Ra đời sau, nhưng đến nay Shopee lại cái tên đang “thống lĩnh” thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Nam Á. Từ doanh thu cho đến mức độ nổi tiếng, chỉ trong một vài năm Shopee đã bỏ xa rất nhiều đối thủ cạnh tranh của mình. Tất nhiên, không phải ngẫu nhiên hay đơn giản là “gặp thời” mà Shopee đạt được những thành tựu trên.
Một trong những yếu tố gắn liền với những thành tưu trên phải kế đến chính là chiến lược marketing của Shopee. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích về chiến lược marketing của đơn vị này để biết được những điều đặc biệt nhé.
Sơ lược về SWOT của Shopee
Nhưng thông tin chung chung về sàn thương mại điện tử Shopee, có lẽ bạn đã tham khảo rất nhiều, thậm chí trong những chủ đề liên quan chúng tôi cũng đã đề cập đến. Chúng ta cũng chỉ thường được nghe những đánh giá, phân tích về những chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing đỉnh cao đến từ đơn vị này. Nhưng những đánh giá trên các góc cạnh khác nhau cùng lúc thì không mấy người lại để ý đến. Như các bạn cũng đã biết, SWOT là mô hình “kinh điển” trong việc phân tích từ các yếu tố bên trong cho đến các yếu tố bên ngoài của một doanh nghiệp.
Căn cứ vào đó mà các doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược chức năng sao cho phù hợp nhất. Nếu như bạn muốn thực sự hiểu về Shopee cũng như muốn biết vì sao đơn vị này lại đưa ra những chiến lược tiếp thị như vậy, thì cần dựa trên bản sở lược về SWOT cụ thể. Mô hình này sẽ được tiến hành dựa trên 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh) – Weaknesses (Điểm yếu) – Opportunities (Cơ hội) – Threats (Thách thức).
+ Về Strengths (Điểm mạnh):
• Thánh bắt trend
• Chiếm thị phần cao trong thị trường thương mại điện tử
• Có nguồn tài chính lớn, ổn định
• Mạng lưới phân phối rộng lớn, tốc độ gia tăng nhanh chóng
• Sản phẩm có giá bán cạnh tranh, thường xuyên có khuyến mại
+ Về Weaknesses (Điểm yếu):
• Khó kiểm soát được tất cả các nguồn hàng
• Hệ thống đánh giá mua hàng không toàn diện
• Đổi hàng người mua phải chịu thêm phí vận chuyển
+ Về Opportunities (Cơ hội):
• Xu hướng mua sắm online tăng mạnh
• Thời lượng truy cập Internet ở các thị trường trọng điểm như Việt Nam đều cao
• Thuộc TOP các lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ
+ Về Threats (Thách thức):
• Chi phí bán hàng cao
• Có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn
• Các hình thức kinh doanh, bán hàng online khác ngày càng phát triển
Các chiến lược marketing kinh điển của Shopee
Nhắc đến Shopee, ắt hẳn bạn sẽ liên tưởng ngay đến vô số các chiến dịch, chương trình tiếp thị, quảng cáo siêu ấn tượng được thực hiện trong suốt thời gian vừa qua. Tham gia vào một lĩnh vực là xu hướng phát triển của kinh tế, nhất lại là “người đến sau” nên Shopee buộc phải có những nước cờ thông minh và hiệu quả nhất. Các chiến lược marketing của Shopee luôn cho chúng ta cảm nhận được sự mới mẻ và độc đáo. Nhờ đó, mà họ đã thành công trong việc giành thị phần cho riêng mình và thậm chí trở thành cái tên hàng đầu về thương mại điện tử tại Việt Nam.
Được thay đổi theo từng giai đoạn, mục tiêu chúng nhưng có 4 chiến lược marketing được coi là kinh điển nhất của Shopee tính đến thời điểm hiện tại. Đây cũng là những chiến lược tiếp thị đã giúp Shopee “lội ngược dòng” để thành công và cũng là những bài học đầy giá trị cho những đơn vị khác.
1. Chiến lược Influencer Marketing: Chiến lược giúp Shopee “phủ sóng” nhanh chóng và thành công phải kể đến đó là Influencer Marketing. Shopee chú trọng vào việc nhận diện các cá nhân, nhóm người có ảnh hưởng nhất định đến khách hàng tiềm năng của mình. Từ đó, họ dần từng bước định hướng các hoạt động tiếp thị xung quanh các Influencer để đạt được các mục tiêu của mình.
2. Chiến lược TVC quảng cáo bắt trend: Mọi người vẫn thường đùa rằng Shopee là một “thánh bắt trend” chính hiệu. Điều này quả không sai, khi trên mạng xã hội hay cuộc sống bắt đầu rầm rộ lên một xu hướng nào thì ngay lập tức sau đó bạn sẽ thấy TVC quảng cáo của đơn vị này đã lồng ghép trend này.
