Kinh doanh theo chuỗi đang là mô hình được rất nhiều đơn vị lựa chọn để phát triển, mở rộng thị phần của mình một cách tối ưu nhất. Nhờ những “điểm cộng” vượt trội nó mang đến không ít giá trị lợi ích cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đi kèm với đó mô hình này cũng có một số hạn chế nhất định.
Nên điều này cũng đồng nghĩa với việc, để gặt hái thành công từ mô hình kinh doanh theo chuỗi bạn cần phải có bản lĩnh, kinh nghiệm và đưa ra những quyết định, chiến lược thực sự thông minh. Vậy làm sao để khởi nghiệp thành công với mô hình này nhất là khi số vốn đầu tư lại có phần hạn chế?
Kinh doanh theo chuỗi là gì?
Mô hình chuỗi hay kinh doanh theo chuỗi là cụm từ được đề cập thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, với nhiều người thì đây vẫn là một khái niệm mới lạ và “Kinh doanh theo chuỗi là gì?” vẫn là một câu hỏi khó. Trong tiếng Anh, kinh doanh theo chuỗi được gọi là Chain Business, mô hình này được hiểu là quá trình một chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh đầu tư đầu tư các nguồn lực của mình đầu tư vào một hình thức phân phối. Theo đó, họ sẽ sở hữu và quản lý một chuỗi các cửa hàng, địa điểm bán lẻ khác nhau. Trong đó, sẽ bao gồm cả các cửa hàng, địa điểm bán lẻ các mặt hàng hóa hữu ích và dịch vụ khác nhau.
Thay vì chỉ có một cửa hàng, địa điểm bán lẻ hàng hóa thì mô hình này chính là sự mở rộng quy mô kinh doanh với việc tăng số lượng mặt bằng bán hàng của mình. Điều này hoàn toàn khác với mô hình nhượng quyền kinh doanh, bởi người đầu tư vẫn sẽ sở hữu và quản lý trực tiếp. Nhiều bạn sẽ thấy cách hiểu này sẽ có điểm giống với hình thức nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại, dù số lượng các địa điểm bán hàng mang tên thương hiệu gia tăng lên. Nhưng quyền sở hữu và quản lý lại không nằm hoàn toàn trong tay của nhà đầu tư ban đầu. Mà lúc này, nó sẽ được quản lý bởi những cá nhân, đơn vị đã mua lại thương hiệu với hình thức nhượng quyền.
Đây là mô hình rất phổ biến trên cả nước, đặc biệt là ở các thành phố đông đúc dân cứ, kinh tế phát triển với nhu cầu tiêu dùng cao. Không khó để bạn bắt gặp các doanh nghiệp, thương hiệu đang hoạt động với mô hình kinh doanh theo chuỗi ngay tại khu vực nơi mình đang sinh sống, học tập và làm việc. Điển hình có thể kể đến một số cái tên rất nổi tiếng như Thế giới di động, Highlands Coffee, Điện máy xanh, Phúc Long,… Như vậy, kinh doanh theo chuỗi chính là việc nhà đầu tư sẽ nắm giữ quyền quản lý, điều hành nhiều cửa hàng, mặt bằng bán hàng về mọi mặt cùng lúc.
Đặc điểm của mô hình kinh doanh theo chuỗi
Với khái niệm rất đơn giản, không khó để bạn có thể hiểu về mô hình kinh doanh theo chuỗi là gì. Nhưng chỉ với một vài dòng như vậy để thực sự hiểu rõ về thuật ngữ này chắc chắn là điều không thể. Chưa kể, nhiều bạn còn thường xuyên nhầm lẫn nó với một số mô hình kinh doanh cũng rất phổ biến khác ở nước ta. Vì vậy, sau đây hãy cùng chúng tôi “bỏ túi” những đặc điểm của mô hình kinh doanh theo chuỗi để có được một bức tranh tổng thể về khái niệm này nhé.
+ Hệ thống kinh doanh theo chuỗi sẽ gồm ít nhất từ hai cửa hàng, địa điểm bán lẻ trở lên và được sở hữu, quản lý tập trung chứ không tách riêng biệt. Như vậy, hệ thống sẽ có một trụ sở chính trung tâm để kết nối các cửa hàng, địa điểm với nhau đang hoạt động rộng khắp thị trường của mình.
+ Các cửa hàng, địa điểm bán lẻ trong chuỗi sẽ kinh doanh một mặt hàng hoặc một nhóm các dòng sản phẩm giống nhau.
+ Mỗi một mắt xích trong cùng chuỗi có thể hội nhập theo chiều ngang rất dễ dàng. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, khi có thêm một cửa hàng hoặc địa điểm bán lẻ mới thì toàn bộ hệ thống có thể tiếp cận thêm một tệp khách hàng tiềm năng khác.
