Lợi thế trong kinh doanh hay lợi thế cạnh tranh, luôn được biết đến là những yếu tố quyết định trực tiếp đến sự thành công của mọi đơn vị. Doanh nghiệp nếu muốn tồn tại, phát triển một cách vững chắc đều cần phải xác định và tìm kiếm lợi thế cạnh tranh của mình. Bởi trong kinh doanh, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
Nếu không có lợi thế thuộc về riêng mình thì bạn không thể “vượt mặt” được các đối thủ cạnh tranh, không tối ưu được doanh thu và cũng không giành được khách hàng. Vậy đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm sao để có thể nâng cao được lợi thế trong kinh doanh của mình?
Lợi thế trong kinh doanh là gì?
Là cụm từ được nhắc đến rất nhiều, thế nhưng cho đến nay “Lợi thế trong kinh doanh là gì?” hay “Lợi thế cạnh tranh là gì?” vẫn là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Theo đó, lợi thế trong kinh doanh và lợi thế cạnh tranh có cùng ý nghĩa tương đồng với nhau. Nên đây là lý do vì sao bạn sẽ thấy cả hai thuật ngữ này vẫn thường xuất hiện trong một bài, một hoàn cảnh. Có thể bạn chưa biết thì lợi thế cạnh tranh còn là 1 trong 9 thuật ngữ chính trong lĩnh vực quản trị chiến lược. Nó biểu thị cho tất cả những điều gì mà doanh nghiệp của bạn có thể làm tốt hơn với các đối thủ, dẫn đầu trong ngành mà không ai khác có thể làm được bằng.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ không chỉ “nổi bật” hơn so với các đối thủ của mình mà còn có động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn cho các hoạt động kinh doanh khác. Nói một cách đơn giản, thì lợi thế trong kinh doanh hay lợi thế cạnh tranh chính là bạn có thể làm tốt hơn, những điều mà đối thủ của mình mong muốn hoặc không thể làm được. Cũng từ đó mà lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh của bạn sẽ xuất hiện, mang đến những giá trị rất lớn.
Đây chính là lý do vì sao các doanh nghiệp dù có quy mô lớn hay nhỏ, đều cố gắng tìm kiếm, xác định cũng như tập trung đẩy mạnh vào lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh của mình. Hơn thế, nếu muốn duy trì doanh thu, tối đa lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải duy trì được lợi thế của mình. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố giúp doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt hơn so với các đối thủ. Từ đó, khách hàng sẽ nhanh chóng nhận diện sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn.
Ý nghĩa của lợi thế trong kinh doanh
Ý nghĩa của lợi thế trong kinh doanh được thể hiện rất rõ ràng, khi nó chính là yếu tố quyết định đến sự thành – bại của các chủ thể tham gia vào hoạt động, thị trường kinh doanh. Thực tế , bạn cũng có thể thấy một mặt ý nghĩa khác của những yếu tố này còn là tài sản vô hình của các doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh còn có thể có được, từ việc cung cấp cho khách hàng một giá trị nào đó tốt hơn, lớn hơn cho khách hàng. Hoặc cũng có thể từ việc cung cấp cho khách hàng một sản phẩm, dịch vụ có mức giá thấp hơn nhưng lợi ích thì vẫn được giữ nguyên.
Trong suốt quá trình đầu tư, xản xuất và phát triển, doanh nghiệp thành công sẽ khó tránh được việc “thu hút” các đối thủ cạnh tranh luôn “dòm ngó”, muốn giành lấy “miếng bánh ngọt” mà bạn đang sở hữu. Đây cũng chính là lý do vì sao, dù mất rất nhiều nguồn lực, chi phí để tạo ra một “đại dương xanh”, nhưng ngay sau đó nếu nó thực sự phát triển thì cũng sẽ nhanh chóng biến thành “đại dương đỏ”. Điều này sẽ xảy ra ở bất kỳ một ngành nghề, mặt hàng nào mà bạn có thể kiểm chứng ngay trong thực tế. Những doanh nghiệp dành chiến thắng, cũng sẽ đồng nghĩa với việc họ sở hữu các lợi thế cạnh tranh vô cùng vượt trội so với các đối thủ của mình.
