Tính đến thời điểm hiện tại, Shopee đang là sàn thương mại điện tử đứng đầu tại thị trường Việt Nam, “vượt mặt” rất nhiều đối thủ “nặng ký”. Với 77.826.700 số lượng truy cập mỗi tháng được thống kê vào quý 3 năm 2021 đã củng cố vị trí chắc chắn của cái tên này.
Tất nhiên, để đạt được điều đó là tất cả sự nỗ lực của một tập thể, vượt qua biết bao khó khăn và chắc chắn không thể không đề cập đến các phương thức thu hút khách hàng siêu đỉnh cao để mang đến lượt truy cập khủng như trên. Có thể nói rằng, các phương thức thu hút khách hàng của Shopee chính là những chiến thuật đầy sáng suốt giúp đơn vị này có thể phát triển mạnh mẽ trong một lĩnh vực siêu cạnh tranh như vậy.
Giá trị khách hàng của Shopee
Trong kinh doanh, vai trò – giá trị của khách hàng luôn là điều được khẳng định tuyệt đối. Càng ngày giá trị của người tiêu dùng càng được nâng cao khi họ đang dần nắm vai trò chủ động hơn trong quyết định mua sắm của mình. Các nhà sản xuất, bán hàng hiện nay cũng rất khó để có thể làm chủ thị trường. Mọi thứ hầu hết đều phải “lựa” theo nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Đây cũng chính là lý do vì sao các doanh nghiệp đang dần phải chuyển đổi định hướng và chiến lược kinh doanh của mình để có thể tồn tại, phát triển. Shopee là cái tên đến sau trong lĩnh vực thương mại điện tử, tuy nhiên tốc độ phát triển của nó lại khiến bất kỳ ai cũng phải bất ngờ.
Lượng truy cập của Shopee tại thị trường Việt hoàn toàn “áp đảo” những cái tên khác như Lazada, Tiki hay Sendo. Xét toàn bộ khu vực Đông Nam Á thì đây cũng là cái tên đứng đầu và ngay sau đó là Lazada. Đằng sau sự thành công đấy là những bí quyết “vàng” đã được đơn vị này triển khai một cách hiệu quả nhất. Trong đó, giá trị khách hàng chính là một trong những nguyên tắc được tốt ưu trong các hoạt động của Shopee. Rất tức thời, nhìn nhận thấy rõ sự thay đổi của thị trường, giá trị khách hàng của Shopee trong các chiến lược kinh doanh luôn được nhận định ở vị trí quan trọng nhất.
Theo đó, các chiến lược của Shopee được đưa ra luôn đề cao việc thỏa mãn nhu cầu, kỳ vọng và mang đến những trải nghiệm mua sắm thú vị, hài lòng nhất đối với mọi khách hàng. Mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm đã được Shopee áp dụng một cách triệt để, đây cũng chính là lý do vì sao giá trị khách hàng của họ luôn được đề cao. Thậm chí đây chính là nền tảng quan trọng để phát triển các chiến lược cũng như các hoạt động kinh doanh liên quan khác.
Khách hàng của Shopee là ai?
Với lượng khách hàng nhiều vô kể và chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều đối tượng mua sắm khác nhau khi trải nghiệm trực tiếp trên Shopee. Vì vậy mà khách hàng của Shopee là ai? có lẽ đang là câu hỏi khiến nhiều bạn băn khoăn. Xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển và tạo ra những ảnh hưởng không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chúng ta đều hiểu rằng giữa một thị trường rộng lớn, các doanh nghiệp đều cần phải xác định rõ khách hàng – khách hàng mục tiêu của mình là ai. Bởi không phải ai sẽ trở thành khách hàng của mình, chưa kể việc xác định khách hàng chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược, marketing đạt hiệu quả hơn.
Theo đó, Shopee được thành lập tại ở Singapore vào năm 2015 và đơn vị này đã xác định rất rõ thị trường mục tiêu của mình – Các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Nên vì vậy, có thể nói rằng khách hàng mục tiêu của Shopee cũng chính là những người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm trực tuyến tại các quốc gia này. Với các thị trường mục tiêu đang phát triển mạnh nhất là Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Philippines. Đây cũng là những thị trường có nhu cầu mua sắm online ngày càng tăng cao. Nhất là từ sau những ảnh hưởng của các làn sóng đại dịch Covid-19 đã khiến rất nhiều người từ trước đến nay đã “trung thành” với việc mua sắm trực tiếp cũng dần phải thay đổi để thích ứng.
