Giữa một thị trường ngày càng có nhiều biến động, rất nhiều chủ doanh nghiệp, công ty luôn loay hoay tìm kiếm đáp án cho câu hỏi “Làm sao để có thể tồn tại và phát triển”. Nhất là khi dưới tác động của sự gia tăng nhanh chóng của các mô hình kinh doanh, sự bùng nổ của công nghệ - kỹ thuật mang đến rất nhiều lợi thế cạnh tranh ngay cả đối với những cái tên mới, những startup.
Trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn đang đau với những bài toán về doanh thu, chi phí thì rất nhiều doanh nghiệp khác đã kịp chuyển đổi, làm mới mô hình kinh doanh để bắt kịp với xu thế của thời đại. Vậy chuyển đổi mô hình kinh doanh là gì? Có nên chuyển đổi mô hình kinh doanh không? Hãy cùng TUHA đi tìm câu trả lời cho vấn đê này trong bài ngày hôm nay nhé.
1/ Mô hình kinh doanh là gì?
Để tìm hiểu về vấn đề này, trước hết chúng ta hãy cùng hiểu về một số khái niệm liên quan sẽ được đề cập đến. Đầu tiên là khái niệm về mô hình kinh doanh, trong kinh doanh thì đây là cụm từ được nhắc đến rất nhiều. Thậm chí nó còn là một trong những điều rất quan trọng mà khi bắt tay vào đầu tư kinh doanh bạn cần phải hiểu và xác định rõ ràng cho định hướng của mình. Mô hình kinh doanh tiếng Anh được gọi là Business Model, đây là một thuật ngữ khá trừu tượng và chưa có một sự thống nhất chung giữa các nhà nghiên cứu.
Cụm từ này đã bắt đầu trở nên phổ biến vào những năm 90 của thế kỷ 20, đến nay thì ngày càng được ứng dụng nhiều và đồng thời trở thành một chủ đề nghiên cứu được rất nhiều nhà khoa học theo đuổi. Theo Alexander Osterwalder, mô hình kinh doanh chính là một đại diện cho sự đơn giản hóa về lí luận kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó sẽ mô tả rõ ràng về việc doanh nghiệp sẽ chào bán cái gì, theo cách nào, làm thế nào để thiết lập mối quan hệ với khách hàng,… cuối cùng chính là doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi nhuận bằng cách nào.
Còn Bruce R. Barringer, R. Duane Ireland thì cho rằng mô hình kinh doanh đơn giản là một kế hoạch hay hình mẫu dùng để mô tả doanh nghiệp đang cạnh tranh, sử dụng nguồn lực, quan hệ với khách hàng, lợi nhuận như thế nào để tồn tại và phát triển. Như vậy, sẽ có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này, tuy nhiên bạn có thể hiểu đơn giản rằng mô hình kinh doanh chính là những mô tả chính thức và không chính thức đại diện cho các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp hướng đến mục đích kiếm tiền. Nó được sử dụng để mô ta cũng như phân biệt các loại hình kinh doanh nhằm tránh sự nhầm lẫn.
Xem thêm: Xây dựng chiến lược truyền thông sản phẩm mới chỉ với 7 bước
2/ Chuyển đổi mô hình kinh doanh là gì?
Tiếp đến là một câu hỏi liên quan trực tiếp đến chủ đề chính của ngày hôm nay “Chuyển đổi mô hình kinh doanh là gì?”. Khi bắt tay vào đầu tư kinh doanh, việc lựa chọn mô hình kinh doanh luôn là điều rất quan trọng, bởi nó chính là sự định vị và khái quát cho mọi mặt của doanh nghiệp. Nó giống như một bản kế hoạch, lộ trình rõ ràng với từng bước đi cụ thể để bạn biết được mình cần phải làm những gì để đảm bảo được những mục tiêu mình đã đặt ra. Để đứng vững và phát triển, bản thân các chủ doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng xây dựng và hoàn thiện mô hình kinh doanh của mình.
