Theo quan niệm, tháng 7 âm lịch là tháng mọi sự đều xui xẻo, chẳng hanh thông, không nên hành chuyện đại sự. Vì lý do này nên giới kinh doanh trì hoãn các giao dịch, tránh đầu tư lớn khiến tình hình buôn bán càng trở nên ế ẩm. Thật ra, mọi việc không hoàn toàn như vậy.
1. Nguồn gốc của tháng cô hồn.
Nguồn gốc tháng cô hồn theo quan niệm dân gian.
Không có ghi chép rõ ràng về việc lễ hội này bắt đầu, nhưng rất có thể nó bắt nguồn đầu tiên từ những người Hoklo từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Nhiều người Đài Loan là hậu duệ trực tiếp của những người Fujianese nhập cư vào Đài Loan vào thế kỷ 17 và 18, do đó có thể dễ dàng đưa ra giả định rằng lễ hội được tổ chức ở Đài Loan xuất phát từ phong tục của người Hoklo.
Điều quan trọng cần lưu ý là lễ hội này là một phần rất nghiêm túc của văn hóa địa phương nên có thể hiểu được rằng người dân địa phương từ lâu đã tiếp cận thời điểm này trong năm với sự lo lắng và không ít nỗi kinh hoàng. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là hàng thế kỷ kỷ niệm đã không làm gì để giảm bớt nỗi sợ hãi và khiếp sợ liên quan đến tháng ma quỷ.
Nguồn gốc tháng cô hồn theo quan niệm đạo giáo.
Dưới góc nhìn của Đạo giáo, tháng 7 âm lịch, tháng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Theo truyền thuyết cổ Trung Hoa truyền lại, từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Trong thời gian được “thả”, vong linh cõi âm sẽ tự do lang bạt khắp nhân gian và có thể mang đến nhiều điều xui xẻo, rắc rối, đen đủi cho những người trên nhân gian. Từ đó, vào tháng 7 âm lịch người ta quan niệm trên dương thế có nhiều quỷ đói quấy rối nên phải cúng cháo, gạo và muối cho chúng để tránh xui xẻo mang đến bình an cho cả gia đình.
Theo quan niệm Phật giáo.
Theo Phật giáo thì tháng cô hồn bắt nguồn từ một câu chuyện. Tương truyền, một đại đệ tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thì thấy một con ngạ quỷ (quỷ đói) người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó.
Quỷ nói: “Nếu muốn tránh thì ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên, thì ông cũng được tăng thọ”. Nghe vậy, Tôn giả A Nan Đà mang chuyện này nói với đức Phật.
Phật bèn làm một bài chú đem tụng trong lễ cúng tam bảo để cầu siêu thoát cho quỷ đói miệng lửa. Từ đó, lễ cúng được duy trì đến ngày nay, dân gian hiểu rộng ra là lễ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung.
Lâu dần thành xá tội vong nhân thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dù trước kia họ có làm chuyện sai trái cũng được tha thứ, mở lòng từ bi. Nhà Phật dạy con người không sát sinh vào ngày Rằm, mồng một, không làm điều trái, sống có phúc đức.
Nếu làm được như vậy, ai cũng được điều lành, điều tốt, tâm lý bình an chứ đạo Phật không dạy con người kiêng kỵ trong tháng Bảy. Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì những kiêng kỵ không có cơ sở mọi người nên làm điều thiện, tích đức.
Đối với Phật giáo, trong dịp lễ Vu lan, phật tử thường cầu siêu cho người đã khuất, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...
2. Tháng cô hồn mang ý nghĩa gì ?
Ý nghĩa của việc cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch xuất phát từ chữ Tâm của con người mà ra.
Người Việt cho rằng "trần sao âm vậy", mọi vật đều có linh hồn.
Kết hợp với những sự việc hàng ngày, tai nghe mắt thấy, con người có tư duy hướng thiện, nhằm an lòng người chết, bình ổn tâm hồn người sống.
Việc cúng cô hồn cũng giống như một cách để thể hiện nét đạo đức, lương thiện và nhân văn của người Việt.
Nhà nghiên cứu Sơn Nam đã mô tả việc cúng cô hồn ở bà con Nam Bộ ý chính như sau: Nhiều người dịp này bày cũng đơn giản, cũng có người cúng tươm tất hơn.
Tựu trung là vẫn có trái cây, bánh ngọt, hay gạo, muối, cơm... Người chết oan ức, vì tai nạn, vất vưởng, không được người cai quản cõi âm lưu ý dịp ấy cũng được ăn.
Sau khi cúng, đồ ăn được bố thí cho trẻ con, người khó khăn. Cũng đôi khi xảy ra tình trạng giật đồ nên được gọi đùa là "cô hồn sống".
