Bán hàng trên sàn thương mại điện tử đang là xu hướng vô cùng nổi bật, mang đến hiệu quả kinh tế cao cho nhiều đơn vị cũng như các cá nhân. Một trong những kênh được đông đảo mọi người “chọn mặt gửi vàng” chính là Lazada – ắt hẳn đây là cái tên đã quá đỗi quen thuộc với các tín đồ shopping online cũng như bán hàng online.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách bán hàng trên Lazada như thế nào để đạt hiệu quả cao. Nhất là đối với lính mới – những người mới bắt đầu “tập tành” trong mảng này. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá về những bí quyết bán hàng trên Lazada siêu hiệu quả ngay cả với những người mới bắt đầu nhé.
Giới thiệu chung về Lazada
Thương mại điện tử là ngành đang có ưu thế phát triển rất nhanh chóng tại thị trường Việt Nam, bên cạnh Shopee thì Lazada cũng là cái tên rất nổi bật và thường xuyên được đề cập đến. Lazada.vn là website trực thuộc Lazada Group, đây cũng là công ty con của của Alibaba Group. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết thì ban đầu Lazada lại là một công ty của Đức, sau này đến năm 2015 mới được Tập đoàn Alibaba mua lại. Được ra đời vào năm 2012 bởi Maximilian Bittner cùng sợ hỗ trợ đầy đặc lực của Rocket Internet, chỉ sau 2 năm Lazada đã phát triển nhanh chóng và mở rộng tại nhiều quốc gia trên khu vực Đông Nam.
Với định hướng phát triển được vạch ra vào năm 2030, Lazada Group sẽ trở thành công ty thuộc TOP đầu khu vực Đông Nam Á với 300 triệu người dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, ông Pierre Poignant đang là giám đốc điều hành của Lazada. Điểm đặc biệt là ở mỗi một thị trường, đơn vị này đều có một giám đốc điều hành trực tiếp. Cũng giống như các sàn thương mại điện tử khác, Lazada là mọt khu “chợ ảo”, với các gian hàng cung ứng các sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng. Tại đây, người bán và người mua có thể tiến hành các giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không cần phải gặp mặt trực tiếp, không cần điểm bán hàng thực tế.
Mô hình kinh doanh của Lazada là market place – tức là trung gian cho hoạt động mua bán, giao dịch online. Theo thống kê, vào tháng 1 năm 2016 trên website này đã có hơn 3000 nhà cung cấp, bán hàng cùng với hơn 50.000 sản phẩm. Lazada Việt Nam có trụ sở chính tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, Lazada đã trở thành một cầu nối mua sắm online đầy hữu ích cho thj trường tiêu dùng Việt.
Ưu – Nhược điểm khi bán hàng trên Lazada
Không chỉ mang đến một địa điểm mua sắm thuận tiện, nhanh chóng cho người tiêu dùng. Lazada còn trở thành một kênh bán hàng online với đầy tiềm năng phát triển, hứa hẹn lâu dài. Cùng với đó, Lazada còn được đánh giá là một trong những sàn thương mại điện tử chuyên nghiệp và có tốc độ phát triển nhanh chóng. Tuy rằng ra đời sau, có vô số đối thủ cạnh tranh lớn, nhưng những thành quả cho đến hiện nay Lazada đã đạt được thì hoàn toàn chứng minh được khả năng của đơn vị này.
Tuy nhiên, nếu bạn không chỉ ghé thăm trang web này để mua sắm đơn thuần mà để tiến hành hoạt động kinh doanh, bán hàng của mình thì cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng hớn với những mặt ưu – nhược điểm dưới đây:
+ Ưu điểm khi bán hàng trên Lazada:
• Thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp
• Kinh doanh an toàn
• Nhận được sự hỗ trợ đầy chuyên nghiệp, tận tình từ Lazada
• Lazada có ưu thế mạnh về quảng cáo
• Bạn có thể tự giao hàng hoặc sử dụng dịch vụ của Lazada
• Lượng truy cập cao
• Mở gian hàng hoàn toàn miễn phí
+ Nhược điểm khi bán hàng trên Lazada:
• Khâu đăng ký lâu
• Khuyến mại đồng bộ chứ không mang tính cá nhân hóa
• Giao hàng chậm
• Giam vốn
• Chủ yếu ưu tiên cho người mua
Có nên bán hàng trên Lazada không?
