Marketing xanh đang là xu hướng siêu ấn tượng với sự cam kết về bảo vệ môi trường đến từ các doanh nghiệp, công ty. Trước tình trạng môi trường sống ngày càng bị tàn phá, ô nhiễm nặng nề từ chính những tác động tiêu cực của con người. Vì vậy, marketing xanh không chỉ là giải pháp làm vui lòng những cá nhân, nhóm người yêu môi trường, bảo vệ thiên nhiên mà còn là định hướng phát triển bền vững.
Ngày nay các tập đoàn cho đến các doanh nghiệp, công ty lớn trên thế giới đều đã bắt đầu dành sự quan tâm nhiều đến điều này. Vậy bạn đã hiểu rõ về chiến lược marketing xanh chưa? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài ngày hôm nay với thật nhiều thông tin hữu ích nhé.
Marketing xanh là gì?
Marketing xanh – Green Marekting là thuật ngữ được đề cấp đến rất nhiều trong hai thập kỷ qua, tốc độ “phủ sóng” của nó lại khiến nhiều người phải kinh ngạc. Tuy nhiên, với nhiều người ắt hẳn đây còn là lần đầu được nghe nhắc đến nên sẽ đặt ra ngay câu hỏi marketing xanh là gì? Với thuật ngữ này thì không khó để bạn tìm kiếm một khái niệm chính xác. Nhất là khi nó đã được Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa rất rõ ràng. Theo đó, marketing xanh là thuật ngữ được sử dụng để nói về các hoạt động theo hướng bảo vệ môi trường. Nó hoàn toàn dựa trên cơ sở vì môi trường, an toàn với môi trường để triển khai.
Tiếp thị xanh hoàn toàn có thể là các hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhưng điều quan trọng là các nguyên vật liệu, sản phẩm được đề cập đến ở đây sẽ thân thiện với môi trường hoặc có thể tái chế lại. Hạn chế tối đa các tác động đến môi trường sống xung quanh của con người. Tất cả những nỗ lực tiếp thị nhằm xây dựng hình ảnh về một doanh nghiệp, thương hiệu luôn hướng đến việc bản vệ môi trường và phát triển bền vững thì đều được gọi là marketing xanh.
Điển hình, trước kia khi các nguyên liệu nhựa, nilon ra đời được ví như một phát minh vĩ đại. Nó giải quyết cho nhất vấn đề về nguyên liệu trong sản xuất và đặc biệt là cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm tiện dụng khác nhau. Nhưng theo thời gian, người ta bắt đầu nhận ra rằng những nguyên liệu này lại là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường một cách nghiệm trọng. Vì vậy, dưới những áp lực đó buộc các doanh nghiệp cần phải nhìn nhận lại và thay đổi để thích nghi theo hướng tích cực hơn, vì cộng đồng hơn.
Bản chất của marketing xanh
Có lẽ chỉ thông qua khái niệm trên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về marketing xanh, nhất là đối với bản chất thực sự của nó. Thậm chí cho rằng đây là những hoạt động phi lợi nhuận, hướng đến những nghĩ cử cao đẹp. Nhưng đó chưa phải là tất cả đối với những hoạt động có ý nghĩa bảo vệ môi trường và phát triển bền vững này. Bạn có thể thấy xu hướng Green Marketing đang được các doanh nghiệp sử dụng để gia tăng sự thiện cảm của khách hàng đối với sản phẩm cũng như thương hiệu của mình.
Tuy nhiên, có rất nhiều chiến dịch marketing xanh thành công lại không phải xuất phát từ mục đích này. Mà nó bắt nguồn từ mục đích được thiết lập ngay từ ban đầu là bảo vệ môi trường và tất nhiên là không phải mang tính chất hình thức đơn thuần. Từ đó, hy vọng rằng mọi người đều có thể kết nối những giá trị này cùng doanh nghiệp, thương hiệu để lan tỏa một cách mạnh mẽ. Bởi cuối cùng, thông qua những hoạt động, thông điệp Green marketing có thể đẩy mạnh một sản phẩm mới nào đó ra thị trường. Thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và mở rộng ra thị trường mới với ấn tượng ban đầu rất tốt cho doanh nghiệp của mình. Dù có mục đích về lợi ích kinh doanh thế nhưng bản chất của marketing xanh vẫn sẽ hướng đến việc sản xuất, kinh doanh bền vững và bản vệ môi trường.
