Trong nền kinh tế hiện đại, mọi doanh nghiệp đều phải chịu áp lực rất lớn trong vấn đề cạnh tranh thị trường. Để có thể tồn tại và đứng vững luôn phải sáng suốt trong việc lựa chọn và xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
Trong đó, chiến lược đại dương đỏ đang là sự lựa chọn của rất nhiều đơn vị khi phải đối diện với rất nhiều đối thủ mà cũng không thể tìm kiếm cho mình một “đại dương xanh” thực sự. Vậy chính xác thì chiến lược đại dương đỏ là gì? Chúng ta có nên lựa chọn chiến lược này cho việc phát triển kinh doanh hiện tại không?
Chiến lược đại dương đỏ là gì?
Chiến lược đại dương đỏ - Red Ocean Strategy được biết đến là một trong những chiến lược kinh doanh đã rất quen thuộc, nó được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển mô hình của mình. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc ai ai cũng biết đáp án đúng của câu hỏi “Chiến lược đại dương đỏ là gì?”. Trong kinh doanh có rất nhiều thuật ngữ mà chúng ta cần phải nắm chắc, nhưng với một biển kiến thức thì không phải tất cả mọi điều bạn sẽ đã đều tìm hiểu qua.
Theo đó, hình ảnh ẩn dụng về đại dương đỏ được biểu tượng cho về một thị trường đã được khai thác từ trước đó với rất nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc cũng có thể chỉ là một số. Tuy nhiên, đó chắc chắn đã là thị trường đã được khai thác và khi tham gia vào bạn đã có sẵn những đối thủ cạnh tranh nhất định. Ngoài ra, đại dương đỏ cũng có thể coi là các thị trường truyền thống đã được “lấp đầy” bằng các đối thủ và được khai thác rất kỹ từ trước đến nay. Vì vậy, có thể thấy rằng sự cạnh tranh trong thị trường này là rất khốc liệt với các quy định chung được thiết lập và các thị phần cũng đã được mặc định phân chia.
Như vậy, các bạn có thể hiểu đơn giản rằng chiến lược đại dương đó là một chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên các cơ sở cạnh tranh, những điều kiện, quy định được thiết lập theo cấu trúc ngành từ trước đó. Chiến lược này với màu đỏ vừa tương trưng cho độ HOT của thị trường vừa biểu tượng cho sự cạnh tranh. Bởi người ta luôn ví màu đỏ trong chiến lược đại dương đỏ chính là máu của cá mập – những nhà đầu tư kinh doanh đang phải tranh giành nhau từ cơ hội, từng phân khúc, cơ hội một.
Đặc trưng của chiến lược đại dương đỏ
Bản chất thực sự của chiến lược đại dương đỏ chính là việc đề cao tính chiến đấu nhằm giành thắng lợi trước các đối thủ của mình trong cùng một thị trường. Kinh doanh dù là mô hình hay ngành nghề nào cũng giống như một cuộc chiến thực sự. Bạn muốn tồn tại và phát triển được thì bạn phải tìm kiếm các cơ hội cho mình, tất nhiên cơ hội đều có hạn mà đối thủ lại nhiều vô kể. Vì vậy, bạn cần phải đánh bại họ thì mới giành được những cơ hội mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của mình. Hơn thế, ngày nay với sự mở rộng của rất nhiều mô hình kinh doanh hiện đại đã khiến sức cạnh tranh tăng lên nhanh chóng. Nên rất nhiều doanh nghiệp phải dùng chiến lược đại dương đỏ có thể tìm kiếm cho mình các thị trường, cơ hội tiềm năng nhất.
Mọi chiến lược kinh doanh đều sẽ biểu thị cho những đặc trưng riêng nhất định và chiến lược đại dương đỏ cũng không ngoại lệ. Theo đó, nó có 3 đặc trưng nổi bật nhất mà bạn nên biết.
1. Doanh nghiệp của bạn lúc này sẽ phải cạnh tranh trong một thị trường đã được thiết lập từ trước đó. Muốn thâm nhập cũng như phát triển phải nghiên cứu, phân tích một cách kỹ lưỡng để thu hút khách hàng hiện tại cũng như kích cầu.
2. Trong chiến lược đại dương đỏ, một vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải tập trung cao độ chính là đánh bại các đối thủ cạnh tranh của mình. Chỉ có vậy thì bạn mới có thể giành được thị phần và củng cố vị thế.
3. Bạn luôn cần phải chuẩn bị rằng mình sẽ phải đánh đổi giữa giá trị mang lại cho khách hàng và chi phí bỏ ra để sản xuất, marketing. Tất nhiên, doanh nghiệp của bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn trong vấn đề này. Mang đến nhiều giá trị cho khách hàng với mức chi phí cần bỏ ra cao hơn hoặc tạo ra ít giá trị hơn và chi phí bỏ ra cũng được cắt giảm.
Có nhiều đại dương đỏ trong nền kinh tế hiện nay không?