Nếu như chỉ biết đến những “điểm cộng” thì chắc chắn các bạn sẽ không ngần ngại bán hàng ngay trên website Lazada. Tuy nhiên, khi đã biết đến cả những “điểm trừ” trên thì ắt hẳn nhiều bạn sẽ phải đắt đo với việc “Có nên bán hàng trên Lazada không?”. Thực tế, ngay cả Shopee – Sàn thương mại điện tử đứng TOP 1 ở Việt Nam hiện nay, thì bán hàng cũng sẽ có cả ưu điểm và hạn chế luôn luôn song hành với nhau. Vì vậy, sẽ không có một kênh bán hàng nào là hoàn hảo tuyệt đối để bạn lựa chọn mà không cần phải lăn tăn bất cứ điều gì.
Trên thực tế, việc có nên bán hàng trên Lazada không sẽ phải căn cứ vào tính hình thực tế của bạn. Từ đó sẽ phân ra trường hợp nào nên bán còn trường hợp nào thì không nên bán.
+ Trường hợp NÊN:
• Khi mức doanh thu, lợi nhuận đạt 15 – 20% trở lên.
• Có nguồn vốn, nguồn hàng đảm bảo, ổn định và đề nghị được thanh toán theo kỳ với Lazada.
+ Trường hợp KHÔNG NÊN:
• Bạn không có vốn hoặc phải xoay vòng vốn liên tục.
• Không thể tự nhập hàng, giao hàng đảm bảo cho khách hàng.
Cá nhân có được bán hàng trên Lazada không?
Với những phân tích về các trường hợp nên và không nên bán hàng trên Lazada như vậy, ắt hẳn nhiều bạn sẽ cho rằng chỉ có các doanh nghiệp và công ty mới phù hợp để bán hàng trên kênh này. Còn đối với các cá nhân bán hàng nhỏ lẻ thì có lẽ không thể “cân” nổi đầy đủ các quy định, điều kiện. Tuy nhiên, liệu qua điểm này đã chính xác chưa và cá nhân có được bán hàng trên Lazada không?
Thực tế thì việc bán hàng trên Lazada không hề quá khó, nếu bạn từ bán hàng trên một sàn thương mại nào đó thì còn thấy website này triển khai rất dễ dàng. Không chỉ có các đơn vị, tổ chức mà ngay cả các cá nhân đều có thể bán hàng trên Lazada. Tuy nhiên, sẽ có từng điều kiện cụ thể cho người đăng ký bán hàng trên sàn thương mại điện tử này. Không giống như các đơn vị, tổ chức, các cá nhân khi đăng ký bán hàng trên Lazada sẽ có quy định “dễ thở” hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định mở rộng kênh bán hàng, dù quy mô không được lớn và cũng chỉ là cá nhân thì Lazada vẫn là một sự chọn đầy lý tưởng nhé.
Bán hàng trên Lazada cần những gì?
Như vậy, dù là tổ chức, đơn vị hay cá nhân cũng đều có thể triển khai việc bán hàng trên Lazada. Tuy nhiên, khi đăng ký mở kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử này thì bạn cũng cần phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của hệ thống. Tất nhiên, đối với từng tài khoản đăng ký bán hàng trên Lazada sẽ có các quy định khác nhau. Điều này sẽ phụ thuộc vào chủ thể đăng ký bán hàng là doanh nghiệp/công ty hay là các cá nhân. Vậy bán hàng trên Lazada cần những gì? Sau đây sẽ là các điều kiện mà bạn cần phải đáp ứng nếu muốn bán hàng trên website này.