Bản chất của lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh
Dù đã thuộc lòng về định nghĩa lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh, tuy nhiên rất nhiều bạn vẫn đang hiểu sai về bản chất thực sự của cụm từ này. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình bạn xác định, tìm kiếm lợi thế cạnh tranh của mình. Theo đó, lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh chính là năng lực mà doanh nghiệp có thể củng cố, duy trì để “bảo vệ” cho khả năng sinh lợi nhuận, thị phần, khách hàng, giá trị thương hiệu trước các đối thủ cạnh tranh của mình.
Chìa khóa trong kinh doanh, đó không phải là việc bạn đánh giá đúng một ngành nghề, lĩnh vực sẽ tác động đến thị trường, xã hội như thế nào. Hay đưa ra các dự đoán nó sẽ tăng trường như thế nào trong tương lai. Mà cần phải xác định xem đâu là lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang có, có thể phát triển. Quan trọng hơn cả, là những điều này có thể kéo dài được bao lâu. Bởi nếu lợi thế kinh doanh không thể khéo dài, thì nó cũng không tạo ra được nhiều tác động lớn. Đúng hơn là nó khó có thể đủ sức để bạn “cân” được các đối thủ cạnh tranh của mình, trên hết là nó cũng sẽ không tạo ra được sự thay đổi quá lớn đến các vấn đề liên quan đến lợi nhuận, thị phần, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Đồng thời, những sản phẩm, dịch vụ được “bảo vệ” bởi những lợi thế trong kinh doanh bền vững, bao giờ cũng đem đến những khoản lợi nhuận đáng mong ước cho các nhà đầu tư, sản xuất. Với việc hiểu rõ về bản chất của lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh, còn giúp bạn nhận định một cách chính xác doanh nghiệp của mình hoặc doanh nghiệp bất kỳ nào đó có đang tồn tại những yếu tố này hay không. Thực tế, thì không phải ngay từ ban đầu khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh mọi doanh nghiệp đều đã sở hữu lợi thế riêng cho mình.
Những loại lợi thế trong kinh doanh
Có thể thấy, để tạo được lợi thế trong kinh doanh tối ưu nhất cho mình các doanh nghiệp sản sằng bỏ ra rất nhiều nguồn lực, chi phí và tập trung toàn bộ khả năng của mình. Bởi nếu sau đó nếu lợi thế được thiết lập thì những giá trị bạn nhận được không đơn thuần chỉ có doanh thu, lợi nhuận hay khách hàng mà thôi. Trong kinh doanh, lợi thế cạnh tranh có thể xuất phát từ rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nên đây là lý do vì sao nhắc đến lợi thế thì chúng ta cũng cần phải có một sự phân chia rõ ràng. Với cách phân chia thông thường, đang được rất nhiều người áp dụng thì lợi thế trong kinh doanh bao gồm những loại sau:
• Khách hàng lựa chọn vì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bạn tốt hơn đối thủ.
• Khách hàng lựa chọn vì giá thành sản phẩm của doanh nghiệp bạn tốt hơn đối thủ.
• Sản phẩm của doanh nghiệp bạn sở hữu đặc điểm khác biệt được khách hành đánh giá cao.
• Dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp bạn tốt hơn đối thủ.
• Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bạn tốt hơn của đối thủ.
• Thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp bạn có phạm vi, mật độ “phủ sóng” tối hơn đối thủ.
• Năng lực sản phẩm của doanh nghiệp bạn tốt khi luôn cung ứng ra thị trường các sản phẩm chất lượng, ổn định, mức giá phải chăng.
Dựa vào những loại lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh này, bạn có thể thấy rằng mình có thể khai thác rất nhiều yếu tố khác nhau để xây dựng cho mình những lợi thế vượt trội hơn sơ với các đối thỷ của mình. Tuy nhiên, theo giáo sư của Đại học Harvard - Michael Eugene Porter, thì lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh chỉ có 2 loại cơ bản. Một là lợi thế về chi phí và hai là lợi thế về khác biệt hóa.