Vì vậy, khi nhắc đến sự chuyển đổi mô hình kinh doanh ắt hẳn nhiều người sẽ khá bất ngờ. Nhất là khi chúng ta luôn coi rằng mô hình kinh doanh là điều được cố định và phát triển song hành cùng với doanh nghiệp. Theo đó, chuyển đổi mô hình kinh doanh chính là một quá trình đổi mới, điều chỉnh lại mô hình kinh doanh trước đó bạn đã xây dựng ra. Có thể hiểu rằng, sự chuyển đổi này về bản chất sẽ phản ánh trong cách thức bạn mang lại giá trị cho khách hàng của mình.
Chuyển đổi mô hình kinh doanh hay đổi mới mô hình kinh doanh về cơ bản sẽ được phân chia thành 4 cấp độ:
1. Tối ưu các quá trình bên trong và bên ngoài bằng việc tích hợp các công nghệ, kỹ thuật tiện lợi.
2. Nâng cấp giao diện với khách hàng với việc phân phối các giá trị đến họ.
3. Thay đổi hệ sinh thái và mạng giá trị mới với việc tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
4. Xây dựng sản phẩm và dịch vụ thông minh dựa trên công nghệ tiên tiến.
Hiện nay mô hình kinh doanh chuyển đổi số đang được biết đến là xu hướng hàng đầu. Không hẳn là thay đổi hoàn toàn về mặt chất của mô hình mà đó là sự cải tiến theo nhu cầu, sự phát triển của xã hội và thị trường.
3/ Giá trị của việc chuyển đổi mô hình kinh doanh
Trong quá trình hoạt động, không phải mọi doanh nghiệp đều sẽ giữ nguyên mô hình kinh doanh được đưa ra ban đầu của mình. Khi quy mô thay đổi, thị trường khác biệt thì việc chuyển đổi mô hình kinh doanh sẽ là điều cần thiết. Nó giống như một công cụ linh hoạt giúp các doanh nghiệp có thể phát triển và tồn tại giữa vô vàn các đối thủ của mình. Khi nhắc đến việc đổi mới nói chung thì về thực chất chúng có thể là một thách thức rất lớn nhưng đồng thời nó sẽ tạo ra những giá trị hay đúng hơn là mang lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp.
+ Chuyển đổi mô hình kinh doanh sẽ giúp tạo ra những giá trị mới cho cả khách hàng và doanh nghiệp trong các giao dịch giữa hai bên và đặc biệt là doanh thu của người bán.
+ Chuyển đổi mô hình kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển khi thị trường thay đổi, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi, giúp mang đến ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ.
+ Chuyển đổi mô hình kinh doanh sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu khi mọi thứ hướng đến những điều tích cực hơn.
+ Chuyển đổi mô hình kinh doanh sẽ giúp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư, nhất là đối với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ nhìn vào khả năng phát triển trong tương lai của bạn thì mới quyết định có nên đầu tư hay không. Một mô hình kinh doanh có khả năng thích ứng tối với xu hướng tương lai bao giờ cũng sẽ được đánh giá cao hơn.
4/ Có nên chuyển đổi mô hình kinh doanh không?
Quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh chắc chắn sẽ không phải là điều dễ dàng, chưa kể bạn sẽ cần phải sử dụng đến rất nhiều nguồn lực cũng như chi phí để đầu tư. Hơn thế, không phải mọi doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành công và mô hình mới sẽ phát huy được đúng hiệu quả như mong muốn. Vậy có nên chuyển đổi mô hình kinh doanh không? Những giá trị mà việc đổi mới mô hình kinh doanh là điều không thể phủ nhận được và lịch sử kinh doanh đã cho chúng ta thấy rất rõ điều này.
