FOMO là một hiệu ứng tâm lý thường rất dễ bắt gặp trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ giáo dục, chứng khoán, du lịch cho đến kinh doanh. Tận dụng điều đó, rất nhiều nhà đầu tư kinh doanh đã thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng với kết quả đầy ấn tượng. Theo đó, FOMO trở thành một “vũ khí” giúp người bán hàng có thể bán được nhiều sản phẩm của mình hơn một cách nhanh chóng.
Nó ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng, FOMO sẽ khiến họ không chần chừ quá nhiều trong quá trình “chốt đơn”. Thế nhưng, không phải đơn vị nào cũng biết cách áp dụng hiệu ứng FOMO trong kinh doanh một cách thực sự hiệu quả. Chưa kể còn khiến “phản” tác dụng nếu bạn triển khai không tốt, tạo ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Hiệu ứng FOMO là gì?
Dù là hiệu ứng tâm lý rất phổ biến trong cuộc sống và công việc của nhiều người, tuy nhiên “Hiệu ứng FOMO là gì?” chắc chắn vẫn là câu hỏi khiến nhiều người “đau đầu”. FOMO được viết tắt từ cụm từ Fear Of Missing Out với nghĩa là sợ bỏ lỡ hay sợ đánh mất. Nó là một thuật ngữ đề cập đến một hiện tượng tâm lý thường xảy ra rất nhiều. FOMO được chuyên gia hành vi người dùng Dan Herman đặt tên chính thức vào năm 1996. Đây là thời điểm mà truyền thông, mạng xã hội hay mọi thứ liên quan đến Internet chưa “chiếm lĩnh” đến cuộc sống của chúng ta như lúc này.
Fear Of Missing Out chính xác là một biểu hiện cho trạng thái tâm lý căng thẳng, lo lắng mà bạn sẽ gặp phải khi tin rằng mình đã và sẽ bỏ quan một điều gì đó thú vị, đặc biệt quan trọng hay bị “loại” ra khỏi những trải nghiệm mà mọi người xung quanh có còn mình thì không. Các chuyên gia tâm lý cho rằng hiện tượng tâm lý này chính ra trí tưởng tượng của con người sinh ra. Nó được cấu tạo thành từ những tác động trong môi trường sống và trí tưởng tượng của chính mỗi người. Nhất là trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão hiện nay, mọi người có thể dễ dàng kết nối với nhau thông qua rất nhiều phương tiện. Chính từ đó, chúng ta tiếp cận rất nhanh chóng với các thông tin khác nhau và đồng thời cũng không tránh khỏi tâm lý so sánh.
Lúc này, FOMO cũng sẽ xuất hiện và khiến bạn mất nhiều thời gian, chi phí để có thể đạt được những gì mà mình cho rằng mình đang bỏ lỡ, nếu không kịp thời thì “cơ hội” sẽ đi qua. Từ đó nó khiến bạn luôn ở trạng thái lo lắng, căng thẳng với việc mong muốn được biết, được thay đổi hay được sở hữu những giá trị đó. Nhất là với tâm lý không muốn mình trở thành người “tối cổ” bạn sẽ nỗ lực nhiều hơn để đạt được. Từ đó, bạn sẽ trở thành một phần trong xu hướng mà có thể là do ai đó cố tính tạo ra mà bạn không hề hay biết.
Điều gì gây ra hiệu ứng FOMO?
Từ khái niệm trên, chúng ta cũng đã hiểu được rằng FOMO là một hiện tượng tâm lý, cảm xúc của mỗi người. Nó rất dễ xuất hiện và thậm chí chính bạn cũng đã trải qua loại cảm xúc này nhiều lần từ trước đó. Tất nhiên, sẽ không phải ngẫu nhiên mà FOMO sẽ xuất hiện và phát triển khi thúc đẩy các hành vi thực tế của mỗi người. Cũng chính vì thế, nhiều người đã nắm bắt điều này để sản sinh ra FOMO khiến nó tác động theo các mục đích của mình. Điều này là rất phổ biến trong các hoạt động kinh doanh và đã được nhiều đơn vị áp dụng vô cùng thành công. Vậy điều gi gây ra hiệu ứng FOMO?
