Xây dựng chiến lược kinh doanh thành công không đơn thuần chỉ là những câu chuyện được nằm trên giấy tờ, những bản kế hoạch được đưa ra bàn đi bàn lại nhiều ngày mà vẫn chưa xong. Mà những điều này cần phải đưa vào hiện thực hóa, tạo ra những kết quả bằng những con số doanh thu ấn tượng cho người đầu tư kinh doanh.
Không chỉ những doanh nghiệp lớn mà ngay cả những cá nhân, tập thể startup khi bắt tay vào đầu tư đều cần phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp với mô hình của mình. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là làm sao để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh thành công nhất, giúp chúng ta gặt hái được những con số đúng với mục tiêu?
1/ Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh hay còn được gọi theo tên tiếng Anh là Business Strategy, luôn là một trong những chủ đề được các nhà đầu tư, dân kinh doanh lựa chọn để thảo luận, trao đổi với nhau rất nhiều. Với những ai cũng đang muốn tập tành đầu tư kinh doanh thì chắc chắn cũng sẽ biết đến cụm từ này. Vậy chính xác thì chiến lược kinh doanh là gì? Bạn sẽ có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này, tuy nhiên hiểu một cách đơn giản và chính xác nhất thì chiến lược kinh doanh là định hướng phát triển, hướng đi trong tương lai nói chung được áp dụng cụ thể trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Nó được xem như một bản kế hoạch kinh doanh tổng thể nó bao gồm tất cả các quyết định, phương pháp, định hướng và những hoạt động được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu và hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Chiến lược kinh doanh sẽ mang tính chất dài hạn với những công việc được thực hiện theo trình tự phân chia cụ thể. Rất nhiều người vẫn thường nhàm lẫn giữa chiến lược và chiến thuật kinh doanh là một. Tuy nhiên, chiến thuật chỉ là một phần nằm trong chiến lược kinh doanh tổng thể, đơn giản nó giống như các phương thức được xác định thực hiện để đạt được mục tiêu cụ thể. Trong một chiến lược kinh doanh hoàn toàn sẽ có đến một vài chiến thuật lớn được sử dụng đến.
Xem thêm: Chiến lược marketing cho cửa hàng bán lẻ: 6 sự gợi ý mà bạn không nên bỏ qua
2/ Đặc điểm nổi bật của chiến lược kinh doanh
Có lẽ chỉ thông qua việc giải thích về khái niệm chiến lược kinh doanh như trên nhiều bạn sẽ vẫn chưa thực sự hiểu rõ về bản chất của thuật ngữ này. Vì vậy, để hiểu rõ hơn thì bạn còn cần phải biết về cả những đặc điểm nổi bật của nó. Khi nhắc đến “chiến lược” nhiều người sẽ vô hình chung nghĩ ngay đến tầm nhìn hay sứ mệnh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai điều này mặc dù được đưa vào một phần của chiến lược doanh nghiệp nhưng nó lại không chỉ được rõ những định hướng hoạt động cụ thể.
Trong khi đó, chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên những nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp. Nó đưa ra rất rõ những công việc doanh nghiệp cần phải làm là gì, tiến hành như thế nào để mang lại doanh thu cho mình. Đồng thời nó sẽ được nghiên cứu dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau, nên chiến lược kinh doanh mang tính chất dài hạn là vì vậy. Nên đặc điểm nổi bật đầu tiên của chiến lược kinh doanh chính là không phải dạng mô hình có tính chất bất biến liên tục. Nếu có sự biến động nhỏ thì người ta sẽ thay đổi chiến thuật trước và chỉ khi thị trường có quá nhiều biến động lớn thì chiến lược mới được thay đổi.
Điểm nổi bật tiếp theo chính là chiến lược kinh doanh được xây dựng từ những điều kiện thực tế và chúng có sự liên quan mật thiết đến cả tập thể. Vì vậy, chiến lược kinh doanh khi được thảo luận và đi đến bước triển khai đã là sự thông qua của cả một tập thế chứ không phải là một bộ phận nào đó đảm nhận. Bởi mức độ ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp là không nhỏ, không đơn giản chỉ là câu chuyện bạn kiếm được bao nhiêu doanh thu mà thôi. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược kinh doanh không chỉ có ban lãnh đạo mà còn có đại diện của các phòng ban khác tham gia nghiên cứu, tính toán một cách cẩn thận.