Phương thức thu hút khách hàng của Shopee
Phải đến tận 2015, Shopee mới chính thức “chào sân” và trước đó đã có rất nhiều “ông lớn” đã phát triển mạnh mẽ trước đó. Thế nhưng với chiến lược thông minh, kể từ khi ra mắt doanh thu và số lượng người dùng của Shopee luôn tăng theo cấp số nhân. Hiện tại Shopee đang sở hữu khoảng 160 triệu người dùng và 6 triệu người bán với hơn 7000 thương hiệu. Tất nhiên để có thể đạt được những con số này cũng như giành được thị phần riêng cho mình thì Shopee đã triển khai một loạt những phương thức thu hút khách hàng đầy ấn tượng dưới đây.
Khai thác triệt để Influencer Marketing
Influencer Marketing ắt hẳn đã không còn là một chiến lược xa lạ gì với nhiều người. Việc sử dụng người nổi tiếng với sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhóm cộng đồng để đại diện, quảng bá luôn mang đến hiệu quả về mặt marketing, truyền thông rất mạnh mẽ. Đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng, nhưng đánh giá một cách khách quan nhất thì không phải ai cũng thành công. Điều này thực chất còn làm ở chính cách thức triển khai của mỗi đơn vị, thực chất thì cách sử dụng Influencer Marketing của Shopee cũng không phải gọi là quá đặc biệt. Thế nhưng độ “chịu chơi” và cách lựa chọn Influencer rất thông minh đã giúp chiến lược này của Shopee phát huy rất hiệu quả trong việc thu hút khách hàng của mình.
Đầu tư vào các TVC quảng cáo bắt trend
Điều gì sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận được sự chú ý và quan tâm của khách hàng nhất? Chắc chắn một trong số đó chính là việc hình ảnh, thông tin được đi kèm với các hot trend đang thịnh hành nhất thị trường. Các hot trend dù “tuổi thọ” không được lâu dài, thế nhưng trong khoảng thời gian nhất định đó nó luôn thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng. Tận dụng điều đó, Shopee luôn nhanh chóng tung ra các TVC quảng cáo bắt trend cực độc đáo. Điều này đã tạo nên một ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng và tất nhiên đã giúp lan truyền các thông điệp mạnh mẽ nhất.
Giảm phí vận chuyển cho khách hàng
Đối với một cái tên đến sau sẽ rất khó để cạnh tranh, giành thị phần cũng như thu hút khách hàng nếu không có điểm gì đó đủ mạnh để tác động vào tâm lý của khách hàng. Vì vậy, Shopee đã giảm phí vận chuyển và đây được coi là một trong những phương pháp thu hút khách hàng mang đến hiệu quả rất mạnh mẽ. Bởi trong xu hướng mua sắm online thì vấn đề chi phí vận chuyển luôn là điều đây ra rào cản không nhỏ. Dù các bạn có thể thấy rằng, người tiêu dùng có thể bỏ ra một số tiền lớn để đặt mua các sản phẩm cho mình nhưng lại cảm thấy “khó chịu” khi phí vận chuyển thêm vào tổng hóa đơn vài chục nghìn. Vì vậy, để tập trung thu hút khách hàng và tạo dựng thị trường Shopee đã xây dựng hệ thống vận chuyển chuyên nghiệp để tối ưu hóa khoản chi phí này cho khách hàng của mình.
Chiến lược nội địa hóa nhu cầu
Lý do vì sao mà Shopee rất nhanh chóng thâm nhập vào các thị trường mục tiêu của mình thành công là nhờ chính chiến lược nội địa hóa nhu cầu. Theo đó, khi thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào Shopee sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích các đặc điểm, thu nhập, các nhóm khách hàng,… một cách chuyên sâu nhất để phát hiện ra các nhu cầu cụ thể nhất. Cùng với đó họ thường sẽ thuê một số lượng lớn nhân viên tại địa phương – đây cũng chính là những người sẽ hiểu nhất về các nhu cầu của khu vực đó. Chiến lược nội địa hóa nhu cầu luôn được phát triển một cách toàn diện, động bộ trong mọi thị trường. Vì vậy, các bạn có thể thấy rằng Shopee tại Việt Nam luôn cung cấp các sản phẩm đúng với nhu cầu của người tiêu dùng nước ta. Đặc biệt, các sản phẩm có nhu cầu cao sẽ luôn được đưa ra gợi ý ngay lập tức ngay cả khi bạn chưa tìm kiếm gì cụ thể.
Cung cấp trải nghiệm xã hội và cá nhân hóa
Phương pháp thu hút khách hàng của Shopee tiếp theo mang đến hiệu quả cao chính là cung cấp trải nghiệm xã hội và cá nhân hóa. Để nâng cao tính chính xác trong vấn đề này, Shopee đã tận dụng big data và AI đã xác định các mẫu, hành vi người dùng. Đặc biệt kèm theo đó sử dụng công nghệ AI, AR tiên tiến nhằm mang đến những trải nghiệm mua sắm thú vị và khác biệt cho khách hàng của mình. Thay vì chăm chăm vào việc tạo ra thật nhiều các giao dịch mua sắm thì Shopee đã giành chiến thắng trước các đối thủ của mình trong việc thu hút khách hàng bằng cách xây dựng các mối quan hệ với những trải nghiệm xã hội hóa và cá nhân hóa.
