Thông thường khi nhắc đến các mô hình kinh doanh truyền thống, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những hình thức đã có phần lạc hậu, thiếu sức cạnh tranh và dần bị loại bỏ. Tuy nhiên, đối với ngành bán lẻ truyền thống tính đến thời điểm hiện tại và nhất là ở thị trường Việt Nam thì lại hoàn toàn ngược lại.
Theo ước tính, nó chiếm đến ¾ thị phần của ngành bán lẻ và vẫn hoàn toàn “sống sót” giữa sự đổi mới ồ ạt đến từ tác động xung quanh. Tuy nhiên, dưới tác động của thị trường, bản thân mô hình này cũng đứng trước những thời cơ và thách thức rất lớn. Để có thể phát triển lâu dài trong tương lai buộc phải có những giải pháp, sự điều chỉnh cần thiết. Vậy hôm nay, hãy cùng chúng tôi xoay quanh chủ đề này với câu hỏi ngành bán lẻ truyền thống là gì để hiểu rõ hơn nhé.
1/ Ngành bán lẻ truyền thống là gì?
Ngành bán lẻ truyền thống là gì? Bán lẻ truyền thống là gì? Đây có lẽ là những câu hỏi được rất nhiều bạn đã và đang đặt ra lúc này. Chúng ta thường đề cập đến rất nhiều về ngành này cùng với sự quen thuộc của nó. Thế nhưng, với sự mở rộng của các mô hình kinh doanh đôi khi vẫn khiến nhiều người nhầm lẫn, hiểu sai. Đặc biệt là khi ngành bán lẻ ngày càng có thêm sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau, cũng như sự thay đổi rất lớn. Ngành bán lẻ truyền thống là khái niệm được sử dụng để phân biệt với ngành bán lẻ hiện đại.
Về bản chất, đây vẫn là mô hình bán hàng hóa, sản phẩm được nhập từ các nhà phân phối, sản xuất lớn và bán lại cho người tiêu dùng với nhu cầu tiêu dùng cá nhân, gia đình thông thường. Lúc này nó sẽ được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, trong đó nganh bán lẻ truyền thống sẽ được tiến hành qua các kênh như sạp bán hàng ở chợ, tạp hóa, cửa hàng tiện lợi,… là tiêu biểu nhất. Đây đều là những địa điểm mua sắm quá đỗi quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt từ xưa đến nay. Đặc biệt là những khu chợ dân sinh, chợ truyền thống đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt của mỗi cá nhân.
Mặc dù các đại siêu thị, chuỗi cửa hàng theo hệ thống, cửa hàng đặc chủng,… ngày càng được mở cửa nhiều hơn. Tuy nhiên, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn được ưa chuộng cho nhu cầu mua sắm của số đông người tiêu dùng. Đây cũng là lý do vì sao những thương hiệu lớn như Vinamilk hay TH Truemilk dù đã có thị phần không hề nhỏ nhưng vẫn chú trọng đến ngành bán lẻ truyền thống rất nhiều.
Xem thêm: Mô hình kinh doanh trực tuyến là gì? Có nên chuyển đổi ngay lúc này không?
Ngành bán lẻ truyền thống đã có từ rất lâu đời, theo thời gian phát triển nó đã không ngừng mở rộng và có thêm nhiều sự đổi mới để thích ứng với thị trường. Dù ngày nay, những khu chợ cóc nhỏ vẫn giữ nguyên hình thức giao dịch cũ nhưng lợi nhuận thu được về là không hề nhỏ chút nào. Vì vậy, để hiểu rõ hơn đối với câu hỏi ngành bán lẻ truyền thống là gì cũng như có được một cái nhìn chính xác hơn hãy tìm hiểu thông qua các thành phần chính trong mô hình này hiện nay.
