Một ý tưởng không còn quá mới lạ nhưng vẫn đang rất HOT ở thời điểm hiện tại – Kinh doanh thực phẩm đông lạnh luôn được đánh giá là mảng mang đến mức lợi nhuận cao và dễ dàng triển khai. Đặc biệt, trong những năm gần đây và nhất là do ảnh hưởng của đại dịch Covid, mặt hàng này lại “lên ngôi” khi phát huy được tính tiện ích của mình.
Nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc đây sẽ là một “miếng bánh dễ ăn”, ai làm cũng sẽ thành công và có đạt được mức thu nhập cực cao. Vậy làm sao để kinh doanh thực phẩm đông lạnh thành công? Hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này ngay sau đây.
Thực trạng kinh doanh thực phẩm đông lạnh hiện nay
Trước kia, thực phẩm đông lạnh không phải mặt hàng được hội chi em nội chợ yêu thích và đánh giá cao. Nhất là khi nguồn thực phẩm tươi sống trong nước ta rất dồi dào và được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Không khó để tìm kiếm một khu chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay một quán nhỏ để mua chúng. Cùng với đó, lúc này điều kiện công nghệ và nền kinh tế trong nước chưa cho phép các doanh nghiệp có được những cơ sở tốt nhất đề phát triển về mảng này. Nên vì vậy từ nhiều yếu tố cộng lại đã khiến dòng thực phẩm này không được phổ biến tại thị trường Việt.
Tuy nhiên, đến nay điều này đã hoàn toàn thay đổi và bất ngờ hơn thực phẩm đông lại lại năm giữ một tỷ lệ phần trăm không hề nhỏ trong việc tiêu dùng trên cả nước. Nhìn nhận từ góc độ kinh tế, thực phẩm đông lạnh đã thực sự trở thành một “mảnh ghép” quan trọng, tuy nhiên vẫn chủ yếu là phục vụ cho xuất khẩu. Theo thống kê, ngành kinh doanh thực phẩm đông lạnh Việt Nam trong những năm gần đây đạt tốc độ phát triển là 20 – 40% mỗi năm. Đặc biệt, các dòng sản phẩm của chúng ta đã có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc,…
Nhưng vào năm 2021, khi những đơn hàng xuất khẩu bị hủy bỏ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã buộc các doanh nghiệp phải khai thác thị trường trong nước nhiều hơn. Phần lớn, việc tiêu dùng thực phẩm đông lạnh trước kia sẽ phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, các bếp ăn tập thể hay các dịp mùa cưới. Tuy nhiên, đứng trước những lệnh giãn cách xã hội thì đây lại trở thành một “điểm sáng” trong sự lựa chọn mua sắm của nhiều gia đình. Vì vậy, dù dịch bệnh nhưng rất nhiều cá nhân, đơn vị đã chuyển hướng sang mảng này để đầu tư kinh doanh. Dù còn nhiều bất cập, nhưng theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì trong tương lai ngành thực phẩm Việt sẽ đi theo quy chuẩn quốc tế. Dần loại bỏ tình trạng các sản phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc và mở ra một thị trường có tiềm năng phát triển cao hơn.
Có nên kinh doanh thực phẩm đông lạnh không?
Đánh giá một cách khách quan nhất thì thực phẩm đông lạnh vẫn chưa thực sự quá phổ biết hay được đông đảo người tiêu dùng yêu thích. Tuy nhiên, với nhu cầu cao từ các nhà hàng, bếp ăn tập thể hay các sự kiện có cần lượng thức ăn lớn thì đây vẫn là một mảng giàu tiềm năng phát triển. Mặc dù được đánh giá với những dấu hiệu tích cực, nhưng đứng trước những thách thức của thị trường nhiều người vấn không hỏi e ngại trong việc có nên kinh doanh thực phẩm đông lạnh không?
Kinh doanh là một lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và cả bản lĩnh của mỗi người. Đứng trước một ý tưởng kinh doanh dù luôn được đánh giá cao về tiềm năng phát triển. Nhưng không phải bất kì ai cứ triển khai là sẽ thành công, vì vậy tâm lý chung này cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do để bạn “đặt cửa thắng” với ý tưởng kinh doanh thực phẩm đông lạnh không chỉ ở thời điểm hiện tại.
