Từng tổ chức rất nhiều buổi nói chuyện định hướng cho sấp nhỏ, tui thấy cứ 10 em thì đến 9 em muốn sau này mở doanh nghiệp riêng hoặc buôn bán gì đó; chỉ có 1 em muốn trở thành quản lý cấp cao cho các công ty đa quốc gia vì nhìn có vẻ oách.Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi bản chất của con người là muốn tự do, không muốn bị thao túng bởi bất kỳ ai. Và trong tâm...
DÀNH CHO START-UP, CÔNG TY VỪA VÀ NHỎ.
------------------------------------------------
Từng tổ chức rất nhiều buổi nói chuyện định hướng cho sấp nhỏ, tui thấy cứ 10 em thì đến 9 em muốn sau này mở doanh nghiệp riêng hoặc buôn bán gì đó; chỉ có 1 em muốn trở thành quản lý cấp cao cho các công ty đa quốc gia vì nhìn có vẻ oách.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi bản chất của con người là muốn tự do, không muốn bị thao túng bởi bất kỳ ai.
Và trong tâm lý các em nhỏ thì chỉ có tự làm riêng mới không bị quản thúc.
Đây chính là thứ chúng ta có thể sử dụng để giữ nhân viên ở lại với mình khi chưa có đủ nguồn lực để tạo ra chính sách hấp dẫn.
Ủa ủa, kỳ vậy. Sấp nhỏ đã muốn làm chủ thì sao giữ chân lại được ? Muốn làm chủ là một chuyện, nhưng làm thế nào để làm chủ với ít rủi ro nhất lại là chuyện khác, vì đâu ai muốn mở công ty để rồi phá sản.
Vậy nên các em rất khao khát có người chỉ dẫn từng bước trước khi bước chân ra ngoài tự lập. Điều gì xảy ra nếu CEO chính là người Mentor đó ?
Khi được CEO thực tâm chia sẻ bức tranh lớn hơn về cách điều hành doanh nghiệp, chính các em sẽ thấy rằng bản thân còn thiếu quá nhiều thứ.
Các em không chỉ phải làm chuyên môn tốt, mà còn phải học vô vàn kỹ năng khác từ tuyển dụng, quản lý công việc, quản lý và phát triển đội ngũ,....
Tất nhiên để làm tốt những việc này thì không phải chỉ có lý thuyết mà còn bằng trải nghiệm thực tế nữa.
Điều này đồng nghĩa với việc để giỏi những kỹ năng liên quan đến điều hành, các em phải nỗ lực để lên vị trí sếp, sau đó lại tiếp tục nỗ lực để làm một người sếp thành công thì mới ra riêng được. Lộ trình này tối thiểu mất ít nhất 3 năm.
Nói cách khác nếu CEO đủ giỏi và làm sấp nhỏ phục sát đất vì năng lực của mình, tự động các em không muốn lìa xa. Với tâm thế làm việc vì một tương lai làm chủ, các em bắt đầu làm thuê theo cách chủ doanh nghiệp độc lập. Rõ ràng là công ty hưởng lợi với cách làm việc này.
Tuy nhiên: KHÔNG PHẢI CEO NÀO CŨNG NGHĨ THOÁNG NHƯ VẬY.
Tụi nó học nghề xong, ra mở công ty có dịch vụ y chang rồi cướp mất khách sao ?
Lo lắng này cho thấy công ty đang không có lợi thế cạnh tranh so với các công ty trên thị trường. Mà không có lợi thế cạnh tranh thì trước sau gì cũng chết, chả cần đợi tới lúc bị cướp khách.
Thứ hai, chẳng khách hàng nào muốn bỏ đi nếu rất hài lòng với sản phẩm, dịch vụ công ty. Họ bỏ đi vì công ty đó tệ, hoặc hồi giờ chỉ biết có mỗi đứa Sales làm việc trực tiếp với mình.
Điều này cho thấy công ty không có hệ thống nên không thể quản lý khách hàng chuyên nghiệp.