3/ Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh
Thông qua hai phần trên có lẽ các bạn đã hiểu rõ về khái niệm chiến lược kinh doanh là gì cho mình. Dù là hiểu ở mặt nghĩa đơn giản nhất, nhưng chúng ta cũng có thể nhận được ra tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh đối với sự phát triển của mọi doanh nghiệp, mô hình kinh doanh. Chiến lược kinh doanh chính là sự tham chiếu những kinh nghiệm trong quá khứ, nền tảng ở hiện tại để phát triển nên những định hướng trong tương lai. Thậm chí nó còn có vai trò chỉ định và phân bố các nguồn lực được sử dụng như thế nào.
Chiến lược kinh doanh tuy rằng không phải là mãi mãi không bất biến, nhưng nó có giá trị dài hạn chứ không phải như các chiến thuật, chiến dịch mà bạn vẫn thường xuyên triển khai. Nó không chỉ được sử dụng với mục đích bán được sản phẩm, dịch vụ, chiếm được thị phần mà còn phải mang đến giá trị về mạnh cạnh tranh để đánh bại các đối thủ. Vì vậy, chiến lược kinh doanh không ngoan phải giúp doanh nghiệp không ngừng tăng trưởng, đủ sức để cạnh tranh và mang đến hiệu quả cao về mặt kinh tế. Cũng có thể ví rằng nó chính là kim chỉ nam cho các hoạt động, định hướng của mọi doanh nghiệp trên đà phát triển.
4/ Các loại chiến lược kinh doanh cần biết
Bất kì mọi mô hình kinh doanh nào muốn phát triển và tồn tại được thì đều cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả. Chiến lược kinh doanh là những định hướng mang tính chất kế hoạch cho doanh nghiệp, chính vì vậy nó dược xây dựng với rất nhiều loại khác nhau. Bản thân trong suốt quá trình phát triển của mình, hầu hết các doanh nghiệp sẽ đến đến những giai đoạn cần phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình để thích ứng với thị trường.
Trong đó, sẽ có 4 chiến lược kinh doanh sẽ được sử dụng nhiều nhất và cũng thường đề cập đến với tần suất cao trong các diễn đàn về kinh doanh.
1. Chiến lược cạnh tranh để khác biệt: Nhiều người cho rằng chiến lược kinh doanh phải giúp doanh nghiệp chiếm được vị trí số 1 thì mới là tốt nhất. Nhưng trong kinh doanh đây không phải là điều dễ dàng, nhất là khi bạn lại là người đến sau. Vì vậy, việc tạo ra những giá trị khác biệt lại có thể đem đến cho bạn sự thành công hơn.
2. Chiến lược cạnh tranh vì lợi nhuận: Làm kinh doanh xét cho cùng cái đích muốn đạt được chính là lợi nhuận. Nếu các mục đích được đề ra không cho thấy rõ được điều này thì chắc chắn đó không phải là một chiến lược tốt. Nếu xét theo nhóm thì chiến lược cạnh tranh vì lợi nhuận và để khác biệt sẽ chung một nhóm trong chiến lược kinh doanh thông dụng.
3. Chiến lược doanh nghiệp: Chiến lược này được hiểu là quá trình tạo vị thế cho doanh nghiệp. Nó không chỉ bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh mà còn là những kế hoạch chi tiết liên quan đến tổng thể liên quan đến phạm vi, mục tiêu kinh doanh, năng lực cốt lõi,… của doanh nghiệp trong tương lai.
4. Chiến lược cạnh tranh: Đây được xem là chiến lược mang tính chất dài hạn của doanh nghiệp, cạnh tranh để tồn tại, cạnh tranh để phát triển. Và tất nhiên không chỉ trong thời gian ngắn có thể mang đến những ưu thế tuyệt đối để bạn có thể tiến hành được những điều này.
5/ Các cấp chiến lược kinh doanh
Trước kia khi thị trường chưa có quá nhiều sự biến động, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chưa thực sự bùng nổ người ta sẽ chia hệ thống chiến lược kinh doanh thành 3 cấp độ khác nhau. Nhưng với sự thay đổi và đặc biệt là xu thế kinh doanh toàn cầu hóa đã biến đổi hệ thống này khi mở ra một phân cấp mới trong tổng thể.
1. Chiến lược cấp công ty (Corporate strategy): Nó sẽ hướng đến các mục tiêu cơ bản liên quan đến phạm vị của cả công ty với định mức dài hạn. Ở cấp này sẽ chú trọng vào các câu hỏi là: Các hoạt động nào sẽ giúp công ty đạt được lợi nhuận cực đại? Các hoạt động nào sẽ giúp công ty có thể tồn tại và phát triển?