Thứ nhất: Như cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân Việt ngày càng thay đổi với việc dành nhiều “cảm tình” hơn với thực phẩm đông lạnh.
Thứ hai: Thời gian lưu trữ hàng hóa được lâu dài hơn các thực phẩm tươi sống, ngay cả khi không dùng các hóa chất độc lại. Đảm bảo chất lượng, tránh được tình trạng thất thoát hàng hóa.
Thứ ba: Giá nhập thực phẩm đông lạnh bao giờ cũng rẻ hơn thực phẩm tươi sống, mang đến một ưu thế rất lớn cho các nhà đầu tư kinh doanh.
Thứ tư: Khả năng phân phối hàng hóa được đánh giá là ổn định, không quá phụ thuộc vào các mùa trong năm.
Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh
Thực tế việc kinh doanh thực phẩm đông lạnh hiện nay ở nước ta đang được diễn ra với rất nhiều hình thức, quy mô khác nhau. Nên vấn đề về điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh vẫn chưa được nhiều người hiểu rõ. Thông thường, các cá nhân bán hàng online trên các mạng xã hội như Facebook hay Zalo vẫn chưa chú trọng đến điều này. Vì theo quy định chung, kinh doanh online không có địa điểm chính thức thì hầu hết chưa phải đăng ký kinh doanh cũng như không có quá nhiều quy định nghiêm ngặt. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ phải đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, đối với các cá nhân, tổ chức muốn thành lập cơ sở, hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đông lạnh thì lại hoàn toàn khác. Lúc này sẽ cần phải căn cứ vào Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Nghị định 38/2012/NĐ-CP, để xác định các điều kiện cần thiết. Theo đó, hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp sẽ có những điều kiện yêu cầu khác nhau.
+ Đối với hộ kinh doanh cá thể:
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
• Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị,... đạt chuẩn theo quy định
• Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất
• Giấy xác nhận đã hoàn thành tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Đối với doanh nghiệp:
• Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
• Điều lệ công ty
• Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân
• Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
• Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Thủ tục mở cửa hàng thực phẩm đông lạnh
Về các thủ tục mở cửa hàng thực phẩm đông lạnh sẽ được xét dựa trên giấy đăng ký kinh doanh là hộ cá thể hay doanh nghiệp, nhằm đảm bảo các yêu cầu cần thiết khác nhau. Bất cứ cơ sở kinh doanh nào, dù quy mô nhỏ hay lớn nhưng đã hoạt động trong lĩnh vực này đều cần phải đảm bảo các điều kiện, thủ tục theo quy định của Nhà nước.
Đối với việc mở cửa hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh trực tiếp cho người tiêu dùng, ngoài việc đảm bảo về giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì chủ cơ sở cần phải đảm bảo cả điều kiện như sau:
• Điều kiện về địa điểm dùng làm cơ sở sản xuất, kinh doanh
• Điều kiện về quy trình bảo quản thực phẩm
• Điều kiện về vận chuyển thực phẩm
Ngoài ra, thủ tục đăng ký mở cửa hàng sẽ có sự khác nhau nhất định theo hình thức đăng ký kinh doanh. Điển hình đối với thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ là:
• Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)
• Ngành, nghề kinh doanh
• Số vốn kinh doanh
• Số lao động
• Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú
• Số, ngày cấp thẻ căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực
Những thiết bị cần có khi kinh doanh thực phẩm đông lạnh
Kinh doanh thực phẩm đông lạnh chưa cần xét về thủ tục, điều kiện theo quy định của Pháp luật thì chúng ta đều biết rằng để triển khai ngoài vốn, nhân lực, chiến lược kinh doanh ra sẽ cần phải có những trang thiết bị cần thiết. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, hầu hết bạn sẽ thấy dù là kinh doanh ở lĩnh vực nào, sản phẩm là gì thì chúng ta cũng phải có những trang thiết bị hỗ trợ. Ngay cả việc kinh doanh các sản phẩm như quần áo, giầy dép dù là online cũng cần phải có sổ sách, điện thoại hay máy tính,… để sử dụng.
