Nắm bắt được các tuyệt chiêu tiếp thị bán hàng sẽ luôn luôn giúp bạn kinh doanh một cách hiệu quả, thành công hơn rất nhiều. Nhất là đối với thị trường siêu cạnh tranh như hiện nay, nếu chỉ marketing hay bán hàng với những nguyên tắc thông thường thì rất khó tạo nên sự đột phá về mặt doanh số.
Cùng với đó, chúng ta cũng không thể khai thác được những giá trị mang đến lợi ích cao cho doanh nghiệp, công ty của mình. Vì vậy, đừng bỏ những tuyệt chiêu siêu đỉnh của chúng tôi dưới đây để “thăng hạng” cách tiếp thị bán hàng của mình ngay nhé.
Tiếp thị bán hàng là gì?
“Tiếp thị bán hàng là gì?” là một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều từ bạn đọc liên qua trực tiếp đến chủ đề của bài này hôm nay. Thông thường hoạt động tiếp thị và bán hàng sẽ phân tích một cách độc lập. Dù kết quả, hoạt động của hai sẽ tạo nên những ảnh hưởng qua lại, nhưng trong một doanh nghiệp thì nhiệm vụ sẽ là hai đội nhóm – phòng bàn khác nhau đảm nhận. Vì vậy, với thuật ngữ tiếp thị bán hàng khi được đề cập đến sẽ khiến nhiều bạn cảm thấy khó hiểu.
Hiểu một cách đơn giản nhất, tiếp thị bán hàng là một sự kết hợp marketing và bán hàng thay vì tách riêng chúng ra. Trong tiếp Anh nó còn được gọi là Sale Marketing, như vậy nó chính là hoạt động bán hàng thông qua việc tiếp thị thị trường. Ngoài ra, nó còn thể hiện cho mối quan hệ giữa tiếp thị và bán hàng trong hoạt động kinh doanh của mọi đơn vị. Do thông thường, hai hoạt động này tách rời nên rất dễ xảy ra xung đột dẫn đến kết quả chung cuối cùng không được đảm bảo.
Vì vậy, việc kết hợp giữa hai nhiệm vụ sẽ giúp đảm bảo kết quả cuối cùng đạt được đúng mục tiêu như mong đợi. Điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn quyết định cả sự phát triển, vị thế và cả sự tồn – vong của cả một đơn vị. Đương nhiên, đối với những đảm nhận vị trí công việc này cũng sẽ là một thử thách rất lớn. Nhất là khi đang có nhiều doanh nghiệp, công ty chuyển hướng sang hình thức bán hàng có phần đặc biệt này.
Điểm giống và khác giữa tiếp thị bán hàng với bán hàng
Trong những năm gần đây, tiếp thị bán hàng là phương pháp đang nhận được rất nhiều đánh giá cao và được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa tiếp thị bán hàng với bán hàng theo phương pháp thông thường. Điều này sẽ gây không ít khó khăn trong quá trình triển khai, khi bạn đã hiểu sai thì đương nhiên sẽ không thể xác định đúng các phương pháp, cách thức để mình đạt được các mục tiêu như mong muốn.
Như đã nói ở trên, tiếp thị bán hàng là sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ là marketing và sale. Vì vậy, điểm giống nhau giữa tiếp thị bán hàng và bán hàng thông thường chính là các hoạt động bán hàng, mục tiêu về doanh số vẫn sẽ tương đương. Bởi về bản chất thì dù bạn bán hàng thông qua việc tiếp thị thị trường hay không thì mục đích cuối cùng vẫn sẽ là doanh số, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng sự hài lòng của họ với sản phẩm, dịch vụ của mình.
Còn đối với điểm khác nhau thì giữa hai thuật ngữ này luôn rất rõ ràng, bán hàng thông thường sẽ là quá trình dự đoán, xác định, thuyết phục và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhưng với tiếp thị bán hàng thì bạn sẽ phải làm nhiều hơn, bởi điểm ban đầu của nó là việc nghiên cứu thị trường, phân tích và phát triển nhu cầu của khách hàng. Cùng với đó, mục tiêu của tiếp thị bán hàng bao giờ cũng dài hạn hơn bán hàng thông thường và đồng thời sẽ tập trung vào lợi nhuận chứ không chỉ riêng doanh số.