+ Đối với các doanh nghiệp, công ty:
• Giấy phép đăng ký kinh doanh
• Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp
• Thông tin tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
+ Đối với các cá nhân:
• Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
• Thông tin tài khoản ngân hàng của bạn
Bán hàng trên Lazada mất phí bao nhiêu?
Bán hàng trên Lazada có mất phí không? Bán hàng trên Lazada mất phí bao nhiêu? Phí bán hàng trên Lazada bao nhiêu? Đây luôn là những câu hỏi được nhiều bạn quan tâm đến. Như đã đề cập đến ở phần trên, đăng ký bán hàng trên Lazada là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, trước kia việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử này vẫn phải trả cho một số khoản phí nhất định như sau:
• Phí cố định: Tính theo phần trăm giá thành sản phẩm khi đơn hàng thành công.
• Phí dịch vụ: Các khoản phí phải thay toán khi sử dụng dịch vụ do Lazada cung cấp.
• Phí mặc định: Khoản phí mà người bán phải nộp khi vi phạm quy định.
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01/04/2018 nhằm tạo điều kiện cho người bán hàng nên Lazada đã thay đổi rất nhiều chính sách của mình. Trong đó, liên quan đến các khoản phí cần phải thay toán rất nhiều và có thể nói rằng việc bán hàng trên Lazada gần như là miễn phí. Đương nhiên sẽ có một số khoản phí nhất định mà bạn vẫn cần phải thanh toán, đó là phí của các dịch vụ. Còn phí cố định và phí mặc định sẽ là miễn phí.
Các bước bán hàng trên Lazada
Bán hàng trên Lazada như thế nào? Đối với những lính mới thì đây luôn là một câu hỏi khó. Bạn không biết bắt đầu tư đầu, cần làm những công việc gì để triển khai việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử này. Dù việc bán hàng trên Lazada được đánh giá là đơn giản, dễ dàng triển khai nhưng với “lính mới” thì ngay cả điều đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Hiểu rõ điều này, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn nhanh cách bán hàng trên Lazada cho người mới bắt đầu với từng bước cụ thể như sau:
• Bước 1: Chuẩn bị và đáp ứng đầy đủ các quy định về đăng ký bán hàng trên Lazada được phân loại theo doanh nghiệp hoặc cá nhân.
• Bước 2: Đăng ký bán hàng trên Lazada và đợi xét duyệt..
• Bước 3: Đăng sản phẩm lên Lazada.
• Bước 4: Xét duyệt đơn hàng của khách.
• Bước 5: Đóng gói hàng hóa.
• Bước 6: Giao hàng cho khách (Bạn có thể tự vận chuyển hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyên của Lazada)
• Bước 7: Nhận đánh giá từ khách hàng.
• Bước 8: Nhận thanh toán từ Lazada.
• Bước 9: Quản lý hàng hóa tồn kho trên Lazada.
Bí quyết bán hàng trên Lazada hiệu quả dành cho người mới
Bán hàng trên Lazada với các lính mới, nhất là khi chưa từng bán hàng trên sàn thương mại điện tử bao gì chắc chắn sẽ không thể nào nói là đơn giản được. Nhất là khi sự cạnh tranh về kinh doanh trên kênh này là rất lớn, điều này hoàn toàn dễ hiểu khi một “sân chơi” tốt, tiềm năng thì bao giờ cũng thu hút được rất nhiều người tham gia. Với những người mới, đến sau thì bao giờ cũng chịu một áp lực cạnh tranh là không nhỏ.
