Tiếp nối thành công của những năm trước, mua hàng online vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo và nổi bật của năm nay và thậm chí là nhiều năm tiếp theo. Ngay cả khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát ổn định, chúng ta bước vào giai đoạn bình thường mới.
Mua sắm online dần trở thành một thói quen tiêu dùng ưu chuộng của nhiều người. Nhưng đứng trước những sự thay đổi của thị trường, bao gồm cả hành vi mua sắm của người tiêu dùng, tới đây xu hướng mua hàng online sẽ có những sự khác biệt nhất định. Theo đó sẽ có 4 xu hướng được dự báo là “lên ngôi” trong thời gian tới mà chúng ta không nên bỏ qua.
Thực trạng mua sắm online hiện nay
Những năm gần đây, không khó để nhận ra mua hàng online hay còn được gọi là mua hàng trực tuyến ngày càng “bùng nổ” trong kỷ nguyên số 4.0 của chúng ta. Thậm chí, nó còn trở thành một “cú hích” giúp ngành thương mại điện tử đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu như ở các quốc gia phát triển khác, shopping online đã trở thành một điều quá đỗi quen thuộc. Thậm chí, nó đã là hình thức tiêu dùng chú chốt mà cả người bán lẫn người mua đều đã mặc định trở thành điều kiện tiên quyết thì tại thị trường Việt lại có vẻ “chậm chân” hơn chút.
Tuy nhiên, điều này đã được thay đổi kể từ sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Thực trang mua sắm online hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều điểm khác biệt chỉ trong hơn 2 năm trở lại đây. Tốc độ phát triển nhanh chóng, hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi rất nhiều,… Theo đó, tỷ lệ người tiêu dùng (tính trên số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam) tham gia vào mua sắm online đã tăng từ 77% lên đến 88% chỉ trong một năm duy nhất, là từ 2019 đến 2022. Tỷ lệ mua sắm online này hiện nay còn cao hơn rất nhiều, điều này được lý giải nguyên nhân đến từ những lệnh giãn cách, hạn chế ra đường, tiếp xúc đám đông để đảm bảo an toàn sức khỏe trước dịch bệnh.
Bắt kịp nhu cầu mua sắm online của giới trẻ và sự mở rộng của nhóm khách hàng tiêu dùng trung niên, hàng loạt các sàn thương mại điện tử, các shop đã chuyển hướng kinh doanh nhanh chóng và không ngừng cải tiến các hình thức mua sắm, thanh toán cho đến vận chuyển. Không chỉ các sàn thương mại điện tử, xu hướng mua hàng online nói chung và xu hướng mua hàng online của giới trẻ hiện nay ở nước ta còn phổ biến trên cả những trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram. Cùng với đó, sự phát triển của các nền tảng công nghệ số và sự tham gia cả các đơn vị về kỹ thuật số, thanh toán trực tuyến,… đã thiết lập nên một cơ sở hạ tầng đầy chắc chắn để xu hướng mua hàng online ngày càng phát triển vững mạnh.
Thói quen mua sắm online của người Việt
Có một điều không thể phủ nhận được rằng tỷ lệ mua sắm online tại thị trường Việt gia tăng nhanh chóng ở thời điểm hiện tại, chính là do những ảnh hưởng rõ rệt của đại dịch Covid-19. Trước kia, hình thức này dù đã xuất hiện và không ngừng phát triển. Nhưng do thói quen tiêu dùng “mua tận nơi, xem tận chỗ” đã “ngấm” quá lâu nên việc thay đổi hành vi tiêu dùng của người Việt luôn là thách thức lớn đối với mọi doanh nghiệp, công ty khi phát triển theo hướng này. Khi nói đến hoạt động mua sắm online, thì người tiêu dùng ở các nước phát triển đã hình thành nên những thói quen từ rất lâu trước đó.
Hơn thế, với mức sống, đặc điểm về văn hóa, tiêu chuẩn hàng hóa,… nên sẽ tác động không nhỏ đến thói quen tiêu dùng online của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau. Đối với thị trường Việt thì những điều trên cũng sẽ tác động đến điều này. Thói quen mua sắm online của người Việt được phát triển từ thói quen mua sắm truyền thống trước đây. Nên sẽ không ít điều bạn sẽ cảm thấy vừa quen vừa mới, theo đó dù đã có rất nhiều sự thay đổi nhưng khi mua sắm online người tiêu dùng Việt vẫn giữ tâm lý lo lắng, bất an và nghi ngờ về chất lượng hàng hóa khi không được kiểm chứng từ trước.