Cách lập kế hoạch tiếp thị bán hàng đúng chuẩn
Kế hoạch tiếp thị bán hàng chính là “chìa khóa” quyết định đến sự thành công đối với chiến lược kinh doanh tổng thể. Nhất là khi doanh nghiệp tung một sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào một thị phần mới. Hơn thế, đây là bản kế hoạch có phần đặc biệt hơn bởi bạn sẽ phải kết hợp hai nhiệm vụ sao cho thực sự hài hòa nhất. Nếu không sẽ rất dễ xảy ra xung đột, không xác định và phân bổ được các nguồn lực một cách hài hòa.
Hơn thế, lập kế hoạch tiếp thị bán hàng không phải chỉ cần ngồi yên một chỗ rồi vạch ra một “mớ” lý thuyết mà bạn cho là sẽ hiệu quả. Mà đó phải là kết quả của cả một quá trình phân tích, nghiên cứu, khảo sát, thử nghiệm,… từ thực tế thị trường. Đồng thời đánh giá dựa trên khả năng, nguồn lực thực tế của doanh nghiệp. Một bản kế hoạch tiếp thị bán hàng đạt chuẩn sẽ phải nêu ra được rõ các đầu mục công việc, mục tiêu, phương pháp, cách thức,… Vậy hãy cùng chúng tôi điểm qua 7 bước để hoàn thiện cho mình một kế hoạch tiếp thị bán hàng “chuẩn không cần chỉnh” nhé.
• Bước 1: Xác định mục tiêu chính cho kế hoạch
• Bước 2: Xây dựng chiến lược tiếp thị
• Bước 3: Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
• Bước 4: Xây dựng kế hoạch nội dung
• Bước 5: Xác định kênh marketing phù hợp
• Bước 6: Triển khai kế hoạch tiếp thị bán hàng
• Bước 7: Đo lường hiệu quả
Tuyệt chiêu tiếp thị bán hàng khiến khách hàng không thể từ chối
Hiểu rõ đâu là điều khách hàng mong muốn
Muốn tiếp thị bán hàng thành công thì bạn luôn cần phải hiểu rõ đâu là điều khách hàng mong muốn là gì. Một sai lầm mà nhiều nhân viên tiếp thị bán hàng thường mặc phải là nói quá nhiều về sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhưng lại không đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn để xem nhu cầu, mong muốn và những điều mà khách hàng thực sự quan tâm. Muốn bán được sản phẩm, thu hút được sự quan tâm của khách hàng bạn nên chuyển hướng về điều này nhiều hơn. Hơn thế, từ chính việc nghiên cứu nhu cầu, mong muốn của khách hàng bạn cũng biết được cách nên nội dung sao cho chuẩn và hiệu quả hơn.
Tìm kiếm đúng khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng là nhóm người tiêu dùng được các doanh nghiệp tập trung hướng đến trong các chiến lược, kế hoạch tiếp thị bán hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều người lại xác định không đúng tệp khách hàng tiềm năng của mình. Trong khi đó, trên thị trường lại có vô số người tiêu dùng và chắc chắn không phải tất cả mọi người đều sẽ là khách hàng tiềm năng mà bạn muốn tiếp thị bán hàng sản phẩm, dịch vụ của mình. Một sự gợi ý cho bạn là khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng hãy cân nhắc đến khả năng tài chính của họ. Nhưng người có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ của bạn mới là những vị khách có tiềm năng lớn.
Cho khách hàng thấy sự ưu việt của sản phẩm
Để tồn tại trong một thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay, sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể bị đào thải bất cứ lúc nào. Ngay cả khi nó rất tốt nhưng lại không được khách hàng biết đến, biết nó tốt như thế nào thì cũng bị loại ra khỏi danh sách mua sắm của họ. Vì vậy, muốn tiếp thị bán hàng thành công thì bạn cần cho khách hàng thấy sự ưu việt của sản phẩm. Nhất là những điều bạn tốt hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình, đây có sẽ là lý do có khả năng thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng nhất.
Chú trọng thiết lập mạng lưới quan hệ
Có thể bạn chưa biết, hơn 80% doanh thu tiếp thị bán hàng của nhiều đơn vị đến từ chính mạng lưới quan hệ của các cá nhân các nhà quản lý, nhân viên. Đặc biệt, nếu bạn tăng được sự hài lòng của khách hàng nên thì họ cũng sẵn sàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà không cần bất kỳ một lợi ích nào. Đây cũng là một cách thiết lập và mở rộng mạng lưới quan hệ đang được rất nhiều đơn vị triển khai. Bởi lúc này, bạn không chỉ là bán được một sản phẩm mà còn mở rộng thêm được rất nhiều khách hàng tiềm năng. Nhiệm vụ bạn cần làm là chú trọng hơn trong việc xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng của mình.