Nếu như bạn không có ưu thế cạnh tranh, không có kinh nghiệm marketing tốt,… thì rất nhanh chóng bị “loại khỏi cạnh tranh”. Đây là điều không thể tránh khỏi, ngay cả khi bạn không bán hàng trên Lazada mà ở bất kỳ một kênh nào đó. Trăm người bán – Vạn người mua, người tiêu dùng ngày càng nắm ưu thế chủ động trong hoạt động mua bán. Sản phẩm bạn tốt, mức giá phải chăng đôi khi cũng chưa đủ lý do để giữ chân khách hàng ở lại lâu dài. Vì vậy, chúng tôi sẽ có 5 cách bán hàng trên Lazada hiệu quả ngay cả với những người mới cũng có thể áp dụng dễ dàng.
• Bí quyết 1: Đăng tải sản phẩm, cập nhật sản phẩm thường xuyên.
• Bí quyết 2: Phản hồi khách hàng nhanh chóng, chăm sóc, tư vấn nhiệt tình và thân thiện.
• Bí quyết 3: Xử lý đơn hàng nhanh nhất có thể.
• Bí quyết 4: Quản lý bán hàng khoa học, chuyên nghiệp.
• Bí quyết 5: Mở rộng các kênh truyền thông, marketing để hỗ trợ cho gian hàng trên Lazada.
Bán hàng trên Lazada hay Shopee tốt hơn?
Lazada hay Shopee đều là những sàn thương mại điện tử có tiếng, với lượng truy cập lớn tại thị trường Việt. Vì lý do này, nhiều bạn sẽ không khỏi băn khoăn trong vấn đề nên bán hàng trên Lazada hay Shopee sẽ tốt hơn. Ở thời điểm hiện tại, việc bán hàng online trên sàn thương mại điện tử đã trở thành một xu hướng rất thịnh hành ở nước ta. Tuy nhiên, không phải trang web nào cũng phù hợp để bạn “dụng võ”. Đánh giá một cách khách quan thì mỗi sàn thương mại điện tử thì đều có những ưu thế và hạn chế riêng biệt.
Điển hình, Shopee có lượng truy cập cao hơn, đăng ký nhanh chóng, dễ dàng, các hình thức hỗ trợ thanh toán và vận chuyển đều được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, bán hàng trên Shopee lại có tỷ lệ cạnh tranh cao, chưa kể tình trạng hàng giả, hàng nhái rất nhiều. Điều này dẫn đến việc mất lòng tin, e ngại của người tiêu dùng khi trải nghiệm trên trang mua sắm này. Còn Lazada được đánh giá cao về mức độ an toàn khi bán hàng, nhưng việc xét duyệt đăng ký lại lâu, chỉ tập trung nhiều vào mảng marketing, hỗ trợ tối ưu cho khách hàng.
Vì vậy, nên bán hàng trên kênh nào và kênh nào tốt hơn sẽ còn phù hợp vào định hướng, mặt hàng và khả năng bán hàng của bạn. Như xét đối với trường hợp nên hay không nên bán hàng trên Lazada cũng sẽ dựa trên các yếu tố cụ thể. Nên chúng tôi sẽ không nghiêng hoàn toàn về một bên nào để đánh giá tốt hơn hay kém hơn. Tốt hay không là tùy vào trường hợp, mô hình và tiềm lực kinh doanh của mỗi người.
Bán hàng trên Lazada sẽ mang đến hiệu quả rất cao, thậm chí đột phá về mặt doanh thu nếu như bạn có được những kinh nghiệm và bí quyết “đắt giá”. Những bí quyết chúng tôi chia sẻ trên đây, đương nhiên không thể đảm bảo 100% rằng khi áp dụng sẽ đạt đúng mục tiêu kỳ vọng của bạn. Bởi nó còn liên quan đến cách bạn triển khai như thế nào. Cùng một bí quyết có người triển khai tốt, hiệu quả cao nhưng có người lại không được như vậy. Vì vậy, hãy xem xét và đánh giá tình trạng kinh doanh, khả năng, tiềm lực,… của mình để phân bổ các nguồn lực và sử dụng chiến lược sao cho hợp lý nhé.