Nghiên cứu thị trường là công việc rất quen thuộc và được tiến hành không chỉ là một lần duy nhất trong lĩnh vực kinh doanh. Thậm chí nó còn được ví như hoạt động nền tảng để tiến hành các chiến lược kinh doanh, tiếp thị, quảng bá quan trọng trong tương lai của các doanh nghiệp.
Dù là công việc được coi là căn bản thế nhưng, thực tế không phải ai cũng biết cách triển khai nghiên cứu thị trường như thế nào mới đúng. Chưa kể, trong suốt quá trình này bạn còn cần phải sử dụng đến các phương pháp phù hợp với có thể đạt được những kết quả chính xác, có giá trị sử dụng.
1/ Nghiên cứu thị trường là gì?
Là một công việc thường xuyên được các phòng ban, đội nhóm của các công ty tiến hành mỗi khi cần thiết. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể hiểu chính xác đây là công việc như thế, được tiến hành để làm gì vào bao gồm những gì. Nghiên cứu thị trường – Market Research là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả cho một loạt các công việc thu thập, phân tích và đánh giá các thông tin liên quan đến thị trường để đưa ra các đáp án cũng như các trường hợp phát sinh có thể xảy ra trong kinh doanh.
Mục đích của việc nghiên cứu thị trường cũng rất khác nhau và không hoàn toàn cố định mà dựa vào mục đích cụ thể khi tiến hành. Đó có thể là sự chuẩn bị để xâm nhập một thị trường mới của doanh nghiệp, phát triển và ra mắt sản phẩm – dịch vụ mới hay triển khai các chiến lược marketing với phương pháp và công cụ mới. Vì vậy, nghiên cứu thị trường được coi là một nghiệp vụ cơ bản mà những người làm kinh doanh hay tiếp thị đều cần phải nắm vững.
Quá trình này sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và đưa ra những khẳng định, đánh giá rất quan trọng cho mục đích tìm hiểu của bạn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn dựa vào đó để lên ý tưởng, xây dựng chiến lược hoặc phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt nhất trước khi tung ra thị trường. Tuy rằng, nghiên cứu thị trường sẽ không đảm bảo chắc chắn 100% rằng bạn sẽ thành công trong kinh doanh. Nhưng việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường sẽ giúp bạn có được những dữ liệu qua trọng, thậm chí hạn chế được những rủi ro xuống mức thấp nhất.
Xem thêm: Xây dựng chiến lược truyền thông sản phẩm mới chỉ với 7 bước
2/ Tại sao trong kinh doanh cần nghiên cứu thị trường?
Trong mắt nhiều người, nghiên cứu thị trường cũng đơn thuần chỉ là việc thu thập thông tin, tổng hợp rồi phân tích chúng một cách dẽ dàng. Tức là không quá quan trọng bằng việc đưa ra các chiến lược hiệu quả, nổi bật cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quan điểm này có thể khiến bạn rơi vào rất nhiều rủi ro lớn trong tương lai. Bản thân nếu các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường một cách ẩu thả thì kết quả nhận được sau đó sẽ là không thể tốt được. Không những chiến dịch thất bại, nguồn lực lãng phí mà còn giảm mức độ cạnh tranh so với các đối thủ của mình.
Bởi việc nghiên cứu thị trường trong kinh doanh nếu tiến hành một cách bài bản, khoa học thì lợi ích mà một doanh nghiệp, công ty có thể nhận được là không hề nhỏ và có thể kể đến như sau:
• Giúp doanh nghiệp tìm ra chính xác các thị trường tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ có thể phát triển tốt nhất, tăng trưởng mạnh nhất hoặc các cơ hội kinh doanh trong tương lai.
• Cho phép thu hẹp phạm vi đầu tư để tối ưu các nguồn lực cho một thị trường, chiến dịch hiệu quả. Thay vì đầu tư một cách chung chung vừa kém hiệu quả mà còn lãng phí các nguồn lực quý báu.
• Giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường cũng như khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến. Từ đó đưa ra các chiến lược, chiến dịch và hoạt động sao cho phù hợp và đánh trúng vào nhu cầu, tâm lý của người tiêu dùng. Đồng thời thu hút, tìm hiếm và phát triển các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
• Từ đây có thể giúp bạn biết rõ về đối thủ cạnh tranh của mình, điểm mạnh, điểm yếu và những gì mình có thể học hỏi được để phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh.
• Công việc này giúp giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh mà bạn có thể gặp phải khi triển khai các chiến lược, hoạt động. Thay vì một tỷ lệ thành công là 50/50 thì nghiên cứu thị trường có thể giúp cải thiện 70/30 và thậm chí là 80/20.
4/ Nghiên cứu thị trường trong marketing nhằm mục đích gì?
