailing đang được áp dụng nhiều hơn là mô hình Multi Channel nhờ những ưu điểm nổi bật hơn. Cũng vì vậy, khi nhắc đến việc bán hàng đa kênh tại Việt Nam phần lớn mọi người sẽ mặc định đó là OCR.
Dựa vào nghiên cứu của IDC Retail Insights, các khách hàng sử dụng hệ thống Omnichannel để mua sắm và thanh toán chiếm khoảng 15 - 30%, nhiều hơn nhóm khách hàng chỉ mua sắm thông qua một kênh duy nhất ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, còn số này còn gia tăng mạnh mẽ hơn cả dưới tác động ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Dù điều này làm ảnh hưởng, tê liệt đến rất nhiều hoạt động khác nhau. Nhưng lại là điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ đối với việc chuyển đổi từ bán hành một kênh sang đa kênh, đặc biệt là ở các nhà bán lẻ.
Một điểm thú vị hơn nữa, trước đây chỉ có những nhà bán lẻ quy mô lớn như Shopee, Tiki, Lazada,… mới đủ khả năng để cung ứng cho khách hàng của mình những trải nghiệm mua sắm thú vị trên nhiều kênh khác nhau. Đên nay, khi xu hướng này ngày một phát triển tại Việt Nam mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Với sự ra đời của rất nhiều phần mềm, điển hình chính là phần mềm quản lý bán hàng online của TUHA ngay cả các chủ shop nhỏ cũng có thể xây dựng cho mình một quy trình bán hàng cực kỳ chuyên nghiệp.
III. Ưu nhược điểm của bán hàng đa kênh
Được mệnh danh là chiến lược kinh doanh trong thời đại công nghệ 4.0 siêu hiệu quả với những đặc tính ưu việt, mà có lẽ chỉ cần nghe qua một lần các bạn cũng muốn áp dụng ngay cho việc đầu tư sinh lời của mình. Tuy nhiên, ngoài ưu điểm ra thì mô hình kinh doanh này cho đến nay vẫn tồn đọng những nhược điểm nhất định. Điều này cũng không quá ngạc nhiên, khi chúng ta đều hiểu rằng mọi điều trong cuộc sống đều có tính chất hai mặt song hành.
Ưu điểm của mô hình bán hàng đa kênh
+ Quản lý đa kênh bằng mô hình Omni Channel cung cấp cho bạn một bức tranh toàn cảnh về hàng tồn kho, vận chuyển, dòng tiền,…
+ Dễ dàng đo lường được hiệu quả kinh doanh cũng như đưa ra các chiến lược phù hợp trong tương lai.
+ Giúp việc tiếp thị sản phẩm và khách hàng ở phạm vị rộng lớn hơn.
+ Tối ưu ngân sách đầu tư, mở rộng thị trường kinh doanh mà không cần phải mở thêm nhiều cửa hàng.
+ Phát triển, quảng bá thương hiệu với mức độ phủ sóng cao hơn.
+ Tiết kiệm được thời gian trong việc chăm sóc khách hàng, tăng lượt chuyển đổi chốt đơn thành công.
Nhược điểm của mô hình bán hàng đa kênh
+ Hiệu suất bán hàng giảm nếu mô hình vận hành không phù hợp, chiến dịch marketing không đánh trúng vào đối tượng khách hàng tiềm năng.
+ Tiềm ẩn những rủi ro về nguồn tài chính lẫn nhân lực nếu không đảm bảo các hoạt động trên các kênh bán hàng.
+ Mất nhiều thời gian để lựa chọn, kiểm chứng cho kênh bán hàng hiệu quả.
+ Không bị phụ thuộc quá nhiều vào một nền tảng duy nhất.
IV. Có nên sử dụng bán hàng đa kênh trong kinh doanh không?
Khi tìm hiểu những mặt ưu – nhược điểm trên đây, có lẽ ngay lúc này nhiều bạn sẽ không khỏi băn khoăn với việc có nên sử dụng bán hàng đa kênh trong kinh doanh của mình hay không. Trong thời đại 4.0, các bạn có rất nhiều sự lựa chọn cho việc đầu tư kinh doanh của mình. Đương nhiên sẽ không có một sự lựa chọn nào được coi là hoàn hảo cả.
Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc sử dụng bán hàng đa kênh với mô hình OCR như Unilever, P&G, Vinamilk, AEON,… Nâng cao mức độ “phủ sóng” của mình không chỉ là ở một quốc gia nào đó. Các bạn hoàn toàn có thể nhận thấy rất rõ điều này, đặc biệt là AEON trong vòng vài năm gần đây đã không ngừng mở rộng quy mô phát triển tại nước ta, thu hút được đông đảo sự quan tâm của người tiêu dùng. Mặt khác, theo những phân tích ở trên các bạn có thể thấy rằng, bán hàng đa kệnh đã và đang mang đến rất nhiều lợi ích cho các nhà đâu tư.
Ngay cả trong thời điểm dịch bệnh bùng phát ở rất nhiều quốc gia, khu vực trên khắp thế giới. Hình thức này chưa bao giờ giảm đi mức độ hiệu quả của mình, ngược lại còn thể hiện được rõ ưu thế áp đảo so với các hình thức khác. Vì vậy, sử dụng bán hàng đa kênh trong kinh doanh chính là một cơ hội, một cánh cửa đầy thú vị mà chúng ta không nên bỏ lỡ.
V. Rủi ro gặp phải khi bán hàng đa kênh
Đã đầu tư kinh doanh thì chắc chắn sẽ không tránh được những rủi ro thường trực, dù theo bất kì hình thức nào. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp trong nước đã nắm bắt được xu hướng này và có những bước đi đầu tiên để xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh cho mình chuyên nghiệp và hiệu quả cho mình. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công, ngược lại còn bị sụt giảm lợi nhuận sau khi triển khai Omnichannel do không lường trước, cũng như có những biện pháp khác phục đối với những rủi ro như sau:
Rủi ro về hàng tồn: Đây chính là rủi ro mà các bạn có thể bắt gặp ở bất kì một hình thức kinh doanh nào và cũng khiến các nhà “đau đầu” tìm kiếm giải pháp khắc phục nhất. Nếu không thể nắm bắt và cập nhật chính xác hàng tồn kho, nguy cơ thất thoát hàng hóa là rất cao, điều này sẽ gia tăng nhanh hơn nếu bạn sở hữu nhiều kênh bán hàng.
Rủi ro về quản lý dữ liệu khách hàng: Quản lý dữ liệu khách hàng là điều mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải chú trọng đến. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu của khách hàng một cách hiệu quả. Hơn thế, việc bán hàng đa kênh đối với vấn đề quản lý dữ liệu khách hàng sẽ còn khó hơn rất nhiều.
Rủi ro về chiến lược kinh doanh: Mỗi kênh bán hàng sẽ có những đặc điểm khác nhau, việc triển khai những chiến lược kinh doanh không phù hợp sẽ khiến doanh nghiệp thất thoát một khoản không hề nhỏ. Mặt khác còn khiến hiệu quả bán hàng ảnh hưởng nghiêm trọng.
Rủi ro về lựa chọn kênh bán hàng: Không phải cứ dàn trải càng nhiều kênh thì hiệu quả bán hàng sẽ càng cao. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn thực sự chính xác các kênh bán hàng mang đến hiệu quả, mức độ phù hợp nhất. Chỉ cần chọn sai kênh, không chỉ tốn kém chi phí đầu tư mà còn khiến giá trị thương hiệu bị giảm sút mạnh mẽ.
VI. 5 chiến lược giúp bán hàng đa kênh hiệu quả
Bán hàng đa kênh sẽ mang đến rất nhiều cơ hội mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận đối với việc kinh doanh của bạn, nhưng đây chỉ là khi các bạn có được cho mình những chiến lược bán hàng đa kênh hiệu quả. Nhất là khi việc bán hàng đa kênh ở Việt Nam đang có mức độ cạnh tranh đầy khốc liệt. Vì vậy, đừng để mình “bị thương” khi tham gia vào lĩnh vực này với những sự gợi ý dưới đây của chúng tôi.
- Chiến lược 1 – Nhất quán thương hiệu mọi lúc, mọi nơi
Câu chuyện thương hiệu luôn là vấn đề tạo ra sự khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Nhưng các bạn có thể giải quyết điều này một cách hiệu quả hơn, ngay cả khi bán hàng trên nhiều kênh khác nhau với chiến lược “Nhất quán thương hiệu mọi lúc, mọi nơi. Slogan, hình ảnh, logo, câu chuyện,… đều phải đồng nhất trên mọi “mặt trận”.