Trong mô hình bán lẻ truyền thống sẽ được phân chia ra thành các thành phần cụ thể khác nhau, từ những thành phần lớn cho đến mức nhỏ nhất. Về cơ bản, mô hình bán lẻ truyền thống sẽ được chia ra với 3 thành phần chính là: Nhà bán buôn – Đại lý – Nhà bán lẻ
• Nhà bán buôn: Nhà bán buôn là trung gian thương mại trong ngành bán lẻ truyền thống, họ nhập hàng trực tiếp từ các doanh nghiệp sản xuất. Các nhà bán buôn có vai trò rất lớn trong việc lưu thông và phân phối hàng hóa trong ngành này. Đặc biệt họ sẽ nhận được mức giá chiết khấu rất ưu đãi từ nhà sản xuất.
• Đại lý: Đây là một đại diện của doanh nghiệp sản xuất với chức năng phân phối hàng hóa, sản phẩm và được phân chia thành hai kiểu khác nhau. Một là đại lý độc quyền và hai là đại lý đa quyền, các đại lý sẽ nhận được hoa hồng khi bán được hàng cho thương hiệu.
• Nhà bán lẻ: Đó sẽ là các cửa hàng, tiệp bán lẻ thường là kinh doanh theo hộ gia đình, họ có thể nhập từ các nhà bán buôn, đại lý và thậm chí là trực tiếp từ doanh nghiệp. Nhưng những ưu đãi mà họ nhận được chắc chắn sẽ là ít hơn so với các thành phần này.
3/ Sự phát triển của mô hình bán lẻ truyền thống
Cho đến nay, không chỉ riêng tại thị trường Việt Nam ngành bán lẻ truyền thống vẫn nắm giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống bán lẻ. Chỉ tính riêng tại nước ta, hiện nay đã có đến hơn 1,3 triệu cửa hàng bán lẻ theo mô hình truyền thống trải rộng trên khắp cả nước. Từ những thành phố, trung tâm thương mại sầm uất cho đến nhưng ngõ xóm nhỏ ở các vùng nông thôn. Theo ghi chép, các khu chợ và cửa hàng bán lẻ đã xuất hiện từ thời cổ đại. Trải qua nhiều thế kỷ, chúng được phát triển và mở rộng thành các khu mua sắm phức hợp với nhiều sự tiện lợi hơn.
Dựa trên số liệu của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, 85% các mặt hàng thực phẩm vẫn được giao dịch qua các kênh truyền thống. Trong khi đó, hệ thống các siêu thị hay cửa hàng đặc chủng dù đang không ngừng mở rộng thị phần nhưng cũng chỉ chiếm 15% và chủ yếu là ở các thành phố phát triển. Nhất là khi thu nhập của người tiêu dùng ngày càng được cải thiện, nhu cầu về tiêu dùng cũng theo đó không ngừng tăng lên theo thời gian.
Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa ngành bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại vì vậy cũng càng trở nên quyết liệt hơn rất nhiều. Do đang có một phần chuyển dịch mua sắm từ chợ, cửa hàng tạp hóa vào các siêu thị, chuỗi cửa hàng phân phối theo hệ thống. Nhưng nhìn nhận một cách khách quan nhất, số lượng các kênh bán hàng truyền thống vẫn hoàn toàn “áp đảo” các kênh bán lẻ hiện đại. Nhất là khi dân số nước ta, 70% là sống ở vùng nông thôn và tại đây những kênh bán lẻ truyền thống vẫn là sự lựa chọn được họ yêu thích. Do đó, dưới tác động của thị trường cùng những đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhưng ngành bán lẻ truyền thống vẫn không ngừng phát triển mỗi ngành. Thậm chí, mô hình kinh doanh này còn khiến các nhà đầu tư theo xu hướng hiện đại phải lo lắng không ít.
4/ Những tác động ảnh hưởng đến ngành bán lẻ truyền thống Việt Nam
Bức tranh toàn cảnh về ngành bán lẻ truyền thống Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có rất nhiều sự thay đổi khác biệt. Nhưng điểm lớn nhất chính là sự phát triển của nó là không ngừng, ngay cả vào những thời điểm khó khăn và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bản thân nằm trong thị trường chung rộng lớn nên ngành này vẫn chịu những ảnh hưởng từ các tác động rõ rệt. Vì vậy, khi cân nhắc đến sự phát triển cũng như đầu tư kinh doanh, bạn cần phải xem xét đến những tác động cụ thể này.
