Marketing có lẽ là một thuật ngữ không còn xa lạ gì trong đời sống nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng. Thậm chí ít nhất ngay các bạn cũng từng được nghe nhắc đến từ này rất nhiều.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn hiểu rõ về marketing là gì, cùng với những câu hỏi liên quan khác về khái niệm này. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp việc xây dựng một chiếc lược marketing sao hiệu quả nhất cũng là vấn đề được quan tâm đến hàng đầu.
1. Marketing là gì?
Câu hỏi được rất nhiều người quan tâm cũng như cần thiết để bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này chính là phải hiểu rõ marketing là gì? Theo khái niệm chung, marketing là một quá trình tối ưu và tìm hiểu yêu cầu mong muốn của khách hàng, là hoạt động tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả về mặt kinh doanh, quảng bá thương hiệu. Còn hiểu theo một cách đơn giản, marketing là tổng hợp những chiến lượng, hành động nhằm truyền tải thông điệp đến khách hàng với mục tiêu tăng trưởng doanh thu và nâng cao bộ nhận diện thương hiệu.
Marketing không chỉ được áp dụng trong quá trình bán hàng, đưa sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu nó còn xuất hiện trong tất cả các giai đoạn hình thành và phát triển của một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Lĩnh vực hoạt động của marketing sẽ bao gồm:
1. Tiếp thị, chiến lược truyền thông
2. Phát triển thương hiệu
3. Thiết kế
4. Định giá
5. Nghiên cứu thị trường
6. Tâm lý khách hàng
7. Định vị khách hàng
8. Đo lường hiệu quả
Trên thực tế, hoạt động tiếp thị hàng hóa đã có từ rất nhiều năm về trước, nhưng ngày marketing chỉ được định hình rõ ràng nhất bắt đầu từ gần giai đoạn diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp. Cho đến nay, marketing đã có sự biến đổi mạnh mẽ với sự hỗ trợ từ các nền tảng 4.0, kỹ thuật số,… Nhất là khi công nghệ hiện đại cho phép người bán – người mua có thể kết nối với nhau 24/24, mọi lúc, mọi nơi. Nhiều rào cản được gỡ bỏ nhưng đồng thời cũng tạo nên những thách thức rất lớn cho những ai làm việc trong lĩnh vực này.
2. Nhân viên Marketing là gì?
Thêm một khái niệm nữa được nhiều người quan tâm chính là nhân viên marketing là gì? nhân viên marketing hay còn được còn được gọi là các marketer chỉ về những người làm việc trong lĩnh vực marketing. Họ là những người chuyên đảm nhận các công việc nghiên cứu, phân tích thị trường và lên các kế hoạch, chiến lược phù hợp, hiểu quả. Để từ đó, những marketer có thể gắn kết được khách hàng với sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp của mình về mặt lâu dài.
Để làm việc trong lĩnh vực này, đương nhiên mỗi một người nhân cần phải có chuyên môn, kiến thức và những kinh nghiệp cần thiết. Nhất là khi marketing đang dần trở thành một lĩnh vực có mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Tầm quan trọng của một marketer
Dù là một cá thể độc lập, nhưng tầm quan trọng của mỗi marketer lại chưa bao giờ bị “xem nhẹ” cả. Chỉ thông qua mức lương mà các công ty, doanh nghiệp đưa ra khi tuyển dụng các nhân viên marketing chúng ta đã có thể đánh giá về điều này. So sánh với mức thu nhập của lĩnh vực marketing với mức thu nhập trung bình của mọi ngành nghề trong xã hội, thì mức thu nhập của ngành này là tương đối hấp dẫn. Mặt khác, việc tuyển dụng được một marketer với năng lực chuyên môn cao hoàn toàn mang đến những tiềm lực thúc đẩy về mặt doanh thu của doanh nghiệp.
Nhân viên marketing cần những gì?
