Đứng trước sự cạnh tranh của các đối thủ, cùng các xu hướng thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp phải bỏ đi các chiến dịch marketing đã có phần nhàm chán, quen thuộc trước kia. Đứng trước những thách thức lớn như vậy, nhiều Marketers đã chuyển hướng sang các chiến dịch marketing trải nghiệm siêu ấn tượng.
Điều này đã giúp thương hiệu của họ nhận được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của cộng đồng và đặc biệt là gặt hái được vô vàn giá trị lợi ích lớn. Thế nhưng, để triển khai chiến dịch này thành công chắc chắn là điều không dễ dàng chút nào và nhất là khi bạn chưa hiểu rõ về nó.
Marketing trải nghiệm là gì?
Marketing trải nghiệm hay Experiential Marketing là xu hướng tiếp thị nổi bật trong thời đại công nghệ mới, đang được rất nhiều đơn vị lựa chọn và triển khai với các mục tiêu lớn của mình. Có thể hiểu rằng, đây là một hình thức quảng bá, truyền thông dựa trên điểm mấu chốt là trải nghiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, với các Marketers nó còn được biết đến là một chiến thuật đầy hiệu quả nhằm thiết lập sự tương tác với khách hàng tiềm năng, gia tăng sự nhận diện thương hiệu đầy hiệu quả. Với marketing trải nghiệm, khách hàng sẽ được trực tiếp sử dụng, đánh giá trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp.
Như vậy, thay vì tập trung vào việc truyền tải, lan truyền các nội dung, thông điệp hay hình ảnh, video, thì phương thức này sẽ để khách hàng tự trải nghiệm để có được những cảm nhận của riêng mình. Hay đúng hơn là để họ tự tìm thấy những giá trị, thông điệp mà thương hiệu đang mang đến. Từ đó khách hàng sẽ có ấn tượng sâu sắc và niềm tin lớn hơn đối với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn theo cách tự nhiên nhất. Marketing trải nghiệm sẽ khiến khách hàng thực sự hiểu, thực sự yêu chứ không phải cố nhồi nhét mọi thứ.
Không chỉ trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng có thể tìm hiểu, khám phá nhiều khía cạnh khác nhau của thương hiệu thông qua các sự kiện, chương trình được doanh nghiệp tổ chức. Vì vậy, nhiều người quan niệm rằng marketing trải nghiệm chính là việc tổ chức các sự kiện, chương trình quảng bá. Nhưng đây đơn thuần chỉ là một hình thức của phương pháp này, đôi khi chiến dịch marketing trải nghiệm được tổ chức mà không thông qua bất kỳ một sự kiện nào cả.
Xu hướng marketing trải nghiệm hiện nay
Ngày nay, để thu hút được khách hàng và khiến họ mở túi, bỏ tiền ra mua sắm sản phẩm, dịch vụ của bạn là điều không dễ dàng. Người tiêu dùng không chỉ ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn mà họ còn dễ dàng tiếp cận với nhiều thông tin, chủ động hơn trong quá trình mua sắm của mình. Chưa kể đến việc, họ còn đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn trước trong việc mua sắm để đáp ứng nhu cầu của mình. Nhất là đối với những nhóm khách hàng mục tiêu thuộc nhóm tri thức hay thành thị, thì để thuyết phục được họ quả là một thách thức lớn.
Từ các chiến dịch marketing quen thuộc, đã dập khuôn từ trước như marketing 4P thì ngay nay đã rất nhiều mô hình, phương pháp được ra đời, thay đổi quan niệm tiếp thị của các doanh nghiệp. Trong đó, marketing trải nghiệm được hình thành và phát triển song hành cùng với xu hướng trải nghiệm khách hàng đã tạo nên rất nhiều điểm mới lạ. Xu hướng này tập trung vào việc marketing thực chiến, đánh trực tiếp vào cảm nhận của khách hàng. Để khách hàng tự cảm nhận, đánh giá về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Từ đó, tạo nên những tương tác tự nhiên, để khách hàng làm chủ trong quá trình mua sắm của mình hoàn toàn.
Dù là mới, thế nhưng xu hướng Experiential Marketing vẫn dựa trên một tiền đề căn bản để phát triển, đó là hãy bán những gì mà khách hàng cần, chứ không phải bán những gì mà mình có. Mà theo đó, điều mà khách hàng cần hiện nay không chỉ là sản phẩm, dịch vụ đơn thuần của bạn, nó sẽ là cả một trải nghiệm xuyên suốt. Với nhiều người đây có thể là một chiến lược thông minh, sáng suốt hoặc cũng có thể sẽ rất tồn tệ. Điều này sẽ còn phụ thuộc vào khả năng, nguồn lực của mỗi đơn vị khi triển khai thực tế.
Tại sao marketing trải nghiệm luôn được đánh giá cao?