2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (Strategic Business Unit – SBU): Nó liên quan trực tiếp đến cách thức giúp các đơn vị kinh doanh có thể cạnh tranh thành công trên thị trường.
3. Chiến lược cấp chức năng (Functional strategy): Cấp này còn được gọi với các tên khác nhau là chiến lược hoạt động. Với mục đích giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và không ngừng hoàn thiện mỗi ngày trong phạm vị công ty, doanh nghiệp. Để từ đó không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị trong tương lai.
4. Chiến lược toàn cầu (Global strategy): Đối với những doanh nghiệp đã đưa mô hình kinh doanh của mình hoạt động qua khỏi phạm vị biên giới của quốc gia thì đây là cấp độ tiếp theo hình thành. Về cơ bản sẽ có kiểu: Chiến lược đa quốc gia, quốc tế, toàn cầu và xuyên quốc gia.
6/ Các yếu tố có trong một chiến lược kinh doanh
Một chiến lược kinh doanh được hoàn thiện sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành, mỗi một yếu tố sẽ giống như nền tảng để tạo dựng nên một bản kế hoạch có tính hiệu quả cao. Hơn thế, để đánh giá bản chiến lược của bạn có hiệu quả hay không người ta cũng sẽ căn cứ vào những yếu tố này để xem xét một cách kỹ lưỡng. Theo đó, trong chiến lược kinh doanh sẽ bao gồm 5 yếu tố như sau:
Thứ nhất – Mục tiêu chiến lược: Thực chất một chiến lược kinh doanh sẽ được bắt đầu bằng các mục tiêu cụ thể hay chính là những kỳ vọng mà bạn mong muốn sẽ đạt được. Việc lựa chọn mục tiêu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp vì nó sẽ là định hướng cho các hoạt động sau này.
Thứ hai – Phạm vi chiến lược: Chiến lược kinh doanh không phải lúc nào cũng được tiến hành cho tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường mà doanh nghiệp hướng đến. Vì như vậy sẽ phải phân tán các nguồn lực mà hiệu quả lại không đảm bảo.
Thứ ba – Lợi thế cạnh tranh: Lợi thế cạnh tranh là sự kết hợp của các giá trị mà doanh nghiệp đang sở hữu, trở thành động lực để phát triển. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải xác định được đâu là những giá trị vượt trội nhất của mình để trở thành lợi thế cạnh tranh.
Thứ tư – Các hoạt động chiến lược: “Làm thế nào để doanh nghiệp đạt được ưu thế cạnh tranh, mục tiêu đặt ra?” đây chính là yếu tố để bạn có thể giải quyết vấn đề này. Bạn cần phải đưa ra các hoạt động chiến lược hướng vào việc tạo ra những giá trị thiết thực nhất cho mình.
Thứ năm – Năng lực cốt lõi: Trong chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp phải xác định được đâu là năng lực cối lõi trực tiếp tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình, mình có những gì và có thể làm những gì. Năng lực cốt lõi đơn giản là khả năng triển khai các hoạt động áp đảo hơn hẳn so với các đối thủ của bạn.
7/ Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Nếu bạn tìm hiểu về cách xây dựng chiến lược kinh doanh thì có thể thấy sẽ có rất nhiều hướng dẫn khác nhau. Với số bước cần phải tiến hành là rất nhiều, đương nhiên có thể nó sẽ khiến bạn phải “đau đầu” và mất rất nhiều thời gian để “thẩm thấu”. Tuy nhiên, chúng tôi luôn mong muốn đưa đến những thông tin hữu ích nhất cho vấn đề mà bạn đang quan tâm. Chính vì vậy, thay xây dựng theo các bước chúng tôi sẽ tập trung vào 4 vấn đề như sau:
Xác định mục tiêu dài hạn: Chiến lược kinh doanh là bản kể hoạch dài hạn và ít khi thay đổi quá nhiều. Vì vậy, việc xác định mục tiêu dài hạn chắc chắn là điều không dễ dàng một chút nào khi chúng ta không thể biết thị trường trong tương lai sẽ có những sự thay đổi gì. Mục tiêu ở đây có thể là doanh số, thị phần, quy mô,… và có thể mang tính hiệu quả thì bạn nên áp dụng mô hình SMART.
Khảo sát và phân tích thị trường: Đừng chỉ đưa ra những chiến lược kinh doanh dựa trên những dữ liệu mà mình đang có sẵn. Sân chơi này không phải chỉ có một mình bạn, hãy khảo sát và phân tích thị trường chuyên sâu. Bạn có thể sử dụng mô hình SWOT để thấy rõ điều này.