Như đã đề cập đến ngay ở phần trên, FOMO được sinh ra thực là ra trí tưởng tượng của chúng ta. Nhất là trong xã hội hiện đại, các phương tiện truyền thông phát triển nhanh chóng và Internet phát triển mạnh mẽ lại càng tạo điều kiện cho trí tưởng tượng của mỗi người được nâng cao hơn. Ngoài ra, sẽ có một số nguyên nhân nhất định khiến hiệu ứng tâm lý này xuất hiện.
Thứ nhất – Liên tiếp chiến thắng hoặc thất bại: Dù là chiến thắng hay thất bại liên tiếp trong khoảng thời gian gần đây, không biệt nó là công việc hay việc đầu tư gì thì tâm lý này sẽ đều xuất hiện. Bởi lúc này bạn sẽ thường rơi vào trạng thái sợ đã bỏ qua các cơ hồi nào đấy mà mình không thể khai thác để thành công hơn hay khiến mình thất bại như thế này.
Thứ hai – Những tin đồn: Chắc chắn điều này sẽ khiến hiệu ứng FOMO xuất hiện với rất nhiều người, đặc biệt bạn có thể thấy trong giới showbiz thì việc xuất hiện những tin đồn là rất nhiều. Thậm chí rất nhiều người tạo ra nó để tăng độ “phủ sóng” của mình. Tuy nhiên với những người tiếp nhận thì nó sẽ khiến họ bị nhiễu loạn thông tin, lo lắng, sợ hãi mà đưa ra các quyết định vội vàng.
Thứ ba – Ảnh hưởng từ mạng xã hội: Không phủ nhận rằng mạng xã hội tạo ra một phương tiện kết nối mọi người với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời đây cũng chính là môi trường giúp các nhà kinh doanh có thể phát triển, mở rộng cơ hội cũng như tiềm năng của mình rất nhiều. Nhưng đồng thời đây cũng chính là một con dao hai lưỡi, với việc bất kỳ ai cũng có thể đăng tải hình ảnh, thông tin và được lan truyền một cách nhanh chóng. Khiến nhiều người bị tác động không nhỏ, nhất là đối với những tin đồn không có căn cứ và rất dễ bị cuốn theo số đông.
Sức mạnh của FOMO trong kinh doanh
Bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều ví dụ về mức độ ảnh hưởng của FOMO trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Như hiệu ứng FOMO trong học tập, hiệu ứng FOMO trong chứng khoán hay hiệu ứng FOMO trong du lịch. Tuy nhiên, để đánh giá về mức độ ảnh hưởng nhất và đồng thời được đề cập, sử dụng với tần suất cao lại chính là trong kinh doanh. Việc các doanh nghiệp, công ty sử dụng FOMO để nâng cao doanh số hay thúc đẩy chiến lược marketing của mình đã không phải việc gì đó quá đỗi xa lạ. Nhất là khi hiệu ứng FOMO ngày một tăng cao, đặc biệt là đối với thế hệ Millennials hay còn gọi là thế hệ Y.
Đây cũng chính là nhóm người khách hàng chiếm thị phần không nhỏ trên thị trường tiêu dùng. Cùng với đó, các chuyên gia tâm lý đã khẳng định rằng điều này còn tác động rất nhiều đến những ai mua sắm trực tuyến. Chỉ cần khai thác vào đúng thời điểm, “gãi” đúng chỗ người bán hàng hoàn toàn có thể đạt được mức doanh thu rất khủng. Nhất là khi có đến gần 80% thường xuyên đưa ra quyết định mua sắm chỉ bởi vì “thích”, “muốn”, “HOT” chứ không phải là cần 100% tức là khi nhu cầu đã đạt ngưỡng. Vì vậy, mà FOMO trở thành một đòn bẩy để số lượng sản phẩm bán ra thị trường ra tăng nhanh chóng nếu doanh nghiệp biết cách triển khai khéo léo. Chưa kể kèm theo đó là những giá trị về mặt marketing cũng được thiết lập rất hiệu quả.