Thực trạng marketing xanh tại Việt Nam
Marketing xanh ngày càng trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu và tại Việt Nam chúng ta cũng không kém phần “sôi động”. Nó được xem như một loại hình tiếp thị đang thực sự bùng nổ ở tình hình hiện tại khi được đặt nền móng từ những năm 70 của thế kỷ 20. Với nhận thức về môi trường, người dân trên toàn cầu đang trở nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tiêu dùng xanh, hạn chế các loại sản phẩm có tác động tiêu cực đến môi trường sống. Trên thực tế, đối với các nước phát triển thì điều này đã trở nên phổ biến và quen thuộc hơn cả. Nhưng đối với các nước đang phát triển như chúng ta hoặc các quốc gia vẫn còn phải đối mặt về các vấn nạn nghiêm trọng khác như nghèo đói, dịch bệnh, chiến tranh thì marketing xanh vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi.
Đây cũng chính là thực trạng marketing xanh tại Việt Nam mà bạn có thể dễ dàng nhìn nhận được. Nhưng với những đánh giá của các chuyên gia hàng đầu thị điều này sẽ nhanh chóng trở thành một xu hướng được thịnh hành nhất nhì tại Việt Nam. Bởi chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập cùng phát triển, các doanh nghiệp dù quy mô lớn, có vị thế trên thị trường cũng không thể một mình một con đường để tiến nên. Mà tất cả đều phải quan tâm, chú trọng đến những vấn đề chung nhất định thì mới có thể tồn tại và phát triển bền vững được. Sự thay đổi đối với xu hướng marketing xanh tại Việt Nam cũng là điều kiện cho phát các doanh nghiệp thay đổi – thay đổi để bắt kịp với xu hướng chung của thị trường, kinh tế toàn cầu.
Ưu, nhược điểm của marketing xanh
Là một xu hướng tiếp thị mới trong nền kinh tế hiện đại, Green Marketing mang đến rất nhiều ý tưởng mới, phương pháp mới và cách tiếp cận mới cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, song song với những lợi ích được thiết lập mang đến sự củng cố vững chắc cho hoạt động kinh doanh thì marketing xanh vẫn còn có những mặt hạn chế nhất định mà bạn cần phải biết đến trước khi triển khai. Với việc tìm hiểu kỹ lưỡng về những mặt ưu, nhược điểm của marketing xanh sẽ giúp bạn xây dựng được một chiến lược hiệu quả nhất.
+ Ưu điểm của marketing xanh:
• Tiếp xúc và mở rộng thị trường mới, khách hàng mới
• Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp cho thị trường
• Tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp
• Nâng cao mức độ trung thành của khách hàng
• Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực
+ Nhược điểm của marketing xanh: Những sản phẩm được triển khai trong hoạt động marketing xanh thường có chi phí cao hơn. Nên buộc người tiêu dùng phải chi trả một khoản cao hơn để sở hữu cho với các sản phẩm thông thường trên thị trường. Nên cái khó nhất ở đây chính là liệu người tiêu dùng có chịu trả thêm khoản phí này không. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của marketing xanh khi nó sẽ khiến bạn phải gia tăng chi phí sản xuất.
5 yếu tố cốt lõi trong chiến lược marketing xanh
Để xây dựng một chiến lược marketing xanh các đơn vị phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng và thậm chí là phải thay đổi rất nhiều về nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất cho đến các thiết kế bao bì, hình ảnh,… Quan trọng hơn cả sẽ có 5 yếu tố cốt lõi mà mọi doanh nghiệp, thương hiệu đều cần phải đảm bảo tuyệt đối.