Không chỉ được tiến hành trong các hoạt động, chiến lược kinh doanh mà nghiên cứu thị trường còn được đề cập đến rất nhiều trong lĩnh vực marketing. Chúng ta đều hiểu rằng, marketing chính là một phần không thể thiếu trong kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp dù hoạt động theo mô hình B2B, B2C hay C2C đi chăng nữa. Marketing là tập hợp các công việc quảng bá, giới thiệu và “phủ sóng” các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn đến với người tiêu dùng trên thị trường. Mục tiêu chính là những vị khách hàng tiềm năng để chuyển đổi và tác động gián tiếp vào quyết định mua sắm của họ.
Theo đó, việc nghiên cứu thị trường trong marketing vẫn được tiến hành thường xuyên trong các chiến dịch quan trọng với những mục đích rõ ràng như sau:
• Sở hữu nguồn dữ liệu có giá trị: Các dữ liệu phân tích thị trường sẽ được đưa vào sử dụng trong các chiến dịch marketing cụ thể để có thể đưa ra những hoạt động hay lựa chọn công cụ triển khai phù hợp.
• Hiểu rõ về hành vi người dùng: Hiểu rõ những hành vi người dùng từ đó hình thành nên các điểm chạm trong hành trình trải nghiệm.
• Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp: Có rất nhiều hình thức quảng cáo để có thể tiến hành chiến dịch marketing. Nhưng chắc chắn không phải hình thức nào cũng phù hợp và mang lại hiệu quả như mong muốn. Hơn thế, bạn chắc chắn không muốn lãng phí để thử nghiệm tất cả.
• Đánh giá hiệu quả: Nghiên cứu thị trường còn giúp phòng ban, doanh nghiệp đánh giá hiệu quả cụ thể về từng chiến lược, chiến dịch marketing đã triển khai của mình.
5/ Các phương pháp nghiên cứu thị trường hiệu quả
Phương pháp điều tra – khảo sát (Surveys)
Phương pháp được sử dụng nhiều nhất và đồng thời luôn mang đến những kết quả như mong muốn trong quá trình nghiên cứu thị trường chính Surveys (Điều tra – Khảo sát). Có lẽ rất nhiều bạn dù không làm trong lĩnh vực kinh doanh hay marketing cũng đã biết đến phương pháp này. Bởi ở rất nhiều ngành học các sinh viên đã được tiếp cận và sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát nhằm phục vụ cho bộ môn học tập của mình. Phương pháp này sẽ sử dụng những câu hỏi ngắn nhưng đi thẳng vào mục tiêu cụ thể. Có một điều mà bạn cần phải lưu ý đó là mẫu hỏi càng lớn thì kết quả thu được sẽ có độ chính xác tăng dần.
Phương pháp phỏng vấn sâu (Personal interviews)
Phỏng vân sâu là phương pháp sử dụng bộ câu hỏi mở, không bị dập khuôn theo một cấu trúc nhất định. Điều này sẽ giúp bạn thu thập được nhiều dữ liệu, thông tin từ người nhận phỏng vấn hơn. Sử dụng phương pháp Personal interviews sẽ thường mất nhiều thời gian hơn, để tránh việc ghi chép không kịp, bỏ lỡ thông tin thì bạn nên sử dụng đến các thiết bị ghi âm. Ngoài ra, phỏng vấn sâu sẽ mang bản sắc cá nhân nhiều hơn so với điều tra, khảo sát và đồng thời cũng khó thống kê hơn. Nhưng nó lại giúp bạn thấu hiểu và nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng một cách chính xác.
Phương pháp thảo luận nhóm (Focus Groups)
Thay vì phỏng vấn cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm sẽ được tiến hành dựa trên một số lượng người nhất định. Lúc này, bản thân bạn sẽ là người điều phối và chuẩn bị chủ để và hệ thống câu hỏi phù hợp để dẫn dắt trong buổi thảo luận. Buổi thảo luận cần diễn ra ở một địa điểm cụ thể với các thiết bị hỗ trợ cần thiết. Để có kết quả chính xác, bạn nên tiến hành với ba nhóm đối tượng khác nhau. Một buổi thảo luận nhóm có thể diễn ra từ 1 đến 2 tiếng tùy theo chủ đề và bộ câu hỏi trên một nhóm đối tượng.
Phương pháp thử nghiệm (Field trials)
Đây là phương pháp được tiến hành thực tế trên thị trường chứ không phải dựa trên lý thuyết hóa nữa. Phương pháp thử nghiệm được tiến hành bằng việc đưa sản phẩm mới vào thị trường hoặc tung ra các phiên bản dùng thử của dịch vụ cho khách hàng. Từ đó, khi khách hàng, người dùng sử dụng bạn sẽ tiến hành thu tập các phản hồi, đánh giá thực tế. Từ những thông tin này sẽ giúp điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ về các mặt để đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu của người tiêu dùng trước khi xâm nhập vào thị trường mới hoặc đưa ra tiêu dùng chính thức.