Thị trường bán lẻ truyền thống tại Việt Nam hiện nay đang chịu tác động từ hai phía là bên trong và bên ngoài như sau:
+ Tác động bên trong: Ngành bán lẻ truyền thống hiện nay đang chịu tác động từ chính sự phát triển của ngành bán lẻ hiện đại và cả những cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp nước ngoài. Nhất là khi các quy trình quản lý, kiểm soát, bảo quản, vận chuyển hay thanh toán chưa được tối ưu nhất cho khách hàng. Rất nhiều doanh nghiệp truyền thống cũng đang gặp những khó khăn trong các vấn đề này.
+ Tác động bên ngoài: Đây là những tác động xuất phát từ thị trường, xã hội mà bản thân không một cá nhân hay doanh nghiệp nào có thể kiểm soát. Điển hình chính là đại dịch Covid-19 đã khiến ngành bán lẻ truyền thống cũng phải “lao đao” một phen. Khi những quy định về giãn cách, giữ khoảng cách khi mua sắm tại các địa điểm truyền thống được áp dụng.
5/ Vì sao bán lẻ truyền thống vẫn phát triển tốt?
Xu hướng của các ngành nghề, lĩnh vực khác chính là đổi mới và hoàn thiện các quy trình tối ưu nhất. Vì vậy, những nhược điểm của mô hình bán lẻ truyền thống cũng theo đó mà ngày càng bộc lộ rất rõ ràng ra. Điều này cũng khiến các nhà đầu tư không khỏi lo lắng ngày đêm, nhưng một điều mà chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ là bán lẻ truyền thống vẫn phát triển rất là tốt. Vậy lý do vì sao nó không chỉ đứng vững mà ngày càng phát triển, mở rộng đến vậy?
Thứ nhất – Thói quen khó bỏ: Trong kinh doanh, thói quen mua sắm của người tiêu dùng là yếu tố vô cùng quan trọng để thâm nhập và tiếp cận khách hàng. Nên có thể nói rằng, ngành bán lẻ truyền thống có thể “sống sót” giữa hàng ngàn sự thay đổi của thị trường cũng chính là nhờ thói quen khó bỏ của người tiêu dùng. Ngay ở giữa trung tâm Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh phát triển hàng đầu các khu chợ, cửa hàng tạp hóa vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Vừa không phải gửi xe, di chuyển quá nhiều mà vẫn mua sắm được những thứ cần thiết.
Thứ hai – Chịu khó đổi mới: Dù lượng khách rất ổn định, nhưng những cá nhân, đơn vị kinh doanh bán lẻ truyền thống cũng rất “chăm chỉ” trong việc đổi mới. Điển hình là ở ngay các cửa hàng tạp hóa hiện nay rất nhiều nơi cũng tích hợp việc thanh toán bằng các hình thức điện tử, mobile banking,… hay tích hợp các phần mềm để quản lý hiệu quả hơn.
Với những nền tảng và thế mạnh sẵn có, sự phát triển của ngành bán lẻ truyền thống tại nước ta là điều hoàn toàn dễ hiểu. Ngoài ra, với nền chính trị ổn định cũng góp phần tạo sự phát triển cho sự đầu tư vào mô hình kinh doanh điển hình này. Theo tốc động tăng trưởng dự đoán, tương lai của ngành bán lẻ truyền thống vẫn là một “miếng bánh ngọt” cho những ai muốn tham gia.