1. Yếu tố về sản phẩm: Chiến lược marketing xanh không phải được bắt nguồn chỉ ở mặt lý thuyết mà là bắt nguồn từ những sản phẩm xanh thực sự từ nguyên liệu, quy trình sản xuất cho đến rác thải. Tất cả hướng đến mục đích an toàn và bảo vệ môi trường.
2. Yếu tố về định vị: Trong định vị thương hiệu, sản phẩm trên thị trường thì các yếu tố xanh cũng cần phải nhấn mạnh theo phương hướng chủ đạo. Muốn thành công thì những điều này cần phải song hành ngay từ những tuyên bố đầu tiên.
3. Yếu tố về giá cả: Đây cũng chính là khó khăn khi bạn triển khai marketing xanh, người tiêu dùng chắc chắn sẽ không thoải mái và sẽ đắn đo rất nhiều khi phải trả chỉ thêm một khoản nữa. Hãy chủ trương để đưa ra các chính sách giá hợp lý hoặc có thể truyền thông để người tiêu dùng hiểu rõ vì sao mức giá này hoàn toàn cân xứng.
4. Yếu tố về bao bì: Hãy thiết kế bao bì của mình từ những nguyên liệu xanh để gia tăng điểm ấn tượng hơn trong mắt khách hàng. Bởi bao bì là yếu tố bên ngoài và cũng là điều sẽ được khách hàng nhìn thấy đầu tiên để đánh giá về sản phẩm của bạn.
5. Yếu tố về tái chế: Trong trường hợp bao bì hoặc các nguyên liệu trong sản phẩm không thể tìm kiếm các loại nguyên liệu sạch, an toàn 100% thì có thể thay đổi về các nguyên liệu tái chế. Điều này vẫn không làm mất đi bản chất thực sự của một chiến lược marketing xanh.
Các nguyên tắc triển khai chiến lược marketing xanh
Ngoài 5 yếu tố cốt lõi trên thì khi triển khai chiến lược marketing xanh bạn còn cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc quan trọng. Green Marketing dù là xu hướng đang rất thịnh hành và “được lòng” người tiêu dùng. Nhưng điều này vẫn chưa đủ để đảm bảo rằng bạn sẽ thành công 100%. Bởi ngay cả khi bạn phát triển bền vững, mang đến một sự cam kết về hành động bảo vệ môi trường đi chăng nữa thì cũng cần phải đối mặt với sự cạnh tranh và yêu cầu của thị trường.
Nguyên tắc 1 – Thấu hiểu khách hàng: Muốn bán được bất kỳ sản phẩm nào thì bạn đều cần phải thấu hiểu được tâm lý, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Cùng với đó bạn phải xác định được họ đã hiểu thực sự về sản phẩm mà bạn đang hướng đến trong chiến lược marketing xanh này chưa.
Nguyên tắc 2 – “Trao quyền” cho khách hàng: Hãy giúp cho khách hàng của mình hiểu được rằng họ sẽ tạo ra được sự thay đổi nào, khác biệt nào khi sử dụng sản phẩm này so với những sản phẩm thông thường đang bán đại trà trên thị trường hiện nay.
Nguyên tắc 3 – Thể hiện tính minh bạch: Người tiêu dùng sẽ có xu hướng tẩy chay rất mạnh mẽ đối với những sản phẩm xanh “nửa vời”, không đúng với những tuyên bố ban đầu mà doanh nghiệp đưa ra. Vì vậy, hãy thể hiện tính minh bạch trong mọi vấn đề.
Nguyên tắc 4 – Chất lượng: Chắc chắn sẽ không một ai muốn bỏ ra một số tiến đắt hơn để sở hữu một mẫu sản phẩm xanh nhưng chất lượng lại không được đảm bảo. Dù là marketing xanh thì chất lượng vẫn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.