Tuy nhiên, sức mạnh của FOMO trong kinh doanh là điều mà chúng ta không thể phủ nhấn. Nhất là đối với những hoạt động marketing, quảng cáo và bán hàng. Dù FOMO không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng bạn cần phải hiểu rằng cái gì quá thì đều sẽ không tốt. FOMO kéo dài sẽ khiến khách hàng của bạn luôn ở trạng thái lo lắng, căng thẳng. Trong khi đó, người tiêu dùng của chúng ta hiện nay đang nắm quyền chủ động nhiều hơn, thông thái hơn. Khi họ đã thoát được khỏi cái “bẫy” này của bạn đương nhiêu những hình ảnh, những điểm tốt sẽ đánh giá xuống rất thấp.
Tại sao FOMO lại đạt hiệu quả cao với hoạt động kinh doanh?
Trong tất cả các lĩnh vực đã được sử dụng thì FOMO lại đạt hiệu quả cao với hoạt động kinh doanh. Đây là điều mà ngay cả những người ngoài ngành khi tìm hiểu đến hiện tượng tâm lý này cũng dễ dàng nhận thấy được. Vậy tại sao FOMO lại đạt hiệu quả cao trong kinh doanh? Đây có lẽ là vấn đề đang được rất nhiều bạn quan tâm lúc này. Bởi nếu muốn áp dụng một phương pháp bất kỳ nào đó chúng ta đều cần phải hiểu rất rõ về nó và đánh giá được có thực sự hiệu quả với mình hay không.
Lý do giải đáp cho câu hỏi này có thể giải thích bằng những lý do như sau:
• FOMO xảy ra nhiều với thế hệ Y: Khoảng 69% thế hệ Y đã gặp phải hiện tượng tâm lý này và có đến 60% đã đưa ra quyết định mua sắm cũng bởi ảnh hưởng từ FOMO. Hơn thế, đây cũng chính là những nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng trong kinh doanh được rất nhiều đơn vị “đánh” tới. Thế hệ Y cũng có nhu cầu mua sắm rất cao nên hiểu nhiên khi áp dụng FOMO trong kinh doanh không khó để đạt được hiệu quả đến vậy.
• Sự ảnh hưởng từ mạng xã hội: Theo các nghiên cứu thì có đến ½ người dùng mạng xã hội có phải ứng với FOMO. Đây cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” mà các thương hiệu, các doanh nghiệp đang tận dụng để thúc đẩy các hoạt động marketing, bán hàng của mình rất nhiều.
• Xu hướng mua sắm online: Có thể tại Việt Nam, xu hướng mua sắm online mới thực sự bắt đầu “bùng nổ” trong một vài năm trở lại gần đây. Nhưng trên thế giới thì điều này đã trở thành một hình thức mua sắm quá quen thuộc và “áp đảo” cả phương thức truyền thống. Cũng chính xu hướng này đã giúp hiệu ứng FOMO được “tung hành” mạnh mẽ hơn và khiến người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm rất nhanh chóng.
Bí quyết thúc đẩy hiệu quả kinh doanh bằnng FOMO
Sử dụng hiệu ứng FOMO trong kinh doanh và cụ thể là trong các chiến lược bán hàng, marketing đang là chiêu thức được rất nhiều đơn vị lựa chọn. Tất nhiên, không khó để bạn tìm ra được những ví dụ cho trường hợp này để tham khảo. Nhưng để có thể thúc đẩy về mặt hiệu quả thì bạn cần phải bỏ túi thêm 5 bí quyết siêu đơn giản dưới đây.
Bán hàng lan truyền
Buying notifications – “Rất nhiều người đang mua, còn bạn thì sao???” đây chính là một sự kết hợp hoàn hảo giữ hiệu ứng FOMO và hiệu ứng lan truyền cực tinh tế. Để làm được điều này thì đội ngũ Marketing của các đơn vị cần xây dựng được những thông điệp đắt giá, đánh trực tiếp vào tâm lý của khách hàng mục tiêu. Với bí quyết này, khách hàng của bạn sẽ nhanh chóng đánh giá về mức độ uy tín của sản phẩm cũng như thương hiệu. Từ đó, khách hàng sẽ giảm được sự băn khoăn trong khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, về mặt lâu dài thì bạn cần phải đảm bảo được sự trung thực. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự uy tín của mình rất nhiều nếu điều này không được đảm bảo.