Với rất nhiều lần biến đổi, rất nhiều thị trường đang bước vào giai đoạn bão hòa và điều này cũng đồng nghĩa với việc các đại dương đỏ đã được thiết lập. Đại dương đỏ chính là thị trường truyền thống với những ngành công nghiệp đã được xây dựng và phát triển từ trước đến nay. Trong đó từ ranh giới cho đến các “luật chơi” đều đã rất rõ ràng. Người đến sau như bạn sẽ là buộc phải tuân thủ theo và rất khó để thay đổi, trừ khi bạn tự tạo ra đại dương xanh của mình. Vì vậy, nếu bạn băn khoăn không biết có nhiều đại dương đỏ trong nền kinh tế hiện nay không thì câu trả lời sẽ là rất nhiều.
Bạn cũng có thể nhận thấy rất rõ điều này khi tìm hiểu về các thị trường đi theo các ngành nghề, lĩnh vực cũng như sản phẩm. Hơn thế, các đại dương xanh sau một thời gian thì hóa đỏ cũng rất nhanh chóng nếu như nhu cầu của nó tăng cao và có nhiều tiềm năng trong tương lai. Bởi không một nhà đầu tư nào sẽ ngồi yên khi thấy các cơ hội được mở rộng ra trước mắt. Điển hình như thị trường về ô tô điện, bạn có thể thấy đây vẫn là một thị trường “xanh” ở nước ta. Nhưng nếu cú hích bạn đầu của VinFast thành công thì không thể đảm bảo rằng chúng có thể “xanh” mãi. Chưa kể nếu như cầu của người tiêu nước ta tăng nhanh thì các hãng nước ngoài cũng sẽ ồ ạt đổ vào.
Chiến lược đại dương đỏ - Nên hay không nên lựa chọn?
Tất nhiên, đứng trước áp lực cạnh tranh thì mọi người sẽ rất e ngại trong việc lựa chọn đại dương đỏ. Bởi trong đại dương đỏ chắc chắn sẽ không thiếu gì những “cá mập” lớn, được củng cố vị thế rất chắc chắn. Những “cá mập con” tham gia sau hoặc mãi không giành được thị phần cho mình thì rất sớm thôi cũng sẽ bị “nuốt chửng”. Nhưng các bạn có thể thấy rằng, tham gia vào đại dương đỏ không phải là không có lợi. Khi những nhận thức về sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng đã rất rõ ràng. Khách hàng tiềm năng trong thị trường này cũng rất nhiều, nên bạn hoàn toàn có thể khai thác nếu biết vận dụng các chiến dịch, chiến thuật thông minh.
Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh khốc liệt, phải tuân thủ theo những “luật chơi” đã được thiết lập từ trước đó và phải chấp nhận đánh đổi về mặt giá trị và chi phí thì chắc chắn các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp sẽ không khỏi băn không có nên lựa chọn chiến lược đại dương đỏ hay không. Với một thị trường được thiết lập sẵn đương nhiên bạn sẽ khá “nhàn” khi không phải tạo ra những điều kiện căn bản để phát triển. Vì vậy, hãy đánh giá một cách kỹ lưỡng về các nguồn lực, khả năng cạnh tranh của mình.
Nếu bạn hoàn toàn có đủ sức để “cân” về những điều này thì việc khai thác nhu cầu sẵn có ở đại dương đỏ hoàn toàn có thể mang về những cơ hội cũng như mức doanh thu lớn. Hơn thế, ngày nay công nghệ số phát triển, ngay cả các doanh nghiệp nhỏ nếu biết tận dụng và phát triển lợi thế cũng hoàn toàn có thể “bơi” trong môi trường này một cách thoải mái. Vì vậy, nên hay không nên lựa chọn còn phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển của bạn cũng như các nguồn lực hiện tại như thế nào.
Các yếu tố quan trọng trong chiến lược đại dương đỏ
Để xây dựng nên một chiến lược đại dương đỏ thực sự thành công và giúp bạn tạo dựng được thị trường, củng cố vị thế chắc chắn không phải điều dễ dàng một chút nào. Chưa kể những “cá mập lớn” cũng sẽ không để bạn “vượt mặt” một cách dễ dàng nếu bạn chỉ vừa mới tham gia vào thị trường hoặc quy mô nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vội lo lắng, đánh vào đại dương đỏ dù nhiều khó khăn nhưng cơ hội thành công là không phải không có nếu như bạn biết cách xây dựng chiến lược.
Chiến lược chính là kim chỉ nam giúp các hoạt động trong doanh nghiệp được vận hành đúng hướng và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đối với Red Ocean Strategy muốn đạt được những điều này bạn cần phải đảm bảo 3 yếu tố quan trọng như sau:
Thứ nhất: Hướng đến việc tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng được một cách tối ưu nhất cho nhu cầu hiện tại của thị trường với giá trị thấp hơn. Từ đó bạn hoàn toàn có thể cân bằng được giữa chi phí và giá trị sản phẩm nhằm mục đích tiếp cận, thu hút khách hàng mục tiêu.