Quy trình cơ bản trong chiến lược marketing xanh
Với những lợi ích đầy thiết thực, góp phần củng cố cho quá trình xây dựng và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp. Marketing xanh ngày càng được nhiều đơn vị lựa chọn. Tuy nhiên, để triển khai một chiến lược marketing xanh thành công thì bạn cần phải thiết lập trên các quy trình đúng chuẩn. Theo đó, hiện nay chiến lược marketing xanh sẽ được phát triển dựa trên hai quy trình cơ bản như sau:
+ Quy trình chuẩn bị: Đối với quy trình đầu tiên này dù là chuẩn bị nhưng nó lại quyết định đến sự thành công của cả một chiến lược rất lớn. Ở quy trình chuẩn bị, chiến lược marketing sẽ được xây dựng dựa trên 3 vấn đề chính: Thiết kế - Sản xuất – Đóng gói. Tất nhiên, chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong hoạt động tiếp thị thì hình ảnh của sản phẩm cũng được chú trọng không kém. Vì vậy, tất cả đều cần phải tạo nên một sự hợp nhất và thể hiện được yếu tố “xanh” trong cả 3 vấn đề này.
+ Quy trình đưa ra thị trường: Đây cũng chính là lúc mà bạn đánh giá chiến lược marketing xanh của mình có thực sự hiện quả hay không. Trong quy trình này thì sẽ được triển khai dựa trên 3 kế hoạch chính: Định giá – Phân phối – Xúc tiến hỗn hợp. Một điều mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng, để một chiến lược Green Marketing có thể “sống sót” được thì phải đánh vào tâm lý tự nguyện trả tiền của người tiêu dùng. Nó cần được biểu hiện một cách rõ ràng nhất ở các điểm chạm tâm lý.
Bài học từ chiến lược marketing xanh của Ajinomoto
Đối với những doanh nghiệp đã và đang triển khai chiến lược marketing xanh chắc chắn sẽ không thể nào phủ nhận được tính hiệu quả của điều này. Tuy nhiên, đứng trước một xu hướng mới và nhất là khi marketing xanh tại Việt Nam lại chưa quá phổ biến như các nước phát triển trên thế giới. Ắt hẳn nhiều người sẽ không khỏi hoàn nghi, băn khoăn trước quyết định có nên triển khai hay không. Thêm vào đó việc thiếu kinh nghiệm cũng khiến chúng ta phải e dè hơn. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu ngay chiến lược marketing xanh của Ajinomoto để rút ra những bài học bổ ích nhé.
Hiện nay, Ajinomoto đang là đơn vị có những sự “đầu tư” rất lớn vào các hoạt động marketing xanh. Theo đó, chiến lược marketing xanh của Ajinomoto tập trung vào các mục tiêu: Không phát thải – Sử dụng năng lượng hiệu quả - Đẩy mạnh kinh doanh dựa trên chu trình sinh học với việc tập trung vào 4 vấn đề chính như sau:
1. Bảo vệ tài nguyên nước: Xây dựng và đưa vào vận hành hai hệ thống tháp giải nhiệt và xử lý nước thải với ứng dụng công nghệ nitơ sinh học.
2. Giảm chất thải rắn và khí: Vào năm 2017 triển khai chương trình “Không phát thải” (Tiết giảm – Tái chế - Tái sử dụng). Vận hành lò hơi sinh học, cắt giảm 52% lượng khí thải ra môi trường.
3. Chu trình sinh học Bio-cycle: Đây chính là chu trình sinh học kép để sản xuất bột ngọt Ajinomoto, điều này giúp đảm bảo nguyên liệu bền vững để phục vụ quy trình sản xuất.
4. Tìm kiếm năng lượng thay thế: Tiến hành sử dụng các kế hoạch sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại để giảm thiểu mức tiêu độ điện năng xuống thấp nhất. Đồng thời tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời.
Dù chưa quá phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên chiến lược marketing xanh hứa hẹn sẽ trở nên “bùng nổ” trong thời gian sắp tới. Nhất là khi vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ còn là trách nhiệm của chính phủ, cơ quan chức năng hay các tổ chức phi lợi nhuận nào đó. Ngoài Ajinomoto ra thì bạn có thể tham khảo ngay các đơn vị khác như chiến lược marketing xanh của Panasonic hay Fuji Xerox để nhận thấy rõ điều này. Đồng thời còn có thể đúc kết được những bài học từ thực tiễn cho kế hoạch phát triển của mình.