Phần lớn, việc mua sắm online mới chỉ phổ biến ở giới trẻ - những người có sự nhanh nhạy về mặt công nghệ, thông tin. Còn đối với những người tiêu dùng lớn tuổi hơn thì vẫn quen thuộc với cách mua sắm trực tiếp. Tiếp đến, phần lớn các mặt hàng được tiến hành giao dịch online đều có giá trị trung bình trở xuống. Với người Việt, mua hàng online không đủ đảm bảo an toàn cho những sản phẩm cao cấp, giá thành đắt đỏ. Ngoài ra, khi mua sắm online người Việt rất để tâm đến các vấn đề liên quan đến vận chuyển, đặc biệt là chi phí và thời gian vận chuyển.
Lợi ích và hạn chế khi mua hàng online
Mua hàng online đang “thống trị” rất nhiều thị trường và trở thành một xu hướng tiêu dùng hàng đầu với sự ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của các quốc gia. Đối với cả người bán lẫn người mua, xu hướng này đều đang tác động đến công việc và cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Trước kia, muốn bán hàng thì cần phải có cửa hàng rồi đi kèm là những vật dụng, thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh. Còn muốn mua hàng thì phải đến các khu chợ, trung tâm thương mại hay các địa điểm bán hàng để tìm kiếm, tiến hành giao dịch.
Nhưng ngày nay, mọi thứ đều đã được thay đổi chỉ cần có một chiếc máy tính hay smart phone kết nối Internet là bạn có thể thoải mái bán hàng hay mua sắm một cách nhanh chóng và tiện dụng. Mọi rào cản về không gian, khoảng cách đều được rút ngắn với xu hướng kinh doanh – mua sắm online. Đứng trên khía cạnh của người tiêu dùng, shopping online tuy rằng mang đến không ít những lợi ích thiết thực nhưng cũng có những mặt hạn chế nhất định.
+ Lợi ích khi mua hàng online:
• Tiết kiệm thời gian
• Linh hoạt khi mua sắm
• Dễ dàng so sánh giá cả giữa cả cửa hàng
• Mua sắm mọi lúc, mọi nơi
• Tiếp cận các cửa hàng ở xa dễ dàng
• Cá nhân hóa việc mua sắm nhanh chóng
• Chủ động về mặt thời gian
• Tránh khỏi những phiền phức khó chịu khi mua sắm trực tiếp
• Chủ động, an toàn trong mọi tình huống
+ Hạn chế khi mua hàng online:
• Khó kiểm định chất lượng hàng hóa
• Phải chờ đợi việc vận chuyển hàng hóa
• Không có đủ thông tin để đưa ra quyết định mua hàng chắc chắn
• Có khả năng bị rơi vào các trường hợp lừa đảo
• Đơn hàng có thể bị xử lý sai khi vận chuyển đến
Các xu hướng mua hàng online sẽ “lên ngôi” trong thời gian tới
Mua sắm online dù có những mặt hạn chế nhất định, nhưng nó vẫn là sự lựa chọn đầy lý tưởng với nhiều người. Đặc biệt, với giới trẻ thì những hạn chế này không đủ sức để lấn át đi những lợi ích mà họ nhận được khi mua sắm với hình thức này. Theo thời gian, trước những sự thay đổi của thị trường thì mua sắm online sẽ có những khác biệt nhất định về xu hướng chủ đạo. Điển hình, trong thời gian sắp tới sẽ có 4 xu hướng mua hàng online “bao chùm” đến.
Kết hợp đa kênh trong quá trình mua sắm online
Không chỉ các doanh nghiệp, công ty quan tâm đến việc phát triển đa kênh trong mô hình kinh doanh online của mình, mà ngay cả người tiêu dùng cũng chú trọng đến điều này. Thay vì chỉ xem xét các sản phẩm, thương hiệu trên một kênh duy nhất là website riêng hay sàn thương mại điện tử thì người tiêu dùng còn mở rộng sự tìm kiếm của mình trên nhiều kênh, nền tảng cùng lúc. Ví dụ, khi muốn mua sản phẩm tại cửa hàng A dù đang trải nghiệm trực tiếp trên website của họ. Nhưng sau đó, nhiều bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu trên cả Fanpage, shop của địa chỉ này trên sàn thương mại điên tử (nếu có).
Qua đó, họ muốn biết xem các sản phẩm của cửa hàng này được đánh giá như thế nào trên những kênh khác. Bởi có thể những thông tin trực tiếp trên website của của hàng không đủ mang tính chất khách quan, để khách hàng của thể tin tưởng. Cùng với đó, xu hướng này còn đề cập đến thói quen kết hợp kênh mua sắm trực tuyến với truyền thống. Tức là không trải nghiệm mua hàng online chỉ dựa trên duy nhất một kênh.