6/ Thời cơ, thách thức đối với doanh nghiệp bán lẻ truyền thống sắp tới
Thời cơ và thách thức luôn là hai phạm trù đi kèm với nhau, nhất là trong kinh doanh. Dù các cơ hội là rất lớn nhưng thách thức song hành cũng sẽ khiến bạn phải “đau đầu” không ít. Ngay cả với một thị trường bán lẻ truyền thống như Việt Nam, luôn được các chuyên gia kinh tế thế giới xếp hạng vào nhóm vô cùng sôi động đi chăng nữa. Ngoài những cơ hội hấp dẫn về đầu tư, khai thác thị trường thì cũng ẩn chứa nhiều khó khăn. Nhất là khi đứng trước những sự chuyển mình từ ngành bán lẻ hiện đại, xu hướng thay đổi của người tiêu dùng.
• Thời cơ đối với các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống: Với quy mô dân số đông và nhu cầu lớn, ngành bán lẻ truyền thống vẫn mang đến cơ hội đầu tư, phát triển rất “màu mỡ” cho các doanh nghiệp. Dựa kiến tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2021, đối với cửa hàng tiện lợi sẽ nằm trong TOP đầu Châu Á với tỷ lệ là 37,4%. Bên cạnh đó, với sự chuyển đổi “số hóa” ở chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa đã và đang mang đến những cơ hội “chuyển mình” rất lớn. Nhưng doanh nghiệp đầu tư vào ngành bán lẻ truyền thống hoàn toàn có thể dựa vào đó để tạo nên những thời cơ đột phá cho mình.
• Thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống: Thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây đang nổi lên rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ truyền thống cả trong và ngoài nước. Như vậy, mức độ cạnh tranh ngày một gia tăng là điều không thể tránh khỏi. Cùng với đó, sự phát triển của ngành thương mại điện tử cũng biến thành một áp lực rất lớn đối với các đơn vị tham gia vào mô hình bán lẻ truyền thống. Nhất là khi, đợt dịch vừa qua đã khiến nhiều người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm của mình.
7/ Giải pháp cho ngành bán lẻ truyền thống phát triển
Trọng thị trường hiện đại, ngành bán lẻ truyền thống vẫn có thể phát triển với những chỉ số ấn tượng là điều rất đáng mừng. Nhưng sẽ không có gì là đảm bảo tuyệt đối trong kinh doanh, điều này vẫn có thể thay đổi trong tương lai. Vì vậy, để tồn tại cũng như phát triển buộc các cá nhân, đơn vị tham gia đều cần phải tìm kiếm những giải pháp hỗ trợ tốt nhất. Đứng trước những bất cập từ bản chất của mô hình kinh doanh bán lẻ truyền thống, các giải pháp công nghệ được áp dụng cho các quy trình liên quan được kì vọng mang đến những kết quả tốt nhất.
Các giải pháp công nghệ sẽ mang đến diện mạo mới trong quá trình vận hành từ 3 phía bao gồm: Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Nhà bán lẻ. Điều này hoàn toàn có tính khả thi cao, bởi các công ty chuyên về phát triển các phần mềm, dịch vụ ngành bán lẻ nói chung trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang không ngừng mang đến những giải pháp tối ưu nhất. Thay thế cho các thao tác thủ công, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực thì công nghệ không chỉ mang đến quy trình hoàn thiện hơn, đảm bảo hơn mà còn nâng cao năng suất một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, từ đó người tiêu dùng cũng không phải “gánh” những chi phí về giá cả do hệ thống kém, thiếu hụt thông tin từ cách vận hành của ngành bán lẻ truyền thống trước kia.
Xem thêm: 9 Chiến thuật thu hút khách hàng bán lẻ “đỉnh của chóp”
Từ câu hỏi rất đơn giản, “Ngành bán lẻ truyền thống là gì?” nhưng để có thể nhìn nhận và đánh giá một cách chính xác, chúng ta cần phải tìm hiểu rất nhiều thông tin từ các khía cạnh khác nhau. Ngành bán lẻ truyền thống nói chung và tại Việt Nam nói riêng vẫn có sức sống riêng nhờ những yếu tố đặc biệt. Sự phát triển có thể đến từ thói quen của người tiêu dùng nhưng đồng thời cũng nhờ chính sự thay đổi, chuyển mình theo xu thế của thời đại.