- Chiến lược 2 – Thông tin đầy đủ, cập nhật thường xuyên trên các kênh
Hiện nay, số đông khách hàng sẽ có thói quen tìm hiểu về thông tin sản phẩm một cách kỹ lưỡng thông qua các kênh bán hàng của doanh nghiệp trước khi đến cửa hàng hoặc trước khi chốt đơn online của mình. Vì vậy, đừng quên cập nhật đầy đủ, thường xuyên thông tin về sản phẩm, chương trình, chính sách trên các kênh bán hàng của mình.
- Chiến lược 3 – Đầu tư tối ưu vào dịch vụ chăm sóc khách hàng online
Có thể bạn chưa biết khi một người thích mua sắm online họ sẽ có nhu cầu mua hàng nhiều hơn 20- 40% so với dự định ban đầu. Vì vậy, đừng chỉ chăm chăm đầu tư vào những nhân viên bán hàng trực tiếp tại các showroom, shop mà hãy đầu tư tối ưu vào cả vào dịch vụ chăm sóc khách hàng online được liên kết trên các kênh.
- Chiếc lược 4 – Xây dựng lý do mua sắm thuyết phục nhất
Bạn cần phải tạo được lý do vì sao khách hàng nên mua sản phẩm của mình mà lại không phải là một thương hiệu khác. Lý do mua sắm có thể đến từ rất nhiều khía cạnh khác nhau như chất lượng sản phẩm, hậu đãi, giá thành,…
- Chiến lược 5 – Sử dụng phần mềm hỗ trợ
Quá nhiều kênh – Số lượng đơn quá nhiều – Nhân viên không đủ để care tất cả các kênh. Vậy thì chiến lược tối nhất mà các bạn nên áp dụng chính là sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng. Từ đó dữ liệu không chỉ đồng bộ mà còn giúp ích được rất nhiều mảng như chia số, kiểm soát đơn hàng, vận đơn, quản lý kho, kế toán,…
VII. Những lưu ý khi bán hàng đa kênh trong thời đại 4.0
Để triển khai chiến lược bán dàng đa kênh thành công, các cá nhân, doanh nghiệp cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về mọi mặt. Thậm chí xây dựng ra các trường hợp, kế hoạch khác nhau trong các tình huống phát sinh. Đặc biệt cần phải nắm rõ những lưu ý vô cùng quan trong khi bán hàng đa kênh trong thời đại 4.0 nay.
+ Lưu ý khi tìm hiểu khách hàng: Đừng chỉ giả sử rằng bạn là khách hàng, bạn sẽ mua như thế nào, vì bản thân mỗi người là một cá thể độc lập sẽ có những điểm khác nhau nhất định. Hãy tìm hiểu khách hàng dựa trên những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu, sở thích, hành vi mua sắm,…
+ Lưu ý khi lựa chọn kênh bán hàng: Như đã nhắc đến ở các phần trên, lựa chọn kênh bán hàng là một khâu rất quan trọng. Hơn thế, chúng ta không thể kiểm chứng hiệu quả của kênh bán hàng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Về vấn đề này, bạn cũng có thể thông quan thói quen mua sắm của khách hàng mục tiêu. Đánh giá về những tiềm năng của từng kênh mua sắm.
+ Lưu ý khi xây dựng mục tiêu: Xây dựng mục tiêu chắc chắn là khâu không thể bỏ quan, nhưng đừng chỉ là mục tiêu chung chung cần phải đưa ra mục tiêu cụ thể cho từng kênh một. Vì đặc thù của mỗi một kênh sẽ không giống nhau, không có mục tiêu thì doanh nghiệp rất dễ đi vào “ngõ cụt”.
+ Lưu ý khi duy trì các kênh: Không có một kênh bán hàng nào sẽ hiển thị ngay hiệu quả bán hàng trong khoảng thời gian ngắn cho bạn. Trong khi đó, công nghệ số 4.0 lại là lĩnh vực không ngừng thay đổi. Nên việc duy trì các kênh và vấn đề tìm hiểu, đổi mới luôn cần phải được áp dụng song hành.
Một trong những chiến lược kinh doanh trong thời đại 4.0 đang được đánh giá rất cao về hiệu quả, bán hàng đa kênh sẽ mở ra những cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Nhưng đồng thời cũng là những thách thức rất lớn nếu chiến lược, đánh giá, lựa chọn các kênh bán hành của cá nhân, doanh nghiệp không phù hợp. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy để ngay bình luận phía dưới để TUHA có thể giải đáp kịp thời nhé.