Trực tiếp tìm đến khách hàng
Phần lớn khi tiếp thị thông thường, chúng ta chỉ tập trung đẩy mạnh vào việc quảng bá, truyền thông các nội dung, hình ảnh hay video để tác động vào tâm lý của khách hàng. Nhưng khi tiếp thị bán hàng bạn nên thay đổi điều này, hãy trực tiếp tìm đến khách hàng của mình thay vì chỉ tương tác theo một chiều. Tiếp xúc trực tiếp hoặc gọi điện cho khách hàng sẽ giúp bạn khai thác được nhiều thông tin giá trị hơn. Cùng với đó, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, việc chỉ chăm chăm vào các quảng cáo còn khiến bạn tiêu tốn một khoản tiền không hề nhỏ chút nào.
Tương tác thường xuyên để lắng nghe khách hàng chia sẻ
Bạn muốn hiểu rõ hơn khách hàng tiềm năng của mình? Vậy thì hãy chăm chăm tương tác để lắng nghe họ một cách sâu sắc. Ngay cả khi họ phản hồi cho bạn những thông tin có phần tiêu cực, kèm theo một thái độ không mấy thân thiện. Lắng nghe bao giờ cũng là kỹ năng cần thiết đối với một nhân viên tiếp thị bán hàng, nó đồng nghĩa với khả năng thấu hiểu và nhận định vấn đề của bạn. Hơn thế, bạn cũng đừng trả lời theo một khuôn mẫu, kịch bản nhất định. Hãy tạo nên một sự tương tác, cuộc hội thoại tự nhiên và mang đến nhiều thông tin giá trị nhất cho cả hai bên.
Những tố chất cần có của nhân viên tiếp thị bán hàng
Nhân viên tiếp thị bán hàng đang là vị trí có nhu cầu tuyển dụng rất cao, hơn thế còn được các doanh nghiệp coi trọng. Tuy nhiên, như đã đề cập đến ngay ở phần đầu tiên nhưng người đảm nhận vị trí công việc này ngoài kinh nghiệm, kỹ năng yêu cầu ra thì cần phải có bản lĩnh thực sự. Bởi những thách thức mà bạn phải đối mặt là không ít chút nào, nhưng đây lại công việc có rất nhiều cơ hội để phát triển tốt cho bản thân của mỗi người.
Cũng có người từng ví rằng, nhân viên tiếp thị bán hàng cũng giống người đi câu. Đi câu luôn đòi hỏi chúng ta phải có tính kiên nhẫn, sự tập trung cao độ, dù việc ngồi chờ đợi có nhàm chán, đơn điệu đến đâu đi chăng nữa nếu bỏ cuộc sớm thì bạn sẽ không có một con cá nào dành cho mình. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hơn bao giờ hết mỗi một nhân viên tiếp thị bán hàng lại càng phải nỗ lực hơn nữa. Ngoài những lý thuyết, kiến thức bạn đã được đào tạo, học tập được thì cần phải có cả những tố chất dưới đây:
• Lòng đam mê mãnh liệt và khát khao chứng minh khả năng của bản thân mình.
• Luôn làm việc với một tinh thần lạc quan, trách nhiệm và thái độ tích cực.
• Dám vượt qua các rào cản, thước đo, khuôn mẫu để theo đuổi những tiêu chuẩn, kết quả tốt hơn, cao hơn.
• Có được sự uy tín thể hiện qua từng lời nói, hành động.
• Quan tâm thực sự và cảm thông sâu sắc với mọi người.
Với những tuyệt chiêu tiếp thị bán hàng siêu đỉnh trên đây hoàn toàn có thể giúp bạn cải thiện được kết quả, hiệu suất công việc của mình một cách vượt trội hơn. Quan trọng, những điều này còn liên quan trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như giá trị thương hiệu. Kèm theo đó, hãy xây dựng cho mình một bản kế hoạch thực sự chi tiết dựa trên những data được nghiên cứu, phân tích chuyên sâu trên thực tế. Chúc bạn sẽ thành công!