+ Không chỉ hội nhập theo chiều ngang, các cửa hàng, địa điểm bán lẻ trong chuỗi hoàn toàn có thể hội nhập theo cả chiều dọc. Để làm được điều đó thì hệ thống cần phải duy trì các trung tâm phân phối để đảm bảo sự ổn định về hàng hóa.
Thực trạng kinh doanh theo chuỗi ở Việt Nam
Nhìn nhận ngay từ thực tế, chúng ta cũng có thể thấy rằng kinh doanh theo chuỗi ở Việt Nam đang rất phát triển trong những năm gần đây. Rất nhiều đơn vị đang phát triển mô hình của mình theo xu hướng này và mở rộng quy mô một cách nhanh chóng. Hơn thế, trước đây mô hình này đã cực kỳ thành công ở nhiều thị trường trước đó. Điển hình là những cái tên như ZARA hay H&M, đã trở thành nguồn động lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh những thương hiệu nội địa, mô hình kinh doanh theo chuỗi ở nước ta còn có sự “góp mặt” của những cái tên quốc tế thâm nhập vào rất thành công. Đương nhiên, điều này đã tạo nên một sức cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường. Kinh doanh theo chuỗi mang đến nguồn lợi khổng lồ cho các doanh nghiệp. Nhưng đồng thời nó cũng tạo nên một phản ứng theo chuỗi, khiến phá hủy thương hiệu một cách nhanh chóng nếu xảy ra một vấn đề bất cập dù chỉ ở một cửa hàng, địa điểm bán hàng duy nhất. Đây là điều đã xảy ra không ít ở Việt Nam, khi chúng ta cũng đã từng chứng kiến sự sụp đổ nhanh chóng có một số chuỗi hệ thống kinh doanh. Dù trước đó, chúng được đánh giá có tiềm năng phát triển rất lớn trong suốt một quãng thời gian dài.
Cùng với đó, do tiềm lực bị hạn chế nên nhiều đơn vị phát triển hệ thống chuỗi kinh doanh của mình với hình thức nhượng quyền thương mại. Tuy không có quyền sở hữu và quản lý 100%, nhưng nó vẫn giúp gia tăng số lượng cửa hàng, địa điểm bán lẻ nhanh chóng. Cùng với đó, doanh nghiệp còn tối ưu được số vốn đầu tư trong việc mở rộng hệ thống chuỗi kinh doanh của mình. Đây cũng chính là một trong những hình thức kinh doanh theo chuỗi đang được nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn hiện nay. Bởi để phát triển kinh doanh theo chuỗi ở thị trường Việt ở thời điểm hiện tại vẫn còn khá nhiều khó khăn và thách thức.
Các hình thức kinh doanh theo chuỗi
Nếu chỉ tìm hiểu về khái niệm, có lẽ nhiều bạn sẽ rất dễ hiểu lầm rằng kinh doanh theo chuỗi chỉ có một hình thức duy nhất. Tuy nhiên, trên thực tế kinh doanh theo chuỗi được phân chia thành rất nhiều hình thức khác nhau. Mỗi một cách phân chia sẽ được căn cứ dựa trên các tiêu chí khác nhau. Sau đây là các hình thức kinh doanh theo chuỗi mà bạn nên biết.
+ Các hình thức kinh doanh theo chuỗi phân chia theo sản phẩm kinh doanh:
• Chuỗi kinh doanh các cửa hàng, địa điểm bán lẻ hàng hóa
• Chuỗi kinh doanh các cửa hàng, địa điểm bản lẻ dịch vụ
+ Các hình thức kinh doanh theo chuỗi phân chia theo dịch vụ cung cấp trong chuỗi:
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ tự phục vụ
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ
+ Các hình thức kinh doanh theo chuỗi phân chia theo dòng sản phẩm cung ứng:
• Chuỗi hệ thống siêu thị
• Chuỗi cửa hàng tiện lợi
• Chuỗi cửa hàng bách hóa
• Chuỗi cửa hàng chuyên biệt
• Chuỗi hệ thống trung tâm thương mại
+ Các hình thức kinh doanh theo chuỗi phân chia theo phương thức tổ chức kinh doanh:
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ thông thường – Do một doanh nghiệp sở hữu, quản lý duy nhất.
• Chuỗi cửa hàng địa điểm bán lẻ tự nguyện – Bao gồm các nhà bán lẻ độc lập, kinh doanh cùng mặt hàng, dòng sản phẩm hoặc cùng lĩnh vực nhưng tự nguyện liên kết với nhau.
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ nhượng quyền thương mại.
• Hợp tác xã của các nhà bán lẻ.