Nhân viên marketing là một ngành nghề có mức thu nhập cao, hấp dẫn cùng với cơ hội làm việc cao. Nhưng ngược lại, ngành này cũng đòi hỏi bạn rất nhiều kỹ năng, kiến thức thực tế về ngành tiếp thị. Vậy nhân viên marketing cần những gì hay chính xác hơn là những kỹ năng một một marketer cần phải có.
• Nhanh nhạy với thị trường
• Nắm bắt tâm lý khách hàng
• Lập kế hoạch hiệu quả
• Kỹ năng thuyết trình – đàm phán
• Kỹ năng với các công cụ marketing online
• Sự sáng tạo trong công việc
3. Marketing gồm những mảng nào?
Như đã nói ở trên, marketing hoạt động trong rất nhiều mảng khác nhau, thậm chí đôi khi các bạn còn không nhận ra sự hiện diện của chúng ngay trong công việc của mình. Tuy nhiên, marketing vẫn được phân thành 5 mảng rất rõ ràng, mỗi một mảng sẽ có những công việc và mục tiêu cụ thể khác nhau.
Mảng Brand Team
Đây là mảng rất quan trọng và cũng là mảng đầu tiên để xây dựng lên thương hiệu cũng như các hoạt động hiệu quả trong marketing sau này. Mảng này quyết định đến 50% thành công của marketing. Nếu hoạt động của mảng này thành công, tức là đã xây dựng được một thương hiệu uy tín và nhiều người biết đến. Như vậy, khi tiến hành các hoạt động, chiến lược khác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Mảng Research Agency
Hiểu một cách đơn giản thì mảng này chuyên về nghiên cứu, nếu như những người làm mảng Brand Team đưa ra những ý kiến sáng tạo thì người thuộc mảng này sẽ nghiên cứu. Sau đó đưa ra những kết quả và thông số chính xác để có thể thay đổi kế hoạch hoặc dựa vào đó để lên kế hoạch sao cho phù hợp.
Mảng Creative Agency
Mảng này sẽ chuyên về việc lên ý tưởng cho chiến dịch marketing, nhân viên marketing thuộc mảng này sẽ là những người trực tiếp đưa ý tưởng thành những hình ảnh, âm thanh để đến với người dùng sao cho hiệu quả nhất. Những ngành nghề thuộc mảng này cũng theo đó mà đa dạng hơn như designer, editor, content writer,…
Mảng Trade Marketing
Đây là mảng thuộc về các hoạt động trưng bày và bán sản phẩm, khi chiến dịch xây dựng hình ảnh, quảng bá sản phẩm,… đã đạt đến hiệu quả nhất định thì lúc này việc đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hành trực tiếp là điều rất quan trọng. Khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì mới là thành công của marketing. Những người đảm nhận vị trí này mà các bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều nhất từ nhân viên bán hàng cho đến các PG sản phẩm.
Mảng Public Relations
Thông thường thì người không nhắc đến mảng này trong marketing, vì sao khi bán được hàng thì đã coi như thành công. Tuy nhiên, truyền thông chính là một điều không thể không nhắc đến trong marketing. Với những ai làm mảng Public Relations tức là quan hệ công chúng luôn đòi hỏi giao tiếp tốt, suy nghĩ nhanh, có sức thuyết phục cũng như có tính cách hướng ngoại và ý chí quyết đoán. Như vậy, khi quảng bá sản phẩm dựa trên truyền thông mới có thể đạt hiệu quả cao và tăng khả năng mua lần sau của khách hàng.
4. Công việc của marketing bao gồm những gì?
Nhiều mảng, tác động lớn cho nên công việc của marketing cũng sẽ bao gồm rất nhiều điều khác nhau. Nên thông thường, một phòng marketing chuyên nghiệp trong các công ty, doanh nghiệp sẽ có số lượng nhân sự không hề nhỏ chút nào. Bởi có như vậy mới có thể đảm nhận được hết những đầu mục công việc được giao mỗi ngày, cũng như đáp ứng tốt nhất cho các hoạt động, chiến lược.