Phương pháp quan sát hành vi (Observation)
Đôi khi những câu trả lời trong bảng hỏi điều tra, khảo sát hay các thông tin trao đổi trong phỏng vấn, quá trình thử nghiệm của khách hàng lại không giống với hành vi thực tế của họ. Điều này thường xảy ra rất nhiều, bởi đôi khi vì lợi ích mà bạn dành cho họ khi tham gia vào những phương pháp trên họ sẽ trả lời một cách qua loa, phiến diện để hoàn thành. Vì vậy, phương pháp quan sát hành vi sẽ giúp doanh nghiệp biết chính xác những điều trên có mức độ đúng là bao nhiêu. Bởi hành vi cũng có thể là chính thói quen được hình thành từ trước đến nay của người tiêu dùng.
6/ Các bước thực hiện nghiên cứu thị trường
Bước 1: Xác định mục tiêu và vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu thị trường có thể tiến hành với nhiều mục tiêu và giải quyết các vấn đề khác nhau của các doanh nghiệp, công ty. Vì vậy, bước đầu tiên cần tiến hành chính là xác định mục tiêu và vấn đề bạn cần phải nghiên cứu là gì. Đâu là mục tiêu bạn muốn đạt được trong quá trình nghiên cứu này? Đâu là những vấn đề mà bạn gặp phải? Việc xác định sai hai điều này có thể dẫn đến những bước sau khi hoàn thành đều là “công cốc”. Vì vậy, bước 1 không phải là thao tác khởi động mà ngược lại rất quan trọng.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp
Ngoài 5 phương pháp mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên thì còn rất nhiều phương pháp nghiên cứu thị trường các bạn có thể lựa chọn để triển khai. Mỗi một phương pháp đều có những mặt ưu, nhược điểm và kết quả trả về sẽ khác nhau. Chắc chắn, trong một nghiên cứu thị trường dù là doanh nghiệp quy mô lớn cũng sẽ không tiến hành sử dụng tất cả các phương pháp. Thứ nhất là nó rất lãng phí, thông tin không phải cứ nhiều là sẽ tốt và thứ hai là nó rất mất thời gian.
Bước 3: Thiết kế và chuẩn bị công cụ nghiên cứu
Bạn có thể thấy rằng, các công cụ được sử dụng trong mỗi một phương pháp sẽ có sự khác nhau nhất định. Vì vậy, khi đã lựa chọn xong phương pháp thì ngay sau đó bạn cần tiến hành thiết kế và lựa chọn công cụ nghiên cứu sao cho phù hợp. Ngoài ra, vẫn có một số công cụ được sử dụng trong các phương pháp khác nhau. Vì vậy, bạn có thể tìm ra điểm chung này để ưu tiên việc thiết kế và chuẩn bị trước cho mình.
Bước 4: Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu
Đến bước này là lúc bạn sẽ tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết cho mục đích và vấn đề nghiên cứu của mình. Ở bước này, các thông tin thu thập được khi tiến hành phỏng vấn, thảo luận nhóm,… dù là một hay nhiều cá nhân đều cần phải ghi chép và lưu trữ một cách cụ thể. Bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể tiến hành xử lý thông tin ngay được. Vì vậy, cần tránh việc lưu lạc, đánh mất các thông tin, dữ liệu mà bạn đã mất công thu thập trước đấy.
Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu thu thập được
Sau khi đã tiến hành hoàn tất việc thu thập thông tin, dữ liệu đây sẽ là bước bạn phải dành thời gian và thật cẩn thận, kỹ lưỡng nhất. Đầu tiên chính là tổng hợp lại tất cả những thông tin mình đã thu thập có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau để thuận tiện cho quá trình phân tích tiếp theo. Như việc sử dụng các công cụ thống kê để tạo một cách nhìn tổng thể nhất cho việc phân tích. Sau quá trình tổng hợp chính là phân tích dữ liệu, bạn cần phải làm rõ các vấn đề dựa trên mục đích nghiên cứu của mình.
Bước 6: Trình bày kết quả và đánh giá thị trường
Từ những phân tích trên hãy trình bày kết quả nghiên cứu của bạn một cách rõ ràng, khoa học để tất cả mọi người có thể theo dõi và hiểu rõ nhất. Áp dụng kết quả này hãy đưa ra những đánh giá về thị trường như khả năng, nhu cầu, cơ hội, thách thức,… đối với mục tiêu mà mình đã đặt ra ban đầu. Đồng thời, tận dụng những nghiên cứu này bạn hoàn toàn có thể đưa vào các chiến lược kinh doanh, marketing cụ thể trong thời gian sắp tới của mình.
Xem thêm: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Chiến lược và các bước phân tích chuẩn hóa
Là một quá trình bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan nhất cũng như tìm ra các cơ hội, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Tất nhiên, sẽ không có một điều gì là chắc chắn hoàn toàn, nhưng trong kinh doanh bạn chỉ cần tăng tỷ lệ thành công lên một chút đã là mở ra cơ hội rất lớn. Bởi nếu kinh doanh là dễ dàng như vậy thì đã không có vô số các cá nhân, doanh nghiệp phải nhận những thất bại đắng cay.