Thứ hai: Đừng quên triển khai các chiến thuật định vị thương hiệu vừa tạo ra nhận thức lẫn tăng giá trị cho thương hiệu của mình. Hãy đầu tư vào các chiến lược marketing, truyền thông, quảng cáo để thu hút sự chú ý và xây dựng lòng tin với khách hàng. Với thời đại công nghệ số hiện nay, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nhiều kênh truyền thông cùng lúc khác nhau để đảm bảo cho điều này.
Thứ ba: Trong suốt quá trình xây dựng chiến lược hãy phân tích, xem xét dựa trên các đối thủ cạnh tranh và đồng thời tạo ra những giá trị khác biệt ngay từ chính những thế mạnh của mình.
Nên lựa chọn thị trường theo đại dương đỏ hay đại dương xanh?
Đại dương đỏ và đại dương xanh là hai thuật ngữ luôn xong hành với nhau, nhưng về bản chất thì lại hoàn toàn đối lập. Đại dương xanh là môi trường kinh doanh được tạo dựng mới hoàn toàn từ những khoảng trống của thị trường – nơi mà các bạn không phải đối diện với bất kì một đối thủ cạnh tranh nào. Đây chính là nơi mà sự cạnh tranh là điều không tồn tại và gần như không phải quan tâm đến điều này. Tất nhiên, nói đòi hỏi bạn phải tạo ra nhu cầu mới, phá vỡ sự đánh đổi giữa chi phí và giá trị sản phẩm. Nó sẽ gắn liền với cơ hội và tiềm năng lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp tham gia.
Có lẽ nghe đến đây thôi, nhiều bạn sẽ cho rằng giữa đại dương đỏ và đại dương xanh thì chắc chắn chúng ta phải chọn màu xanh rồi. Nhưng các bạn hãy nhìn nhận mọi việc thật cẩn thận, đại dương xanh không có sự cạnh tranh, cơ hội lợi nhuận lớn. Thế nhưng liệu bạn có thể thành công trong việc tạo ra nhu cầu mới và khai thác những khách hàng mới hoàn toàn không? Thực tế thì đại dương đỏ hay đại dương xanh đều có những thách thức, rủi ro và các cơ hội luôn song hành. Vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp ban đầu nên lựa chọn thị trường phù hợp nhất với tiềm năng hiện tại của mình. Sau đó là dần định hướng phát triển song song để nâng cao cơ hội kinh doanh. Vì dụ, dù thị trường “đỏ” của bạn đã được củng cố vị trí chắc chắn thì sau đó hãy phát triển thêm các thị trường xanh mới.
Ví dụ về chiến lược đại dương đỏ đã thành công
Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn trong việc có nên chọn chiến lược đại dương đỏ không hay đúng hơn là thị trường thì nên chọn đỏ hay xanh vì sợ thấy bại, hay tham khảo ngay những ví dụ thực tế dưới đây. Đại dương đỏ khiến nhiều người lo lắng vì mức độ cạnh tranh cao, nhưng như chúng tôi đã nói trong nền kinh tế chung thì sự cạnh tranh luôn tồn tại. Thậm chí nhiều người cho đến nay còn nghi ngờ rằng lại đại dương xanh có tồn tại không.
Hơn thế khi đại dương xanh trở nên hấp dẫn hơn thì rất nhanh thôi chúng sẽ thành đại dương đỏ. Vì vậy, ngay cả khi bạn xây dựng thành công đại dương xanh thì cũng không thể “bình yên” mãi được. Sau đây là những ví dụ về chiến lược đại dương đỏ đã thành công mà bạn nên tham khảo.
• Khi taxi công nghệ ngày càng phát triển để khiến ngành taxi truyền thông gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết điều này, các hãng truyền thống đã áp dụng chiến lược đại dương đỏ rất thành công với giải pháp cho khách hàng của mình biết trước giá. Đặc biệt là không tăng giá vào các giờ cao điểm hay những lúc thời tiết xấu nên đã thu hút được đông đảo khách hàng.
• Trong lĩnh vực ngân hàng, các bạn ngày càng chứng kiến rất nhiều đơn vị tham gia. Đặc biệt là các đơn vị tư nhân từ trong nước cho đến vốn đầu tư nước ngoài. Để tạo dựng vị thế, các ngân hàng như TP Bank đã vận dụng ngay chiến lược đại dương đỏ để phát triển thông qua việc chuyển đổi số thành công.
Với những thông tin liên quan đến chiến lược đại dương đỏ được cung cấp trên đây, mong rằng bạn đã tìm kiếm được những đáp án cần thiết cho những câu hỏi, vấn đề mà mình quan tâm đến. Kinh doanh là môi trường luôn có rất nhiều biến động, chúng ta không thể chắc chắn được điều gì 100%. Các bạn có thể thấy rất rõ điều này trong sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã kéo dài 2 năm nay. Chính vì vậy, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp phải luôn sáng suốt năm bắt thời cơ và phát triển chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược đại dương đỏ nói riêng đúng lúc thì mới có thể phát huy được tính hiệu quả.