Về cơ bản công việc của marketing hay nói chính xác hơn là của cả phòng marketing sẽ dược phân chia thành 6 đầu mục then chốt như sau:
+ Lên ý tưởng, xây dựng và phát triển thương hiệu: Với công việc này, doanh nghiệp sẽ tạo được vị thế trên thị trường.
+ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Giúp đưa ra được phương hướng tiêu thụ sản phẩm hiệu quả mà tiết kiệm được nhiều chi phí.
+ Sáng tạo và thực hiện các chiến lược marketing: Giúp khách hàng thấu hiểu hơn về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Thiết lập các quan hệ truyền thông: Mục tiêu là tạo được hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp trong mắt công chúng.
+ Quản lý nhân viên của bộ phận: Lên kế hoạch làm việc, kiểm tra giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên.
+ Tham mưu với Ban giám đốc về từng chiến lược: Đưa ra các định hướng chiến lược tốt, đồng thời phối hợp các bộ phận khác để triển khai tốt hơn.
5. Những loại hình marketing hiện nay phổ biến nhất
Tùy theo tính chất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ lựa chọn các hình thức marketing để triển khai sao cho hiệu quả nhất. Đương nhiên, mỗi một hình thức sẽ thực sự phát huy những ưu thế của mình tốt nhất khi được vận dụng đúng. Tuy nhiên, không khuôn khổ bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến cho các bạn những loại hình marketing phổ biến nhất hiện nay.
Đối với marketing truyền thống
Nhiều người thường cho rằng marketing truyền thống đã dần bị loại bỏ khỏi “cuộc chơi”, thay thế cho các phương thức hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế các hình thức marketing truyền thống vẫn được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và thu được hiệu quả nhất định. Mặt khác, marketing truyền thống thường thu hẹp phạm vị đối tượng tiếp cận hơn nhưng đổi lại hiệu quả lại thu về cao hơn. Thông thường, những khách hàng quan tâm đến các chiến lược marketing truyền thống của bạn phần lớn là những người đang có nhu cầu mua sắm sẵn từ đầu.
• Hình thức quảng cáo ngoài trời
• Hình thức quảng cáo qua báo chí
• Hình thức quảng cáo qua điện thoại
• Hình thức quảng cáo qua các chương trình, sự kiện thực tế
• Hình thức quảng cáo qua các chính sách tri ân khách hàng
Đối với marketing online
Dưới sự bùng nổ của nền cách mạng công nghiệp 4.0, những hình thức marketing đã dần thay đổi rất nhiều. Với việc áp dụng các kỹ thuật số đã giúp gia tăng mức độ tiếp cận khách hàng cũng như phạm vi ảnh hưởng tốt hơn. Thêm vào đó, hầu hết các hoạt động trong cuộc sống hiện nay đều liên quan ít nhiều đến Internet. Hơn thế, dựa theo thói quen của người tiêu dùng khi cần mua sắm gì đó trước tiên họ sẽ tìm kiếm các thông tin trên mạng Internet hay đơn giản là dành khoảng thời gian nhất định trong ngày để đọc báo, xem tin tức,… giải trí trên các mạng xã hội. Như vậy, việc tận dụng các hình thức marketing online và đồng thời kết hợp với marketing truyền thống sẽ giúp nâng cao hiệu quả tiếp thị một cách tối đa nhất.
• Quảng cáo theo mạng lưới trên Internet (Ad-network)
• Quảng cáo tìm kiếm (Search Marketing)
• Quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Marketing)
• Marketing Online trên Email
• Quảng cáo hiển thị (Display Ads)
• Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
• Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing)
6. Những lý do mà doanh nghiệp cần triển khai marketing
Thực tế, kinh doanh luôn có rất nhiều rủi ro thường trực dù là doanh nghiệp lớn, lâu năm hay các doanh nghiệp nhỏ, “non trẻ” cũng vậy. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra giải pháp, đưa ra các chiến lược làm sao để giảm thiểu điều này xuống mức thấp nhất có thể. Trong đó, marketing là một mảng rất phổ biến và gồm tất cả những việc cần thực hiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ cung – cầu lâu dài.