Xây dựng chiến lược sản phẩm: Đừng bao giờ tách rời hai chiến lược này một cách độc lập và không có sự kết nối với nhau. Bởi chiến lược sản phẩm, dịch vụ luôn là một mảnh ghép quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi để tung được sản phẩm ra thị trường, bán được chúng thì bạn cũng cần phải hiểu về mình, hiểu đối thủ và hiểu thị phần mình muốn hướng đến.
Đánh giá, đo lường và tối ưu: Dù mang tính chất dài hạn, nhưng chiến thuật được sử dụng trong chiến lược vẫn có thể thay đổi. Vì vậy, hãy đánh giá, đo lường và tối ưu kịp thời các khía cạnh cần thiết để mang đạt được mục tiêu cuối cùng.
8/ Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh
Để xây dựng và tiến hành triển khai chiến lược kinh doanh không phải lúc nào cũng là nằm trong một “môi trường tĩnh” hoàn toàn. Bạn đưa ra những định hướng, phương án hoạt động rất lý tưởng nhưng đôi khi hiện thực hóa chúng lại không như bạn nghĩ. Đấy chính là bởi, bản thân doanh nghiệp cũng có sự thay đổi theo thời gian chứ không chỉ riêng thị trường. Vì vậy mà khi đưa ra chiến lược kinh doanh, bản thân người lãnh đạo và các nhân viên của mình luôn phải đưa ra các dự đoán về khó khăn cũng như rủi ro mình có thể gặp phải.
Trên hết, chúng ta không thể đưa ra một chiến lược kinh doanh phi thực tế mà không dựa vào điện kiện củ thể của mình. Điều này chỉ khiến bạn đưa ra một mới lý thuyết hay nhưng mức độ khả thi thì lại rất thấp. Theo đó, chiến lược kinh doanh sẽ chịu ảnh hưởng từ những yếu tố cơ bản nhất như sau:
• Sản phẩm/dịch vụ cung ứng
• Phương thức tiếp thị, bán hàng
• Khả năng sản xuất thực tế
• Khả năng đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng
• Phương thức phân phối
• Nền tảng công nghệ
• Mục tiêu về lợi nhuận, doanh số
• Loại hình kinh doanh
• Nhu cầu thị trường
9/ Bí quyết để có chiến lược kinh doanh thành công nhất
Ắt hẳn tâm lý chung của người kinh doanh, chủ doanh nghiệp là đều muốn mình và đội ngũ nhân viên có thể đưa ra những bản chiến lược kinh doanh thành công nhất khi được triển khai. Điều này luôn là chủ đề rất HOT, bởi chiến lược kinh doanh thành công cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng trưởng, mở rộng quy mô và thị phần của mình. Trong khi đó, thị trường thì ngày càng cạnh tranh không liệt và với xu thế toàn cầu hóa việc gia tăng về đối thủ là điều không thể tránh khỏi.
Mỗi năm không biết có bao nhiều doanh nghiệp được ra đời nhưng cũng có không biết bao nhiêu cái tên bị xóa bỏ, đóng cửa hoặc là sáp nhật. Để từ đó chúng ta có thể thấy rằng việc đưa ra chiến lược kinh doanh có đủ tốt hay không là điều rất quan trọng. Tất nhiên sẽ không có một công thức nào để bạn áp dụng một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, bạn hãy tập trung vào 6 bí quyết sau đây.
• Hiểu rõ đối thủ, thị phần của mình
• Chú ý đến dòng tiền từ quá khứ cho đến hiện tại
• Áp dụng công nghệ mới để tối ưu về hiệu suất
• Bắt đầu với thị trường ngách thay vì đổ tất cả cho thị trường lớn
• Chú ý phản hồi của khách hàng vì từ đó bạn có thể đưa ra những ý tưởng mới để hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình
• Thích nghi nhanh với sự thay đổi của thị trường khi có biến động xảy ra
Xem thêm: Chiến lược bán hàng cho sản phẩm mới – Công thức xây dựng hiệu quả nhất
Mong rằng với bài viết về chiến lược kinh doanh hôm nay sẽ mang đến cho bạn thật nhiều kiến thức, thông tin bổ ích. Để có những sự khởi đầu tốt, những điểm xuất phát cao thì hãy tập trung vào việc xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh thực sự hiệu quả. Bởi điều này sẽ giúp bạn có những định hướng đúng đắn trong suốt quá trình phát triển mô hình kinh doanh của mình.