Ở vùng Nam bộ nói riêng và các vùng đất ở Việt Nam nói chung, chịu ảnh hưởng của chiến tranh, những người chết vì bom đạn rất nhiều.
Chưa kể đến tai nạn giao thông đường bộ, đường sông, đường biển gia tăng nhanh... nên việc cúng cô hồn mang ý nghĩa an ủi vong linh của họ.
Ít ra, những người không tên không tuổi này cũng được nhắc nhở tượng trưng, “thương người như thể thương thân”.
Đứng về nghi thức mà xét, nếu những thức ăn dâng cúng cho tổ thiên, thánh thần đều là món sạch sẽ để người cúng được may mắn, phù hộ độ trì thì việc cúng cô hồn mang ý nghĩa khác.
Việc dâng cúng cho cô hồn được xem là món ăn không tốt lành, nhưng nếu vứt đi thì phí phạm.
Trẻ con nông thôn ăn những món này không sao cả vì là con của "thần nông". Ở thành thị, trẻ con ngây thơ giật đồ hàng xóm cúng cô hồn cũng không sao cả bởi chúng đều vô tội.
3. Những người kinh doanh cần kiêng điều gì.
3.1 Không sát sinh:
Trong tháng cô hồn, bạn không nên sát sinh động vật để tâm hồn được thanh tịnh hơn. Bên cạnh đó, việc ăn chay cũng được khuyến khích trong tháng 7 Âm lịch.
3.2 Tránh việc xung đột:
Tháng 7 đến, bạn hãy cố gắng kiềm chế bản thân dù có bất cứ chuyện gì xảy ra để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có với bạn bè, người thân, đồng nghiệp, khách hàng. Nếu có gặp chuyện chẳng may, cũng nên ứng xử nhã nhặn, vui vẻ để nhanh chóng giải tỏa hiềm khích.
3.3 Đi chùa cầu bình an:
Trong tháng Cô hồn, mọi người thường đi chùa để cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình và công việc làm ăn thuận lợi. Ngoài ra, khi đi chùa, bạn có thể làm công đức hoặc dọn dẹp, nhổ cỏ cùng các sư trong chùa. Làm những việc này sẽ khiến tâm hồn bạn thư thái và bình an hơn nhiều.
3.4 Làm nhiều việc thiện:
Một điều được khuyến khích trong tháng cô hồn đó chính là làm thật nhiều việc thiện. Bạn có thể thăm hỏi, tặng quà những người có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp từ thiện, hoặc giúp đỡ người thân, hàng xóm từ những việc nhỏ nhất...
3.5 Báo hiếu cha mẹ:
Trong tháng 7 này cũng có một ngày lễ vô cùng quan trọng đó là lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Đây chính là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để ở bên cha mẹ và giúp đỡ cha mẹ nhiều hơn.
3.6 Tăng chương trình quảng cáo & khuyến mại:
Tận dụng tâm lý lo lắng của người dân, giới kinh doanh nên tung ra các chương trình khuyến mại, quảng cáo lấy cảm hứng từ yếu tố tâm linh.
Cụ thể, tháng 7 lại là tháng giáp với ngày rằm Trung thu, bạn có thể lấy lý do vào ngày đó và đưa ra một số những chương trình, những chính sách khuyến mãi nhằm kích cầu người tiêu dùng như: Mua 2 tặng 1, free ship, chương trình đồng giá giờ vàng…
Cùng với đó nên tận dụng các kênh truyền thông để đẩy mạnh lượt người tiếp cận với các sản phẩm.
4. Gợi ý mặt hàng có thể kinh doanh có tháng cô hồn:
4.1 Vàng mã:
Nói đến các mặt hàng đắt khách nhất trong tháng cô hồn thì không thể quên hương hoa, vàng mã.
Không kể giới kinh doanh mà rất nhiều người dân vì lo sợ gặp phải vận xui, bị “quỷ hành” nên phải mời thầy cúng về, mua đủ tiền mã, nhà lầu xe hơi bằng giấy,… để đốt tiễn vong.
Chẳng thế mà các chủ cửa hàng bán đồ vàng mã vẫn cười tươi mặc những người khác rầu rĩ không thôi. Thậm chí có cửa hàng còn bán được vài chục triệu một ngày cũng không lạ.
Có nhiều gia đình không làm gì khác, chỉ làm vàng mã mà quanh năm không hết việc, vì nhiều người đặt quá làm không xuể.
Nếu bạn tiếp cận tốt thị trường này thì quả thực đây sẽ là nghề làm hàng “giả” hốt bạc triệu cho ý định kinh doanh trong tháng cô hồn này đấy nhé.
4.2 Đồ tâm linh trừ tà:
Tháng cô hồn được coi là tháng có nhiều ma quỷ, âm khí bao trùm, tà ma hoành hành quấy nhiễu cuộc sống của mọi người trên dương thế, khiến họ gặp nhiều xui xẻo và không thuận buồm xuôi gió trong buôn bán, dựng vợ gả chồng, làm nhà….