+ Các hình thức kinh doanh theo chuỗi phân chia theo phương thức bán hàng:
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ truyền thống
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ hiện đại
Lợi ích của việc kinh doanh theo chuỗi
Kinh doanh theo chuỗi là mô hình có tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng, chỉ trong một vài năm đã có rất nhiều đơn vị chuyển sang xu hướng này. Đương nhiên, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi nó mang đến rất nhiều lợi ích cho việc đầu tư kinh doanh của nhiều người. Đây cũng chính là những thỏi nam châm được hình thành để thu hút sự quan tâm, vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu như bạn đang băn khoăn không biết có nên khởi nghiệp theo mô hình này hay không thì nên tham khảo những lợi ích dưới đây nhé.
Tối ưu chi phí quảng cáo, truyền thông: Chi phí cho hoạt động quảng cáo, truyền thông chưa bao giờ là nhỏ. Thông thường cùng với số lượng cửa hàng, địa điểm bán lẻ nhưng nếu kinh doanh độc lập thì khoản chi phí này cần bỏ ra là cực lớn. Nhưng nếu kinh doanh theo chuỗi thì bạn chỉ cần một quảng cáo cho tất cả, điều này sẽ giúp cắt giảm rất nhiều chi phí cho hoạt động quảng cáo, truyền thông.
Phân tán rủi ro trong hoạt động bán hàng: Nhiều cửa hàng, địa điểm bán lẻ sẽ giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro trong hoạt động bán hàng hơn rất nhiều như doanh thu, số lượng hàng hóa phân phối ra thị trường, khả năng tiếp cận, thu hút khách hàng, sự thuận tiện trong mua sắm,…
Ưu thế trong vấn đề hậu mãi, chăm sóc khách hàng: Với việc sở hữu nhiều cửa hàng, địa điểm bán lẻ sẽ tạo nên một ưu thế rất lớn trong vấn đề hậu mãi cũng như chăm sóc khách hàng. Theo đó, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ hậu mãi cũng như các chính sách chăm sóc ở bất kỳ địa điểm nào.
Hạn chế của việc kinh doanh theo chuỗi
Mô hình kinh doanh theo chuỗi được đánh giá rất cao với những lợi ích lớn mang đến cho các doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên, mô hình này cũng mang đến những hạn chế nhất định khi triển khai. Nếu không giải quyết được những vấn đề này một cách triệt để thì rất khó để phát triển, thậm chí là doanh nghiệp của bạn sẽ phải nhận “trái đắng” rất nhanh. Bởi mô hình chuỗi có thể giúp doanh nghiệp phát triển nhanh nhưng nó cũng tạo ra một hiệu ứng lan truyền rất mạnh nếu có vấn đề gì xảy ra, dù chỉ duy nhất ở một địa điểm.
Vì vậy, ngoài những lợi thế thì hạn chế của việc kinh doanh theo chuỗi cũng là điều mà bạn không nên bỏ qua.
Khó khăn khi triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Nhiều cửa hàng, địa điểm phân phối sẽ tương đương với việc nhiều kho hàng và quy mô kho hàng sẽ là không nhỏ. Nên từ đó sẽ có rất nhiều thách thức trong việc quản lý kho hàng, hàng tồn, tình trạng kinh doanh. Nếu ngay từ đầu số lượng hàng hóa đã nhiều nhưng có cách quản lý hợp lý thì vẫn ổn định. Nhưng trong quá trình kinh doanh theo chuỗi mới quyết định gia tăng dòng, chủng loại sản phẩm thì bạn sẽ gặp không ít khó khăn.
Khó khăn trong việc tương tác với khách hàng theo xu hướng cá nhân hóa: Nhiều cửa hàng, địa điểm bán lẻ cho phép bạn tương tác với khách hàng nhiều hơn. Nhưng để cá nhân hóa trong vấn đề này là điều không dễ dàng chút nào, chưa kể đôi khi tệp khách hàng còn có sự khác nhau đôi chút ở các địa điểm.
Áp lực lớn trong việc tiêu chuẩn hóa chuỗi kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa, phong cách, quy định làm việc khác nhau. Nhưng do số lượng cửa hàng, địa điểm bán lẻ quá nhiều lại cách xa nhau thì việc tiêu chuẩn hóa chuỗi kinh doanh chắc chắn không dễ dàng chút nào.
Quản lý của từng cửa hàng bị hạn chế, không được chủ động: Do hệ thống chuỗi cửa hàng sẽ chịu sự quản lý từ trụ sở trung tâm, nên quản lý của từng cửa hàng, địa điểm bán lẻ sẽ bị hạn chế và không được chủ động.