3. Chiến lược giảm phí vận chuyển: Tiến hành việc nghiên cứu, khảo sát thị trường Shopee đã nhận thấy rằng vận chuyển là một rào cản khá lơn trong việc đưa ra quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Vì vậy, họ đã bắt tay ngay vào việc xây dựng một quy trình vận chuyển uy tín, chuyên nghiệp giúp giảm phí vận chuyển một cách tối ưu nhất.
4. Chiến lược nội địa hóa: Đây là chiến lược được Shopee tập trung đẩy mạnh rất nhiều, họ sẵn sàng tùy chỉnh ứng dụng của mình để phù hợp với thị hiệu, nhu cầu của từng địa phương. Thậm chí, họ còn thuê các nhân viên là người địa phương để am hiểu thực sự về văn hóa, thói quen khách hàng.
Phân tích chiến lược marketing 4P của Shopee
Cũng giống như bao đơn vị khác, chiến lược marketing của Shopee cũng được phát triển theo mô hình 4P. Marketing mix 4P được biết đến là mô hình đầu tiên với những giá trị căn bản nhất. Nhưng đến nay, mô hình này vẫn rất được ưa chuộng ngay cả những cái tên hàng đầu trên thế giới như Coca Cola hay Apple cũng sử dụng đến.
Chiến lược marketing của Shopee về sản phẩm
Chữ P đầu tiên trong chiến lược marketing 4P của Shopee là về sản phẩm, do đặc tính riêng Shopee tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mình với hướng nâng cao chất lượng. Khi mới bắt đầu hoạt động, Shopee chỉ có trên các thiết bị điện thoại thông minh và sau đó mới có thêm bản trên máy tính. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, họ nhận thấy rằng 95% các giao dịch được tiến hành thông qua điện thoại. Vì vậy, Shopee ngày càng nâng cao các trải nghiệm, tính năng trên ứng dụng của mình. Ngoài ra, Shopee còn cung cấp những tính năng riêng biệt Shopee Mall, Flash Sale, Shopee Feed, Shopee Live và Shopee Chat.
Chiến lược marketing của Shopee về giá
Chiến lược marketing của Shopee về giá được định hướng cạnh tranh, họ tận dụng triệt để chiến lược định giá cạnh tranh, áp đảo các đối thủ của mình. Shopee tập trung vào các thông tin thị trường thay vì chi phí sản xuất và giá trị của sản phẩm. Quan điểm của Shopee là ngoài cung cấp một nền tảng mua sắm trực tuyến thông minh, tiện dụng, dễ dàng sử dụng thì việc cạnh tranh về giá cả là điều không thể bỏ qua. Sàn thương mại điện tử này luôn khuyến khích với đối tác của mình bằng những chính sách, ưu đãi về đầy hấp dẫn. Ngoài ra, hãng còn hỗ trợ về chi phí vận chuyển, để tăng sức mua sắm, tiêu dùng của khách hàng.
Chiến lược marketing của Shopee về phân phối
Chiến lược phân phối của Shopee được đẩy cao trong việc mang đến sự thuận tiện, dễ dàng cho người dùng. Đi theo chiến lược nội địa hóa, Shopee luôn mang đến những trải nghiệm thỏa mãn thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Điển hình trong việc cải tiến ứng dụng mua sắm trên điện thoại thông minh của hãng, khi nhận thấy 95% các giao dịch được tiến hành trên nền tảng này. Đương nhiên, không bởi vì thế mà họ bỏ ngơ website của mình được chạy trên các trình duyệt máy tính. Tất cả các kênh phân phối của đơn vị này đều được tối ưu hóa để mang đến những trải nghiệm tiện ích nhất cho khách hàng.
Chiến lược marketing của Shopee về xúc tiến hỗn hợp
Trong chiến lược marketing của Shopee về xúc tiến hỗn hợp sẽ đề cập chủ yếu đến các chiến dịch quảng cáo và chương trình khuyến mại đầy hiệu quả. Cùng với đơn vị này còn đẩy mạnh, mở rộng các kênh tiếp thị của mình nhất là Facebook và Google. Kèm theo đó là hình thức Affiliate Marketing được Shoppe mở rộng nhằm tăng mức độ “phủ sóng” của mình một cách nhanh chóng. Hơn thế, Affiliate Marketing của Shopee ngày càng được đánh giá cao và là nền tảng được nhiều cá nhân, đội nhóm làm tiếp thị liên kết lựa chọn với nhiều “điểm cộng”, nhất là về vấn đề hoa hồng.
Chiến lược marketing của Shopee tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Shopee đang nắm giữa vị trí số 1 về lượng truy cập, áp đảo hoàn toàn những cái tên khác như Lazada, Sendo hay Tiki. Chính thức gia nhập vào thị trường Việt vào tháng 8 năm 2016 với mô hình C2C, nhưng cho đến nay đã trở thành mô hình lai với sự xuất hiện của các B2C. Đối với thị trường Việt, ngoài việc áp dụng những chiến lược marketing tổng thể như trên thì Shopee còn có những chiến lược riêng biệt.