Đẩy mạnh sự khan hiếm
Không khó để áp dụng FOMO với bí quyết này, nhất là đối với những trang web mua sắm trực tuyến hay các sàn thương mại điện tử với việc để hiện thị số lượng hàng hóa còn trong kho. “Sắp cháy hàng”, “Mặt hàng này sắp hết” sẽ là những điều đánh mạnh vào tâm lý của người tiêu dùng và thu hút được sự quan tâm của họ. Ngay cả khi ban đầu họ không hề có nhu cầu mua sắm mẫu sản phẩm này, nhưng cũng phải đặt ra những câu hỏi như tại sao nó lại HOT như vậy? Tại sao nó lại bán chạy thế? Sản phẩm này có gì đặc biệt không?.... Chính vì những câu hỏi tỏ mò này sẽ tạo ra những chuyển biến trong tâm lý và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Thúc đẩy quyết định mua sắm
Hãy thúc đẩy quyết định mua sắm của khách hàng bằng những ưu đãi, chính sách hấp dẫn có thể xem là bí quyết tăng hiệu quả cho hiệu ứng FOMO trong kinh doanh rất phổ biến. Tất nhiên mức độ hiệu quả của nó là điều không khó để chúng ta kiểm chứng. Với những ưu đãi, chính sách hấp dẫn được đưa ra sẽ khiến khách hàng của bạn đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng hơn rất nhiều. Lúc này họ sẽ có tâm lý “không mua lúc này thì còn mua lúc nào nữa”, “mua lúc này thì quá hời rồi, không mua sau sẽ đắt hơn rất nhiều”. Như vậy, bạn vừa tạo ra được tâm trạng lo lắng vì mất cơ hội vừa tạo sự kích thích cho khách hàng của mình.
Tặng quà để thúc quyết định
Thay vì những ưu đãi đánh thẳng vào sản phẩm, giá thành thì lúc này bạn có thể đổi sang những món quà bất ngờ, ý nghĩa cho khách hàng của mình. Hơn thế, quà tặng bất ngờ bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu sắc hơn cho khách hàng. Nhận được quà tặng chắc chắn ai cũng sẽ trở nên vui vẻ hơn, phấn khích hơn. Với tâm trạng này thì việc đưa ra một quyết định mua sắm bao giờ cũng sẽ bị thúc đẩy nhanh hơn. Tuy nhiên, đừng tặng cho khách hàng của mình những món quà không có giá trị gì thực sự. Nên là những món quà ấn tượng, có giá trị hoặc công dụng sử dụng nhất định.
Tạo ra tính cạnh tranh
Bí quyết nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng hiệu ứng FOMO này có lẽ còn khá là mới lạ với nhiều đơn vị, tuy nhiên cũng đừng ngần ngại áp dụng ngay lúc này. Ví dụ điển hình với cách này chính là hãy giới hạn số lượng người mua để nhận được ưu đãi đặc biệt. Nhưng vậy, mặc định bạn đã tạo ra một sự cạnh tranh nhất định ở đây đối với khách hàng của mình. Mọi người sẽ có tâm lý lo lắng khi chậm chân mà bỏ qua cơ hội mua sắm này và chắc chắn sẽ phải “chốt đơn” nếu không sẽ bị những người khác giành mất. Tính cạnh tranh bao giờ cũng sẽ là yếu tố khiến tâm lý hơn – thua của con người xuất hiện. Nên hãy áp dụng bí quyết này và bạn chắc chắn sẽ phải bất ngờ về kết quả mình đạt được.
Với 5 bí quyết đơn giản những siêu hiệu quả trên đây, việc áp dụng hiệu ứng FOMO trong kinh doanh sẽ nhanh chóng gặt hái được những thành quả vượt trội. Tất nhiên, đừng quên đảm bảo những yếu tố khác xung quanh nếu không rất dễ tạo ra những tác động tiêu cực. Ngay cả khi áp dụng những chính sách hay kết hợp với những hiệu ứng tâm lý khác. Chúc bạn sẽ có được những chiến lược kinh doanh sáng suốt nhất với hiệu ứng tâm lý này.