Theo tạp chí kinh doanh của Đại học Harvard, kể từ năm 2000, trong danh sách Fortune 500 đã có 52% các công ty đã bị phá sản hoặc bị mua lại. Dự đoán vào năm 2027 và 75% sẽ được thay thế bởi những cái tên mới. Những câu ty bị mất đi trong danh sách này có một đặc điểm chung rất lớn chính là mô hình kinh doanh của họ gần như đều được giữ nguyên, rất ít sự thay đổi. Nhìn nhận từ điều này chúng ta cũng có thể thấy được rằng, chuyển đổi chính là điều kiện cần để một doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và trước hết là tồn tại giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Đây chính là lý do vì sao các doanh nghiệp phát triển nhanh với nhiều sự đột phá sẽ không thể “vắng bóng” đi những sự chuyển đổi mô hình kinh doanh kịp thời.
5/ Khi nào thì doanh nghiệp cần đổi mới mô hình kinh doanh?
Đổi mới mô hình kinh doanh là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể tiến hạnh đổi mới được. Bởi mô hình kinh doanh nó được ví nhưng một bản kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, không phải nói thay đổi là có thể thay đổi ngay, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác nhau. Đặc biệt, khi chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng việc tiến hành chuyển đổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thậm chí khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro.
Vì vậy, khi doanh nghiệp phát triển đến một mức bão hòa, sản phẩm đang có dấu hiệu “dậm chân tại chỗ” và các đối thủ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, gay gắt hơn thì đây chính là lúc bạn cần đổi mới mô hình kinh doanh của mình. Nếu không càng lúc doanh nghiệp của bạn sẽ càng tụt về phía sau và dần dần là sự đào thải. Nhất là khi sản phẩm, dịch vụ của bạn đã không thể phân biệt được với các công ty, doanh nghiệp khác. Có chăng đó chỉ là sự khác biệt về thương hiệu mà thôi thì chuyển đổi mô hình kinh doanh sẽ là điều tất yếu.
6/ Các bước cơ bản để bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh doanh
Trên thực tế, quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp sẽ có rất nhiều điểm khác nhau. Điều này do mô hình ban đầu của họ, tình hình kinh doanh, phát triển thực tế cùng với đó là các tiềm lực. Nhưng nhìn chung, đây là một quá trình không dễ dàng và có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thiện. Chuyển đổi không đơn thuần chỉ là ý tưởng mới, phương pháp mới hay quy trình mới. Nó được tiến hành thông qua việc khám phá và phát triển cách làm mới liên quan đến khả năng điều chỉnh của doanh nghiệp có linh hoạt không.
Đương nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng biết được tất cả những điều này. Điển hình như việc áp dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến mới, họ có thể sẽ không hiểu quá nhiều về điều này. Vì vậy, chuyển đổi mô hình kinh doanh là quá trình liên tục và “dài hơi” chứ không phải là một bước nhảy vọt, bất biến. Về cơ bản thì để bắt đầu sự chuyển đổi này bạn sẽ tiến hành thông qua 4 bước như sau:
Bước 1: Nhìn nhận, đánh giá lại tổng thể mô hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp đến từng bộ phận, quy trình nhỏ nhất.
Bước 2: Lựa chọn những phương hướng, ý tưởng đổi mới tối ưu, tính toán những rủi ro và khó khăn doanh nghiệp có thể gặp phải.
Bước 3: Tiến hành lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Bước 4: Chuẩn bị nguồn vốn, nguồn lực đầy đủ và xây dựng các kế hoạch, phương án tiến hành hiệu quả.
7/ Các mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam
Không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, trong những năm qua đã chứng kiến sự ra đời và phát triển của rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Vì vậy, nếu nhắc đến các mô hình kinh doanh thì có đến cả danh sách dài để các bạn tham khảo. Khi bắt đầu kinh doanh, chủ doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và tìm hiểu về các mô hình. Sau đó đánh giá thực tế về nguồn lực cùng các mục tiêu mong muốn của mình để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào các đáp án lựa chọn đều là chính xác. Đôi khi họ sẽ mất một thời gian dài mới phát hiện ra mô hình mình lựa chọn là không phù hợp.
Vì vậy, tiếp theo đây chính tôi sẽ giới thiệu đến bạn các mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Đây cũng sẽ là những sự gợi ý để bạn tìm ra phương hướng chuyển đổi mô hình kinh doanh mới hiệu quả cho mình.