Đối với những bạn mới tìm hiểu về mảng này sẽ không thể nắm bắt được hết mình sẽ cần phải có những thiết bị gì khi kinh doanh thực phẩm đông lạnh. Đôi khi thứ cần lại không có, thứ không cần lại mua về cả đống vô cùng lãng phí và gây giãn đoạn trong việc kinh doanh. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị những thiết bị dưới đây:
• Tủ đông đứng cánh kính
• Tủ đông mặt kính nằm
• Tủ mát 2 cánh kính
• Tủ mát 3 buồng
• Máy thái thịt đông lạnh (nếu cần)
• Máy cưa xương, tảng thịt cá đông lạnh (nếu cần)
• Máy hút chân không
Nhập hàng thực phẩm đông lạnh ở đâu?
Một trong những vấn đề khiến nhiều người băn khoăn rất nhiều khi kinh doanh thực phẩm đông lạnh chính là nguồn hàng. Nhập hàng thực phẩm đông lạnh ở đâu? Nguồn hàng đông lạnh nào đảm bảo, chất lượng? Nguồn hàng là yếu tố quyết định đến sự thành – bại trong hoạt động kinh doanh của chúng ta rất nhiều. Nguồn hàng ổn định, chất lượng, mức giá phải chăng sẽ tạo nên những ưu thế cho doanh nghiệp. Ngược lại, nguồn hàng có số lượng thất thường, chất lượng không được kiểm soát mà mức giá lại có sự thay đổi liên tục, chênh lệnh với nhiều bên thì rất khó để bạn có được hoạt động kinh doanh tốt.
Hiện nay, việc tìm kiếm nguồn hàng đông lạnh cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhất là với xu hướng thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế thì lại càng có thêm nhiều sự lựa chọn cho các bạn. Tất nhiên, mỗi một nguồn hàng sẽ có những đặc điểm cũng như ưu – nhược điểm khác nhau. Phù thuộc vào định hướng, nhu cầu cũng như cách đánh giá mà bạn có thể lựa chọn một trong những nguồn hàng dưới đây:
• Chợ đầu mối hàng đông lạnh
• Tổng kho thực phẩm đông lạnh
• Đại lý hàng đông lạnh
• Nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ các thị trường khác về
Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh hữu ích
Để thành công trong mảng kinh doanh thực phẩm đông lạnh đòi hỏi bạn phải không ngừng cố gắng, nỗ lực trong suốt một chặng đường dài. Ở đó sẽ có không ít những thử thách và khó khăn cần phải vượt qua. Được đánh giá là phân nhánh trong ngành thực phẩm đang có tiềm năng phát triển tốt. Thế nhưng, để thành công và đạt được mức lợi nhuận cao chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhất là đối với những bạn trẻ, những người chưa có nhiều kinh lại càng dễ thất bại hơn.
Thị trường kinh doanh thực phẩm nói chung và kinh doanh thực phẩm đông lạnh nói riêng, ngày càng có mức độ cạnh tranh tăng cao. Vì vậy, ngay cả khi có tiềm năng phát triển lớn nhưng tỷ lệ thất bại, rủi ro cũng không phải là thấp. Nên hãy “bỏ túi” ngay những kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh dưới đây, để tranh cho mình những rủi ro không mong muốn và đạt được nhiều thành công hơn nhé.
1. Chọn và cung cấp sản phẩm dựa theo nhu cầu thị trường
2. Chọn nhà cung cấp, nguồn hàng thực phẩm đông lạnh uy tín, chất lượng và ổn định
3. Cần chú trọng đến kho bảo quản hàng hóa, hoạt động vận chuyển hàng hóa tránh hư hỏng
4. Lựa chọn địa điểm cửa hàng ở những vị trí chiến lược
5. Đầu tư vào mảng marketing, mở rộng mạng lưới tiếp thị
6. Đừng chỉ bán hàng trên một kênh duy nhất
7. Xây dựng thương hiệu bài bản
8. Xây dựng các phương thức thanh toán tiện dụng
Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh thực phẩm đông lạnh của mình một cách thành công nhất. Ngoài ra, nếu bạn muốn triển khai trên hình thức kinh doanh thực phẩm đông lạnh online thì cần phải chú trọng cả về khâu quản lý. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này đừng ngần ngại liên hệ ngay đến TUHA nhé!.