Khó khăn trong việc thay đổi chuỗi kinh doanh: Dù là một thay đổi nhỏ, nhưng đối với cả chuỗi kinh doanh thì cũng đều trở thành một nhiệm vụ nan giải. Bởi những thay đổi trên toàn bộ hệ thống chuỗi dòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí,… hơn thông thường nhiều lần.
Nên hay không nên kinh doanh theo chuỗi?
Từ những lợi ích và hạn chế như trên, nhiều bạn ắt hẳn lúc này sẽ rất băn khoăn không biết có nên kinh doanh theo chuỗi không. Dù đây là một mô hình có tiềm năng phát triển rất lớn không chỉ riêng tại thị trường Việt, nhưng để bước trên con đường này thì cũng rất nhiều thách thức phía trước. Hay nhiều người vẫn đánh giá rằng kinh doanh theo chuỗi là mô hình phát triển “Đường rộng nhưng khó đi”. Tuy nhiên, đã là kinh doanh thì không có một con đường nào trải đầy hoa hồng cho chúng ta thẳng tiến đến thành công.
Vì vậy, cũng sẽ không có một mô hình nào được coi là hoàn hảo, lý tưởng tuyệt đối để bạn có thể triển khai mà đảm bảo rằng thành công 100%. Đánh giá một cách khách quan nhất từ thực tế, mô hình kinh doanh theo chuỗi đang có tốc độ phát triển rất nhanh chóng trong những năm gần đây. Vì vậy, có thể nói rằng kinh doanh theo chuỗi đang là một mô hình đầy hứa hẹn. Việc lựa chọn phát triển theo định hướng này hoàn toàn mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, công ty. Tất nhiên, để quyết định có nên kinh doanh theo chuỗi hay không còn phụ thuộc vào 3 yếu tố như sau:
• Thương hiệu có độc đáo không
• Quy mô có lớn không
• Cách quản lý có tốt không
Cách khởi nghiệp kinh doanh theo chuỗi vốn ít hiệu quả
Kinh doanh theo chuỗi đòi hỏi tiềm năng không nhỏ, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc muốn khởi nghiệp kinh mà ít vốn thì không thể lựa chọn mô hình này. Tuy nhiên, muốn khởi nghiệp kin doanh theo chuỗi mà vốn ít thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Buộc các bạn phải chuẩn bị cho mình thật kỹ lưỡng, chưa kể còn phải đưa ra những chiến lược, chính sách thật sự hiệu quả.
Hiểu điều đó, nếu sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách khởi nghiệp kinh doanh theo chuỗi vốn ít mà hiệu quả cao với những bí quyết đầy hữu ích như sau:
1. Lựa chọn thị trường ngách: Mới bắt đầu khởi nghiệp mà vốn lại ít thì tốt nhất bạn không nên “đánh thẳng” vào thị trường lớn. Thay vào đó, hãy chuyển hướng vào thị trường ngách, vừa ít cạnh tranh mà bạn có thể khai thác được nhiều tiềm năng lớn hơn. Như vậy, bạn mới có đủ sức, đủ nguồn lực để nuôi dưỡng cho cả một chặng đường lâu dài chứ không bị “đuối sức” ngay lập tức khi tiến vào thị trường lớn.
2. Hướng đến xu thế nhượng quyền thương mại: Với việc ít vốn thì các doanh nghiệp khởi nghiệp không thể “nhân bản” nhanh chóng số lượng cửa hàng, địa điểm bán hàng trong thời gian ngắn được. Vì vậy, hãy hướng đến xu thế nhượng quyền thương mại để mở rộng quy mô hệ thống của mình mà không cần phải có số vốn khủng như các thương hiệu khác.
3. Không ngừng hoàn thiện để phát triển: Vốn ít, mới khởi nghiệp thì rất khó để xây dựng một hệ thống chuỗi chuyên nghiệp, vận hành ổn định ngay từ đầu. Vì vậy, không ngừng hoàn thiện để phát triển chính là cách để bạn khởi nghiệp với mô hình kinh doanh theo chuỗi hiệu quả nhất. Dù có thể mất nhiều thời gian, nhưng đôi khi “chậm mà chắc”, kinh doanh cũng không phải là một miếng bánh ngọt mà bạn có thể thưởng thức ngay.
Theo xu hướng chung, kinh doanh theo chuỗi đang có tiềm năng phát triển và mang đến lợi ích rất lớn cho các đơn vị. Tuy nhiên, với những cá nhân, đơn vị khởi nghiệp với mô hình này và nhất là vốn ít thì cần phải có chiến lược phù hợp. Bởi nguồn vốn sẽ ảnh hưởng và quyết định rất nhiều vấn đề khác nhau. Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp mang đến một bức tranh toàn diện trong vấn đề này với bạn.