• Mô hình kinh doanh truyền thống: Dù đã ra đời từ rất lâu, nhưng mô hình kinh doanh truyền thống vẫn tồn tại và có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam. Hơn thế, hiện nay mô hình này còn có sự thay đổi và kết hợp với các mô hình mới tạo nên một diện mạo đầy ấn tượng.
• Mô hình kinh doanh online: Cái tên thứ 2 được đề cập đến chắc chắn sẽ vô cùng quen thuộc đối với rất nhiều người. Đặc biệt với các bạn trẻ khi muốn lập nghiệp mà số vốn eo hẹp, kinh nghiệm ít thì đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
• Mô hình kinh doanh thương mại điện tử: Đây giống như một phiên bản nâng cấp với mô hình kinh doanh online. Chúng tiện lợi và mang đến rất nhiều giá trị cho cả người bán lẫn người mua.
• Mô hình kinh doanh hợp tác: Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn mô hình này với việc hướng đến các mối quan hệ chiến lược, lâu dài về mặt lợi ích giữa các bên với nhau.
8/ Những ví dụ điển hình về chuyển đổi mô hình kinh doanh thành công
Nếu bạn đang lo lắng rằng mình sẽ bị thất bại khi chuyển đổi mô hình kinh doanh thì hãy tham khảo ngay những ví dụ sau đây của chúng tôi. Đây là những doanh nghiệp đã dám đổi mới mô hình kinh doanh mà mình đã mất rất nhiều công sức để xây dựng, hoàn thiện ban đầu. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ họ đã đạt được rất nhiều sự thành công ở thời điểm hiện tại.
Paypal: Số đông chúng ta biết đến Paypal là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến rất nổi tiếng. Tuy nhiên, Paypal ban đầu được ra đời lại không phải được hướng theo mô hình kinh doanh này. Đúng chính xác thì nó được hướng đến trở thành một công ty mật mã.
Google: Xuất hiện trong danh sách này có lẽ đây là điều khiến rất nhiều người phải ngạc nhiên, sự thành công của Google là điều mà ai cũng có thể thấy được và sức ảnh hưởng là không hề nhỏ. Ban đầu thực chất Google không được xây dựng dựa trên một mô hình kinh doanh cụ thể nào. Là một doanh nghiệp hoạt động không lợi nhuận và phải tốn rất nhiều công sức để tìm kiếm cho mình nguồn doanh thu ổn định.
Facebook: Mạng xã hội lớn nhất toàn cầu hiện nay cũng là một cái tên đã được chuyển đổi mô hình kinh doanh và siêu thành công. Facebook được xây dựng từ lúc Mark Zuckerberg đang là sinh viên và nó vận hành như một “xã hội thu nhỏ” của các sinh viên đại học khi yêu cầu người dùng phải có địa chỉ email đăng nhập có đuôi là “edu”.
Apple: Trong giai đoạn đầu tiên, Apple rất vất vả để tìm kiếm các nguồn doanh thu của mình với việc đưa mọi sản phẩm ra thị trường như máy ảnh, máy nghe CD, TV,… Nhưng sau khi Steve Jobs quay trở lại vị trí CEO đã thực hiện một sự thay đổi mới trong mô hình kinh doanh của mình. Chính là tập trung vào các dòng sản phẩm điện tử đẹp mắt và tất nhiên họ đã rất thành công.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh: Bí quyết giúp bạn chạm đến thành công
Với việc tìm kiếm đáp án cho các câu hỏi chuyển đổi mô hình kinh doanh là gì? Có nên chuyển đổi mô hình kinh doanh không? chúng ta đã khám phá ra rất nhiều điều thú vị liên quan đến chủ đề này. Mô hình kinh doanh là điều luôn luôn qua trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nhưng để tồn tại và phát triển, đến một thời điểm nhất định bạn cần thay đổi và làm mới lại nó. Đôi khi một sự thay đổi nhỏ của bạn trong mô hình kinh doanh lại mang đến sự thành công mà trước giờ bạn chưa từng nghĩ đến.