Khi công ty có lợi thế cạnh tranh, có hệ thống quản lý tốt thì đây chỉ là lo hão vì nhân viên không cách nào lấy khách hàng đi được. Chưa kể tỉ lệ nhân viên có giá trị cốt lõi xấu đến mức ăn cháo đá bát vậy rất ít. Nhân viên chỉ quay lại nói xấu hay phá hoại công ty khi họ phải ra đi trong uất ức.
Đào tạo nửa chừng nó nhảy qua công ty khác thì sao ?
Điều này cho thấy năng lực của CEO chưa tới và làm cho nhân viên cảm thấy không còn gì để học nữa. Đứa đã có chí làm chủ thật và đang hưởng lợi từ kiến thức của sếp chả bao giờ ra đi vì lương.
Những em ra đi chỉ vì lương thường không có mục tiêu làm chủ (Trừ trường hợp đối thủ trả cao quá, các em bị cám dỗ không cưỡng lại nổi)
Không suy nghĩ đủ thoáng dẫn đến một loạt hành vi không tốt phía sau của các sếp đối với nhân viên. Đây cũng là lý do hầu hết nhân viên không dám nói thật động cơ làm việc với sếp vì sợ trù dập, sợ bị đuổi việc. Khi thu nhập không được thỏa mãn, mà ước mơ cũng không được ủng hộ, tất nhiên các em sẽ làm việc đúng kiểu tư duy làm thuê. Trả bao nhiêu thì tui làm bấy nhiêu, tăng ca vui lòng tính tiền. Cả hai đều mất.
Và cũng vì tư duy cục bộ, không nghĩ thoáng, không dám cho đi trước thì làm sao chủ doanh nghiệp có thể kỳ vọng nhân viên cống hiến hết mình cho công ty được.
Những chương trình huấn luyện nội bộ với mục tiêu "Xây dựng tinh thần làm chủ" hoàn toàn vô nghĩa khi nhân viên chả thấy mình được làm chủ chỗ nào và Sếp chỉ nói mồm. (Một vài em cả tin khai thật với sếp “không có tư duy thoáng” về ước mơ làm chủ của mình sau khi tham gia chương trình “Tư duy làm chủ” đã bị dập tơi bời. Bảo sao cứ hỏi là các em câm như hến)
KHÔNG PHẢI CEO NÀO CŨNG CÓ NĂNG LỰC HUẤN LUYỆN.
Hầu hết chủ doanh nghiệp VN đang làm việc theo bản năng và thiếu rất nhiều kiến thức nền tảng để vận hành doanh nghiệp.
Chính họ còn không vững thì làm sao nhân viên tin rằng họ có thể giúp mình làm chủ thành công.
Một số khác thì thực thi rất tốt nhưng lại thiếu năng lực huấn luyện, thế là cũng xôi hỏng bỏng không dù có tư duy thoáng.
Vậy nên Kỹ Năng Huấn Luyện và Phát Triển Đội Ngũ là thứ bất kỳ CEO nào cũng cần phải có. Đừng ỷ lại HR.
GIỮ NHÂN VIÊN ĐÚNG CÁCH.
Nghe tới chữ “Giữ nhân viên” nhiều người chỉ suy nghĩ ở khía cạnh là nhân viên đó vẫn phải làm việc cho công ty.
Trên thực tế đến lúc nhân viên phải đi thì hãy để cho đi nhưng biến người ra đi thành đối tác, thành vệ tinh, thành nhà cung cấp nếu có thể chứ không phải biến họ thành kẻ thù. Giữ nhân viên còn ở khía cạnh này nữa. Theo cách này cả hai cùng có lợi.
- Tại sao nhân viên cũ vẫn hú hí với Phong thường xuyên ?
- Tại sao sấp nhỏ gặp Phong không tránh mặt hay khó chịu ?
- Tại sao có kèo thơm lại giới thiệu cho Phong ngay ?
- Tại sao hết làm sếp rồi nhưng tụi nhỏ vẫn đến nhờ sửa ống nước ?
Nếu quý độc giả đang là doanh nghiệp hay đang kinh doanh bán hàng online, hãy dùng thử trải nghiệm 7 ngày phần mềm quản lý bán hàng online TUHA.
Link đăng ký dùng thử tại đây: https://bit.ly/3dslqCM