Ngay cả khi thất bại, nhưng các Marketers vẫn luôn dành những đánh giá rất cao cho marketing trải nghiệm. Bởi cùng là một phương thức, mô hình thế nhưng không phải ai tổ chức, áp dụng cũng sẽ thành công giống nhau. Đây chính là điều mà chúng ta đều biết rất rõ, vì vậy không phải cứ không hiệu quả với mình thì đánh đồng nó là không tốt. Về cơ bản, marketing trải nghiệm còn là một hình thức tối ưu các điểm chạm trong hành trình trải nghiệm của khách hàng. Và vì vậy mà marketing trải nghiệm luôn mang đến những lợi ích đầy thiết thực cho các đơn vị, tất nhiên không ai có thể phủ nhận được điều đó.
• Giúp khách hàng hiểu, cảm nhận rõ ràng hơn những giá trị của sản phẩm, dịch vụ.
• Nâng cao giá trị thương hiệu.
• Thu thập data khách hàng chất lượng hơn.
• Tối ưu giá trị các điểm chạm.
• Tạo ấn tượng sâu sắc cho khách hàng.
• Xây dựng lòng tin với khách hàng.
Luôn được đánh giá cao, thế nhưng marketing trải nghiệm cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định như ngân sách lớn, không may mang đến những trải nghiệm tiêu cực cho khách hàng, xảy ra những tình huống ngoài dự tính trong các sự kiện,… Tuy nhiên, đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi mọi chiến dịch, chương trình để xuất hiện những điều này. Nếu như bạn đủ kinh nghiệm, khả năng để vượt qua thì tất nhiên những “quả ngọt” sẽ luôn đợt ở phía trước.
Các hình thức của marketing trải nghiệm
Marketing trải nghiệm ngày càng “lên ngôi”, trở thành chiến dịch chủ đạo trong chiến lược tiếp thị của nhiều doanh nghiệp. Với sự phát triển và yêu cầu thực tế, marketing trải nghiệm đang được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Mỗi một hình thức sẽ mang đến những trải nghiệm riêng biệt, nhưng đều hướng đến tương tác tự nhiên. Để khách hàng tự mình tìm hiểu, yêu thích sản phẩm, thương hiệu của mình thay vì nỗ lực truyền tải đi các thông tin, thông điệp một cách nhồi nhét trên mọi mặt trận như trước kia.
Một trong những mục tiêu chính của marketing trải nghiệm là khiến khách hàng hiểu, yêu giá trị thực sự của sản phẩm. Khi gắn với các tương tác, trải nghiệm thực tế thì khả năng khách hàng cảm nhận, truyền tải sẽ càng cao hơn. Vì vậy, các thương hiệu sẽ nỗ lực trong việc “biến hóa” các trải nghiệm tiếp thị của mình. Có rất nhiều tiêu chí phân loại các hình thức marketing trải nghiệm, nhưng trong đó sẽ có 7 hình thức mà bạn sẽ bắt gặp nhiều hơn cả.
1. Sử dụng công nghệ ảo giới thiệu sản phẩm
2. Trải nghiệm đắm chìm
3. Trải nghiệm kỳ thú
4. Sáng kiến của doanh nghiệp
5. Tổ chức sự kiện
6. Chương trình kích hoạt thương hiệu
7. Tiếp thị du kích
4 chiến dịch marketing trải nghiệm thành công trên thế giới
Dần trở thành một xu hướng tất yếu của thời đại, marketing trải nghiệm nắm giữ một vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, hiểu là một chuyện nhưng để triển khai thành công lại là một chuyện hoàn toàn khác. Bởi từ lý thuyết đi đến thực tế là một khoảng cách rất xa, chưa kể đến việc marketing trải nghiệm còn tiềm ẩn không ít rủi ro. Vì vậy, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 chiến dịch marketing trải nghiệm thành công trên thế giới với những bài học đầy giá trị.
Refinery29 với chiến dịch 29Rooms
Trong những năm gần đây, Refinery29 rất nổi tiếng với chiến dịch 29Rooms – Một sự kiện mang đến những tương tác đầy ấn tượng với các phong cách, nền văn hóa, công nghệ được thiết kế khác nhau trong từng căn phòng. Refinery29 thiết kế một địa điểm với 29 căn phòng, mỗi một căn được thiết kế theo từng chủ đề khác nhau. Họ mang đến những dấu ấn riêng của thương hiệu nhưng vẫn giữ được sự kết nối giữa các giá trị cũng như kết nối giữa các nghệ sĩ, đối tác tham gia vào chiến dịch. Đặc biệt, mỗi một năm 29Rooms sẽ lại thay đổi chủ đề chủ đạo của mình, nhờ vậy mà nó mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.
Bài học đúc kết:
• Hãy sáng tạo hết sức nhưng cần phải dựa trên những giá trị định vị thương hiệu.
• Hợp tác, kết nối với các nghệ sĩ, người nổi tiếng của tầm ảnh hưởng.