Ngoài ra, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay nếu như doanh nghiệp của bạn thiếu đi marketing là đã gần như chặt đi nguồn phát triển, thúc đẩy hiệu quả nhất. Với những lý do sau đây sẽ lý giải rõ ràng nhất cho câu hỏi vì sao doanh nghiệp cần triển khai marketing lúc này của bạn.
Lý do thứ nhất: Marketing cung cấp thông tin cho khách hàng để họ biết đến và mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Lý do thứ hai: Marketing sẽ giúp cân bằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn, từ đó giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của mọi doanh nghiệp.
Lý do thứ ba: Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng việc cung cấp những thông tin hay kiến thức thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau.
Lý do thứ tư: Marketing giúp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi ngay cả khi họ không trực tiếp trao đổi với bạn.
Lý do thứ năm: Marketing giúp bán hàng hiệu quả hơn, tối đa hoá lợi nhuận tạo ra những giá trị thiết thực nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn.
Lý do thứ sáu: Marketing giúp doanh nghiệp phát triểntrong tương lai bằng việc duy trì mối quan hệ khách hàng cũ và mở rộng danh sách các khách hàng mới.
7. Cách xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
Hiểu được rõ vai trò, nắm vững được các hình thức, tuy nhiên không phải ai hay thậm chí cả một đội ngũ có thể xây dựng được một chiến lược marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình. Hay chiến lược rất hay, rất hấp dẫn nhưng lại không phù hợp với thực tế của công tỵ thì mọi sự chỉ là lý thuyết mà thôi. Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược marketing muốn đạt được hiệu quả như mong muốn thì cần phải tập trung vào những điều như sau:
1, Xác định mục tiêu của việc xây dựng chiến lược marketing: Một chiến lược mà không có mục tiêu cụ thể thì đã thất bại ngay từ đầu.Các mục tiêu marketing thường được xem như là tiêu chuẩn hoạt động hoặc các công việc phải đạt được ở một thời gian nhất định.
2, Phân tích thực tế thị trường: Sẽ bao gồm tìm kiếm thông tin, phân khúc thị trường và dự đoán quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường. Từ đó đưa ra những con số cụ thể để làm căn cứ xây dựng chiến lược marketing.
3, Xác định thị trường mục tiêu: Việc xác định thị trường mục tiêu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thu hẹp dần các đối tượng mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng tới. Vừa giảm được chi phí mà hiệu quả sẽ được tăng hơn.
4, Xác định các nguồn lực và bám sát ngân sách truyền thông: Điều quan trọng là phải chuẩn bị tất cả nguồn lực trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược. Trong trường hợp có một hay nhiều yếu tố trong chiến lược marketing phải trả phí nhưng không mang lại kết quả như mong đổi. Hãy kiểm tra một cách kỹ lưỡng và có thể chuyển sang các kênh đầu tư tốt hơn.
5, Theo dõi và điều chỉnh phù hợp: Bạn lập chiến lược nhưng cũng đừng quá dập khuôn vào chúng. Cần phải theo dõi kế hoạch, đo lường và giám sát hiệu quả của chiến lược và thay đổi các yếu tố khi cần thiết.
Sau khi tìm hiểu bài viết ngày hôm nay, “Marketing là gì?” chắc chắn sẽ không còn là câu hỏi khó nhằn đối với bạn nữa. Cùng với đó là rất nhiều những thông tin hữu ích liên quan đến lĩnh vực marketing đang rất HOT hiện nay. Chúng ta hiểu rằng, một doanh nghiệp để phát triển bền vững, được nhiều khách hàng biết đến thì marketing chắc chắn là một phần không thể thiếu. Bên cạnh đó, tất nhiên doanh nghiệp cũng cần phải có những biện pháp quản lý hiệu quả song hành khác.