Điều này thực chất cũng sẽ nằm trong chiến lược nội địa hóa, từng bước nghiên cứu, phân tích nhu cầu của từng thị trường để tối ưu hóa sản phẩm sao cho phù hợp. Tại thị trường Việt, Shopee từng bước xây dựng mạng lưới cộng đồng để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Ngoài chiến lược 4P thì còn chiến lược marketing mix 7P được triển khai nhằm gia tăng về mặt hiệu quả.
Trong các chiến lược marketing của Shopee tại Việt Nam có những giá trị luôn được thể hiện một cách nổi bật như sau:
• Thấu hiểu tâm lý khách hàng
• Truyền thông đa kênh nhằm tối ưu khả năng tiếp cận khách hàng
• Quản trị quan hệ khách hàng luôn được đề cao
• Tập trung phát triển sản phẩm trên các ứng dụng điện thoại thông minh
• Sử dụng các chiến dịch phù hợp, đúng lúc
Chiến lược marketing của Shopee trong mùa dịch
Đã có rất nhiều đơn vị “ngã trận” khi đại dịch bùng nổ, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt kinh tế. Tuy nhiên, Shopee lại có thể biến từ nguy cơ trở thành cơ hội lớn cho mình trong tính trạng đó. Trong khi các doanh nghiệp khác gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh các chiến lược marketing của mình thì Shopee lại hoàn toàn ngược lại. Tận dụng việc thời gian việc dùng app của người tiêu dùng tăng 40% trong thời gian đại dịch diễn ra, cùng với những quyết định giãn cách xã hội. Shopee đã chớp ngay một cơ hội “siêu to, khổng lồ” cho mình với việc chuyển bại thành thắng.
Chiến lược marketing của Shopee trong mùa dịch chưa bao giờ được giữ nguyên theo một khuôn mẫu. Tại tất cả các thị trường, hãng đã triển khai chiến dịch “Shopee from home” để giúp người tiêu dùng có thể tìm kiếm và mua sắm bất kỳ sản phẩm cần thiết nào ngay trên sàn thương mại điện tử này. Điển hình như tại Việt Nam, trước đó trên Shopee không hề có các mặt hàng thực phẩm. Nhưng trong thời điểm dịch bệnh diễn ra thì những mặt hàng này đã xuất hiện, đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo về sức khỏe, an toàn.
Ngoài ra, trong thời gian này Shopee không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để hỗ trợ tối ưu nhất cho người dùng có thể cập nhật, theo dõi thông tin cần thiết một cách nhanh chóng. Họ luôn đảm bảo việc hỗ trợ từ người bán hàng cá nhân cho đến các đối tác là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhờ những chính sách, quyết định này mà Shopee không chỉ vượt qua được những khó khăn, khủng hoảng trong thời gian dịch bệnh mà còn tối ưu doanh thu cho mình một cách hiệu quả.
So sánh chiến lược marketing của Shopee và Lazada
Được coi là “kỳ phùng địch thủ” của nhau, nên ngay cả trong việc so sánh chiến lược marketing của Shopee và Lazada cũng trở thành một chủ đề được nhiều người quan tâm. Cả hai đều có những chiến lược, định hướng riêng để khai thác được tối ưu nhất các giá trị quan mong muốn của mình. Mỗi bên đều có những lợi thế riêng biệt, trở thành yếu tố cạnh tranh chủ chốt trước các đối thủ. Đương nhiên, thật khó để đánh giá rằng chiến lược marketing của bên nào tốt hơn bên nào.
Nếu để so sánh dựa trên các tiêu chí khác nhau, điển hình như vấn đề được lòng khách hàng thì Lazada lại chiếm ưu thế hơn. Nhất là trong vấn đề kiểm tra hàng hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi giao đến khách hàng. Đặc biệt, đối với những mặt hàng đồ điện tử, người tiêu dùng luôn muốn kiểm tra trước khi nhận Lazada thì cho phép nhưng Shopee thì không. Trong khi đó, Shopee lại chiếm ưu thế và giá cả và vận chuyển với những chính sách siêu hấp dẫn đã giúp thu hút khách hàng.
Trong các “trận chiến” của mình cả hai bên đều “ngang sức ngang tài”, ngay cả trong việc tổ chức các chương trình sale. Các bạn có thể thấy các chương trình sale của hai bên đều có nhiều điểm tương đồng và thậm chí là triển khai gần như cùng một thời điểm. Có lẽ, sẽ rất khó để phân biệt sự thắng thua giữa chiến lược marketing của hai đơn vị này trong một vài năm nữa. Nhưng các bạn hoàn toàn có thể nhận được rất nhiều bài học “đắt giá” từ cả hai sàn thương mại điển tử nổi tiếng này.
Trong mỗi một chiến lược marketing của Shopee đều chứa đựng những giá trị đặc biệt, trở thành những kinh nghiệm, bài học cho các đơn vị. Mỗi một sàn thương mại điện tử đều có những cách, bí quyết riêng để giành thị phần và đánh bại các đối thủ của mình. Và với Shopee, chiến lược marketing của họ chính là một “vũ khí” siêu hiệu quả.