Red Bull với chiến dịch chiến dịch Stratos
Ắt hẳn nhiều bạn khi đang đọc bài này cũng đã biết đến chiến dịch Stratos quá đỗi nổi tiếng của Red Bull vào năm 2012. Từ lâu, Red Bull đã được biết đến là một thương hiệu chuyên tài trợ cho các sự kiện thể thao mạo hiểm. Tuy nhiên, chiến dịch Stratos đã thực sự giúp giá trị thương hiệu này nâng lên một tầm cao mới. Theo đó, Red Bull đã hợp tác cùng với Felix Baumgartner để thiết lập kỷ lục người nhảy dù cao nhất thế giới. Ngoài nền tảng Youtube, màn biểu diễn của Felix Baumgartner lúc bấy giờ đã được phát sóng trên hơn 40 đài truyền hình, cộng với hơn 130 kênh kỹ thuật số. Chỉ một bài đăng trên tài khoản Facebook của Red Bull về sự kiện này đã thu hút được gần 216 nghìn lượt thích, 100 nghìn bình luận và hơn 29 nghìn lượt chia sẻ. Đặc biệt, kết quả này chỉ là thống kê trong 40 phút đăng tải mà thôi.
Bài học đúc kết: Đừng tự mình đặt bất cứ một giới hạn nào cho bản thân, hãy thử sức để khám phá ra những điểm đích mà mình có thể đạt được. Ngay cả khi nó có thể là những pha khiến khách hàng thực sự “thót tim”.
Google với chiến dịch Building a Better Bay Area
Trong giai đoạn 2012 – 2014, đông đảo các thương hiệu đã chuyển hướng các chiến dịch tiếp thị của mình sang các hoạt động làm từ thiện, mang đến các giá trị tích cực cho cộng đồng. Và ông lớn Google cũng nhanh chóng “bắt trend” này với quyết định quyên tặng 5.5 triệu đô. Theo đó, số tiền này sẽ được quyên tặng cho khu vực Bay Area và những người dân thuộc khu vực này sẽ là người quyết định số tiền đó được sử dụng như thế nào. Để triển khai, Google đã tổ chức một cuộc khảo sát online rất lớn, qua đó tất cả mọi người đề có thể đóng góp ý kiến của mình. Hơn thế, Google còn treo poster, banner chương trình ở các điểm chờ xe buýt, nhà hàng, quán café, xe tải,… Những vị trí mà khách hàng luôn sẽ có những khoảng thời gian rảnh nhất định để tham gia bình chọn.
Bài học đúc kết:
• Hướng đến một khu vực cụ thể.
• Tạo ra những thông điệp, hastag để khách hàng có thể dễ dàng chia sẻ.
• Tiến hành những cuộc khảo sát online để tiếp cận khách hàng tối ưu.
• Hãy đề quyết quyết định, lựa chọn cho khách hàng.
Volkswagen với chiến dịch Piano Staircase
Vào năm 2009, Volkswagen đã trở nên rất nổi tiếng với chiến dịch Piano Staircase, khi họ biến các bậc thang lối lên xuống ở Stockholm thành một phím đàn piano “siêu to khổng lồ”. Mỗi bước chân khi đặt xuống sẽ phát ra những âm thanh khác nhau, đúng với âm sắc trên đàn piano. Chỉ riêng với điều này thôi, đã tạo nên nhiềm vui sự thích thú với những người qua đường khi đến đây. Chiến dịch này được biết đến với thông điệp khuyến khích mọi người làm những điều thú vị, mới mẻ để mang đến niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống của mình. Ngay cả những điều dù nhỏ bé nhất, nhưng cũng đừng ngại để bắt đầu. Điều này được bắt nguồn từ việc thị trường ô tô trong nước đã bắt đầu chuyển hướng sang các sản phẩm thân thiện với môi trường. Vì vậy, Volkswagen muốn xây dựng một tiền đề tốt trước đó là thay đổi thói quen, hình thành nên thói quen lành mạnh trước hết cho người tiêu dùng.
Bài học đúc kết: Đừng ngần ngại thêm những yếu tố vui nhộn vào chiến dịch của mình. Khi khách hàng vui vẻ, thoải mái thì mọi thứ đều sẽ dễ dàng hơn để bắt đầu. Hãy tập trung giải quyết các vấn đề của khách hàng, để tạo ra các giá trị ảnh hưởng tích cực cho cả cộng đồng nói chung.
Ngoài những phương pháp tiếp thị truyền thống, quen thuộc, marketing trải nghiệm đang dần nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của các Marketers cũng như chủ doanh nghiệp. Lợi ích mà nó mang đến là những điều mà chúng ta đang nỗ lực tìm kiếm, khám phá. Tất nhiên, việc tạo nên sức ảnh hưởng lớn và thành công cho một chiến dịch marketing trải nghiệm cũng là cả thách thức lớn. Hãy đầu tư thời gian, công sức và cả tâm huyết của mình để thực hiện một cách chu đáo nhất có thể nhé.