Vậy nên để tránh những điều xui xẻo ấy mọi người sẽ phải dùng bùa giúp xua đuổi đi những tà ma, âm khí.
Tận dụng cơ hội này, bạn có thể mở ngay gian hàng online kinh doanh các mặt hàng trừ tà, như vòng tay dâu tằm, bùa hộ mệnh, vòng đá phong thủy…
Chắc chắn bạn sẽ rất đông khách và đảm bảo đếm tiền mỏi tay luôn. Đây là ý tưởng kinh doanh trong tháng cô hồn không tồi phải không nào?.
4.3 Đồ ăn chay:
Ngoài đồ ăn mặn, bạn còn có thể làm đồ chay cũng thu hút rất nhiều khách hàng. Vì sao đồ chay lại được kinh doanh trong tháng cô hồn mà không phải các tháng khác ?
Vì theo dân gian tháng cô hồn sẽ có rất nhiều quỷ đói lang thang trên trần gian. Nếu muốn được bình an và không bị quỷ đói quấy nhiễu thì con người cần giữ tâm hồn thanh tịnh, nên ăn chay để tránh xa các điềm dữ.
Ăn chay đồng nghĩa với việc không sát sinh các động vật, giúp thân thể được thanh tịnh, và tâm tưởng thanh thản.
Với những người kiêng kỵ, họ thường ăn chay cả tháng. Vì vậy, kinh doanh trong tháng cô hồn thì đồ chay luôn rộn ràng, đắt khách.
Nếu nắm bắt cơ hội tốt, bạn cũng có thể kinh doanh đồ chay trong tháng cô hồn và buôn bán phát tài. Chỉ cần có đôi tay khéo léo cùng chút ít kinh nghiệm kinh doanh online đồ chay là bạn có thể bắt đầu ngay được rồi.
4.4 Hoa quả tươi:
Bên cạnh đồ ăn, hoa quả cũng là mặt hàng có lượng tiêu thụ nhiều vào dịp lễ Vu Lan, tất cả các mâm cúng đều có ít nhất 2 loại hoa quả nên bạn cũng có thể nhập về bán số lượng lớn.
Vì sao hoa quả lại là các mặt hàng nên kinh doanh trong tháng cô hồn? Vì trong tháng 7 sẽ có 3 ngày lễ rất lớn bao gồm Cô hồn, lễ Vu Lan và Rằm tháng 7, vì thế nhu cầu mua hoa quả làm lễ cúng của mọi người sẽ nhiều hơn bao giờ hết. Vì vậy nếu bán hoa quả chắc chắn bạn sẽ có cơ hội hốt bạc đấy.
Các loại hoa quả, bánh trái thường được dùng để cúng bái, vào thời điểm này đều nâng giá lên ít nhất 20% vì lý do… cháy hàng. Không chỉ mua làm đồ cúng mà tháng cô hồn còn là tháng ăn chay để xá tội vong nhân nên nhiều người còn mua hoa quả chế biến thành các món chay ăn cho thanh tịnh. Vì vậy, công việc của bạn là đi tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của các loại của quả và tìm cách tư vấn phù hợp cho khách hàng, giúp mọi người ăn đồ chay mà vẫn đảm bảo sức khỏe, năng lượng và nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
4.5 Đồ quần áo phật tử:
Không chỉ là bán quần áo cho các vị tăng ni chùa chiền, mà bạn còn bán quần áo phục vụ cho những người có nhu cầu mặc quần áo phật tử trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu.
Vào dịp này hàng năm, mọi người từ khắp mọi miền quê lại đổ về các chùa chiền, ai cũng nghiêm trang và thanh thoát trong bộ quần áo phật tử, tham dự các nghi lễ Vu Lan, tìm hiểu các nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ.
Với các con trẻ, mỗi người sẽ mặc một bộ quần áo phật tử, cài bông hồng trên ngực áo,quỳ xuống rửa chân báo hiếu đấng sinh thành. Và đó chính là cơ hội để bạn hốt bạc nhờ bán những bộ quần áo phật tử trong tháng cô hồn này đấy.
Trên đây, là một số kiến thức bổ ích và một số gợi ý kinh doanh của TUHA về tháng cô hồn. Nếu bạn đang có dự định buôn bán trong tháng 7 âm này thì hãy chọn lọc và tìm ra những phương thức kinh doanh phù hợp cho riêng. Hy vọng nó thực sự hữu ích dành cho quý độc giả. Và đừng quên tham khảo phần mềm quản lý bán hàng online TUHA (dùng thử miễn phí trong 7 ngày) để công việc kinh doanh online của bạn đạt hiệu suất cao hơn nhé.