Chiến lược thu hút khách hàng của Shopee học hỏi từ Trung Quốc
Bên cạnh những phương pháp đỉnh cao thì chiến lược thu hút khách hàng của Shopee cũng chính là những kinh nghiệm vô cùng hữu ích dành cho chúng ta. Để có thể đạt được các mục tiêu trong việc tiếp cận, thu hút khách hàng Shopee đã đưa ra những chiến lược rất cụ thể. Trong đó, một trong những chiến lược này lại được học hỏi từ chính thị trường Trung Quốc. Dù không phải là thị trường mục tiêu thế nhưng Shopee đã nhìn nhận sự phát triển của nền thương mại điện tử và xu hướng mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc để đưa ra định hướng phát triển của mình.
Nếu bạn đã từng đặt chân một lần hoặc thông qua các thước phim được quay lại các ga tàu điện ngầm của Trung Quốc sẽ thấy rằng các loa thông báo thay vì phát đi các thông tin liên quan đến hoạt động của mình thì lại là nhắc nhở hành khách thôi “dán” mắt vào chiếc điện thoại của mình. Họ dành rất nhiều thời gian cho việc sử dụng điện thoại, ngay cả việc mua sắm cũng vậy. Vì vậy, các doanh nghiệp của Trung Quốc dành rất nhiều thời gian để phát triển các ứng dụng trên điện thoại thông minh mang đến những tiện ích cao. Và từ đó Shopee cũng đã xây dựng chiến lược thu hút khách hàng với điều này.
Shopee tập trung vào việc tối ưu hóa các trải nghiệm trên các thiết bị điện thoại, tạo ra “độ mượt” cho các trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Khi khách hàng truy cập vào ứng dụng mua sắm Shopee trên điện thoại sẽ luôn cảm thấy mọi thứ thật dễ dàng, bố cục rất vừa mắt. Đây chính xác là một chiến lược sáng suốt khi mà tỷ lệ mua sắm trên các thiết bị di động ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh chóng. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, khi với chiếc điện thoại thông minh thì mọi người có thể tiến hành mua sắm mọi lúc, mọi nơi chỉ cần nó được kết nối với các mạng Internet. Cùng với đó, việc tích hợp các phương thức thanh toán trực tiếp đã tạo nên một quy trình mua sắm đầy tiện ích.
Tham khảo thêm cách quản trị quan hệ khách hàng của Shopee
Với chiến lược đặt khách hàng làm trọng tâm và phát triển các mối quan hệ gắn kết chặt chẽ nên việc quản trị quan hệ khách hàng của Shopee luôn được biết đến là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để giành chiến thắng trong lĩnh vực hoạt động dù đến sau, Shopee đã rất chú trọng vào việc thu hút khách hàng và tạo dựng các mối quan hệ tốt. Tất nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì hoàn toàn có thể đánh giá rằng họ đang thành công về điều này. Trong nhiệm vụ quản trị quan hệ khách hàng, để đảm bảo về mặt hiệu quả thì một hệ thống CRM đã được thiết lập chuyên nghiệp.
Hệ thống CRM của Shopee về cơ bản cũng không có quá nhiều điểm khác biệt so với các hệ thống CRM mà bạn vẫn biết từ trước đến nay. Tuy nhiên, thay vì quản lý khách hàng bằng cách thủ công hay bằng công cụ Excel thì việc tích hợp công nghệ đã giúp Shopee nâng cao hiệu quả về điều này. Bạn có thể tưởng tượng rằng với dữ liệu của hơn 160 triệu khách hàng, 6 triệu tài khoản bán hàng nếu chỉ quản lý bằng sổ sách, giấy tờ thì đến bao giờ Shopee mới có thể giải quyết xong tất cả. Hơn thế, thông qua việc quản trị quan hệ khách hàng bằng hệ thống CRM đã giúp đơn vị này thấu hiểu hơn khách hàng của mình. Đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược nội địa hóa nhu cầu cũng như mang đến những trải nghiệm xã hội hóa và cá nhân hóa hiệu quả hơn.
Với những phương pháp thu hút khách hàng đầy hiệu quả, tích cực đã giúp Shopee đạt được những kết quả đầy ấn tượng. Đối với một lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng, độ “đào thải” cao thì sự thành công của Shopee chính là một biểu tượng mạnh mẽ. Cùng với đó, phương pháp thu hút khách hàng của Shopee cũng sẽ mang đến những bài học, kinh nghiệm quý báu dành cho mô hình kinh doanh của bạn lúc này.