Chi tiêu thoải mái hơn nhờ ưu đãi và giải trí kết hợp
Đây chính là xu hướng đang ảnh hưởng đến tâm lý mua sắm của người tiêu dùng online rất nhiều và điều này thì xuất phát từ các sàn thương mại điện tử. Để thu hút người tiêu dùng, kích cầu mua sắm các sàn thương mại điện tử liên tục đưa ra các chưa trình ưu đãi hấp dẫn. Cùng với đó, để nâng cao trải nghiệm mua sắm các nền tảng này còn kết hợp cả các trò chơi giải trí, mang đến những giây phút mua sắm online thú vị nhất.
Các chương trình mua sắm, ưu đãi kết hợp giải trí chính là xu hướng được khách hàng quan tâm. Tuy nhiên, điều này cũng trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, công ty. Trong xu hướng mua hàng online này bạn không chỉ cần chú trọng về mặt sản phẩm, dịch vụ mà còn phải cố gắng mang đến những trải nghiệm tốt nhất.
Xu hướng đi chợ mạng
Nếu như trước kia, xu hướng mua hàng online chỉ thực sự “phất” ở một số mặt hàng nhất định như quần áo, phụ kiện thời trang, đồ gia dụng,… thì sắp tới xu hướng đi chợ mạng sẽ “lên ngôi” một cách nhanh chóng. Hầu hết các mặt hàng thiết yếu, đồ ăn, thực phẩm để có thể dễ dàng tìm kiếm trên các website, sàn thương mại điện tử hay đơn giản là các “cửa hàng online” trên mạng xã hội của các cá nhân.
Điều này thực sự là một xu hướng ấn tượng, bởi trước kia đối với các mặt hàng như đồ ăn, thực phẩm tươi sống thì chắc chắn số đông sẽ lựa chọn việc mua sắm trực tiếp tại các khu chợ hay các địa điểm bán hàng khác. Nhưng từ sau ảnh hưởng của dịch bệnh, đi chợ mạng trở thành phương án tối ưu nhất. Vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm, sử dụng vừa đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe.
Thanh toán hóa đơn trả sau
Dù thanh toán hóa đơn trả sau đã không còn là điều quá mới mẻ, nhưng đây vẫn là xu hướng mua hàng online tiếp tục “giữ ngôi” trong thời gian tới. Khi việc mua sắm online không được kiểm định chất lượng sản phẩm từ trước, thì điều này giống như một sự đảm bảo về lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng chính về xu hướng này cũng mang đến nhiều rắc rối cho người bán hàng. Đã có không ít trường hợp vì là lựa chọn thanh toán hóa đơn trả sau hay còn gọi là ship COD, đã “bùng hàng” với những lý do rất “hài hước”.
Dù thực tế, sản phẩm không hề có bất kỳ vấn đề gì, mọi thứ đều rất đảm bảo. Lợi ích cho người mua nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về vấn đề “bùng hàng” đối với người bán. Nhưng nhìn chung, xu hướng này vẫn sẽ chi phối đối hoạt động shopping online rất nhiều. Và với người tiêu dùng thì đương nhiên họ sẽ lựa chọn điều sẽ mang lại lợi ích cho mình nhiều hơn.
Bí quyết giúp bạn trở thành người mua hàng online thông thái
Shopping online mang đến rất nhiều “điểm cộng” cho người tiêu dùng, nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Chính những điều này đã khiến chúng ta phải e ngại khi đưa ra các quyết định mua hàng online. Chưa kể, từ trước đến nay cũng đã có không ít những trường hợp mua hàng trực tuyến bị lừa đảo, mất trắng tiền hay “nhẹ” hơn là hàng hóa không giống hình ảnh, thông tin được cung cấp trước đấy.
Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn hay bạn bè, người thân của bạn bị “dắt mũi” khi mua hàng online. Vì vậy, hãy trở thành người mua hàng online thông thái chỉ với những bí quyết sau đây của chúng tôi.
• So sánh giá, chất lượng ở nhiều cửa hàng, nguồn khác nhau.
• Chọn địa chỉ mua sắm online uy tín, nhận được nhiều đánh giá cao.
• Sử dụng phương thức thanh toán có các biện pháp bảo vệ người mua.
• Săn sale, khuyến mãi, voucher khi mua sắm.
• Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
• Đọc kỹ chính sách mua sắm trực tuyến.
Trong thời đại tiêu dùng số, các xu hướng mua hàng online đang tác động đến đời sống của chúng ta rất nhiều. Không chỉ các mặt hàng tiêu dùng thông thường, ngay cả việc đặt các tour du lịch, mua dịch vụ cũng được tiến hành thông qua hình thức rất nhiều. Dù là người bán hay người mua online, trong thời gian tới hãy đặt sự quan tâm của mình hiều hơn đến 4 xu hướng mà chúng tôi đã đề cập đến trong bài ngày hôm nay nhé.