Cách xác định lợi thế kinh doanh đúng chuẩn
Hiện nay, đang có rất nhiều quan điểm khác nhau về lợi thế trong kinh doanh, tuy nhiên chúng ta đều có thể hiểu rằng đây luôn là những yếu tố cô cùng quan trọng. Nó tác động đến mọi hoạt động đầu tư, sản xuất, buôn bán của các đơn vị. Tuy nhiên, không phải lúc nào lợi thế cũng hiển thị một cách rõ ràng để bạn tận dụng vào các chiến lược, hoạt động với các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận cho mình. Vì vậy, câu hỏi đặt ra lúc này là làm sao để xác định đúng lợi thế kinh doanh của mình?
Tùy theo mỗi cách thức xây dựng lợi thế cạnh tranh, mà các doanh nghiệp sẽ có phương pháp xác định khác nhau. Nhưng thông thường, chỉ cần thông qua 4 yếu tố dưới đây là bạn hoàn toàn có thể xác định được lợi thế trong kinh doanh của mình một cách đúng chuẩn.
1. Tập trung vào các yếu tố then chốt giúp bạn giành chiến thắng: Để doanh nghiệp có thể giành được lợi thế “áp đảo” trước các đối thủ, thì đương nhiên bạn cần phải tập trung toàn bị vào các yếu tố then chốt.
2. Dựa vào phát huy ưu thế tương đối: Không phải đơn vị nào cũng có ưu thế tuyệt đối hoàn toàn, thay vào đó bạn có thể phát uy ưu thế tương đối để xác định lợi thế cạnh tranh của mình.
3. Dựa vào yếu tố sáng tạo: Trong hoạt động kinh doanh, muốn thành công, trở nên nổi bật thì bạn cần phải có cả yếu tố sáng tạo. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấp nhận cả mạo hiểm và rủi ro, nhưng nếu thành công thì lợi thế cũng được xác định tức thì.
4. Dựa trên khả năng khai thác các nhân tố liên quan đến các yếu tố then chốt: Ngoài yếu tố then chốt ra thì các nhân tố liên quan đến chúng cũng sở hữu giá trị rất cao. Từ việc khai thác những nhân tố này, cũng sẽ giúp bạn hình thành nên các lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.
Doanh nghiệp cần dựa vào đâu để phát triển lợi thế cạnh tranh?
Xuyên suốt quá trình xây dựng lợi thế cạnh tranh, ngoài việc xác định đúng, chính xác ra thì bạn còn cần phải phát triển chúng. Nếu lợi thế chỉ tồn tại trước mắt, không thể củng cố, duy trì trong khoảng thời gian dài thì giá trị của nó cũng sẽ không cao. Trong khi đó, cạnh tranh là một cuộc ganh đua kéo dài, tốn rất nhiều thời gian, nguồn lực mà bạn khó có thể tránh được. Nên việc phát triển lợi thế cạnh tranh, luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần phải đặt lên hàng đầu.
Vậy doanh nghiệp cần dựa vào đâu để phát triển lợi thế cạnh tranh của mình? Đây ắt hẳn đang là vấn đề khiến nhiều nhà quản trị “đau đầu”. Lợi thế cạnh tranh có thể xuất phát từ rất nhiều khía cạnh khác nhau, đôi khi không phải trực tiếp từ chính sản phẩm bạn đang cung cấp. Nó có thể đến từ chính những dịch vụ khách hàng, dịch vụ hậu mãi được kèm theo. Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ hé lộ những “điểm tựa” vững chắc để doanh nghiệp có thể cung cố cho lợi thế của mình.
• Nguồn lực của doanh nghiệp
• Khả năng của doanh nghiệp
• Lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt
• Các chuỗi giá trị mà doanh nghiệp tạo ra
Chiến lược nâng cao lợi thế trong kinh doanh với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc nâng cao lợi thế trong kinh doanh luôn gặp không ít khó khăn, thậm chí đôi khi phải chấp nhận những rủi ro cao. Do sự hạn chế về nguồn lực, khả năng nhất định nên điều này là không tránh khỏi. Vì vậy, làm sao để nâng cao lợi thế trong kinh doanh đối với những doanh nghiệp có quy mô như này luôn là một bài toán khó với hầu hết chúng ta. Nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, dù đã qua thời kỳ “cá lớn nuốt cá bé” nhưng để có thể tồn tại, phát triển vững thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải “chật vật” rất nhiều.
Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm cách nâng cao lợi thế trong kinh doanh với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hãy tập trung vào những chiến lược dưới đây:
Chiến lược sáng tạo ra các giá trị cao, độc lập: Do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bị hạn chế về các nguồn lực rất nhiều. Vì vậy, bạn cần tập trung vào việc sáng tạo ra các giá trị cao, độc lập thì mới có thể nâng cao được lợi thế của mình.
Chiến lược tập trung vào dịch vụ: Người tiêu dùng hiện nay khi mua sắm, bên cạnh chất lượng, giá thành thì dịch vụ là điều mà họ chú trọng đến rất nhiều. Nếu sản phẩm của bạn không có gì quá nổi bật, giá thành cũng tầm trung thì tại sao không “đầu tư” mạnh mẽ vào dịch vụ khách hàng? Trên hết điều này cũng sẽ không tốn kém như việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất ra phiên bản tốt hơn.
Chiến lược cạnh tranh dựa vào yếu tố tốc độ: Thay thế cho xu hướng “cá lớn nuốt cá nhỏ” thì “cá nhanh nuốt cá chậm” chính là bản chất hiện nay của thị trường. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hãy tận dụng yếu tố tốc độ trong thời đại công nghệ số hiện đại, để giành lợi thế cho mình.
Chiến lược khai thác phân khúc phù hợp: Với nguồn lực hạn chế thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khai thác các phân khúc phù hợp. Đừng ham “đánh rộng, đánh lớn” ngay từ đầu vì bạn sẽ bị “đuối sức” rất nhanh. Hơn thế, lúc này bạn cũng sẽ có đủ khả năng để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình hơn.
Ví dụ lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh
Chúng ta đề cập đến rất nhiều lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh xuyên suốt bài ngày hôm nay, tuy nhiên có lẽ rất nhiều bạn vẫn còn cảm thấy mơ hồ với thuận ngữ này. Hoặc thậm chí chưa thể xác định được rõ đâu mới là những điều được coi là lợi thế, hay lợi thế có thực sự mang đến những giá trị lớn cho doanh nghiệp hay không,… Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh thực tế để bạn có thể nhận định một cách rõ ràng hơn. Ví dụ được đưa ra ở đây được lấy từ chính Tiki. Các bạn có thể thấy những năm gần đây, dù là một công ty Việt có xuất phát điểm không phải quá cao. Nhưng lại có rất nhiều doanh nghiệp lớn ở nước ngoài “đổ tiền” vào. Tất nhiên, không phải vì họ thừa tiền hay muốn khai thác một thị trường mới nào đó đơn thuần.
Như tìm hiểu, trong năm 2018, Tiki đã “đốt” đến 12,000 tỷ cho các hoạt động kinh doanh mình mà chủ yếu lại là truyền thông và quảng cáo. Trong khi đó, các đơn hàng mà họ bán được ra cũng không thể bù lại con số này. Nhưng đổi lại, Tiki đã xây dựng và nâng cao được rất nhiều lợi thế cạnh tranh của mình. Các chuyên gia đã đánh giá, lợi thế cạnh tranh của Tiki đã là lợi thế lâu dài và đem lại lợi nhuận khủng cũng như giành được thị phần lớn trong tương lại. Vậy đâu là những lợi thế trong kinh doanh của Tiki?
• Lượng truy cập ngày càng gia tăng.
• Giá trị hình ảnh thương hiệu ngày càng gia tăng theo số lượng người dùng.
• Số lượng đơn hàng tăng, giúp chi phí vận hành trung bình trên một đơn hàng giảm.
• Số lượng người dùng tăng cộng thêm sự hỗ trợ từ Tiki cho người bán hàng ngày càng được thiết lập chặt chẽ. Giúp sự tương tác trên nền tảng này ngày càng “sôi động” hơn.
• Chi phí chuyển đổi ngày càng tăng lên, sẽ càng khiến những người bán hàng khó rời bỏ Tiki.
Như vậy, trong khuôn khổ bài viết hôm nay các bạn không chỉ biết cách nâng cao lợi thế trong kinh doanh với doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà còn bổ sung được rất nhiều kiến thức quan trọng cho mình. Lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh, luôn là những yếu tố được đề cao. Nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh mà bạn đang chú trọng đến như doanh thu, lợi nhuận, khách hàng hay thị phần. Đương nhiên, một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được khi không xác định hay phát triển được lợi thế cạnh tranh lâu dài của mình.