Kinh doanh online đang là mô hình đầu tư được rất nhiều người lựa chọn tại nước ta, không chỉ có các cá nhân mà rất nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lớn cũng mở rộng kênh bán hàng ưu việt này. Đặc biệt là khi hoạt động đầu tư kinh doanh này mang đến nguồn lợi nhuận không hề nhỏ, tối ưu chi phí và mở rộng khả năng tiếp cận hơn với khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, với những người mới thì mô hình này vẫn còn rất nhiều điều lạ lẫm với nhiều câu hỏi khác nhau. Điển hình trong đó “Cá nhân kinh doanh online có phải đóng thuế không?” là mối bận tâm, băn khoăn rất lớn với nhiều người. Nhất là khi không phải ai cũng hiểu rõ về những quy định, kiến thức liên quan đến luật thu thuế kinh doanh.
1/ Luật thu thuế kinh doanh online
Để có thể đưa ra một câu trả lời chính xác cho vấn đề này thì trước hết chúng ta phải cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật thu thuế kinh doanh online theo quy định của Chính Phủ hiện nay. Bởi liên quan đến các vấn đề pháp luật, chúng ta cần phải căn cứ vào những văn bản, nghị định cụ thể. Kinh doanh online được hiểu việc tiến hành giao dịch thông qua các hình thức trực tuyến được diễn ra trên môi trường Internet. Theo đó, không chỉ bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, website mà ngay cả bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay Instagram thì đều được xếp vào mô hình kinh doanh này.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một quy định độc lập nào dành riêng cho những người bán hàng online hay quy định nào đó khẳng định rằng sẽ không phải đóng thuế đối với cá nhân kinh doanh theo hình thức này. Tuy nhiên, căn cứ vào thông tư 92/2015/TT-BTC bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định rất rõ đối với những cá nhân kinh doanh phải nộp thuế theo phương pháp khoán. Điều này cũng đồng nghĩa với với việc không phải ai khi kinh doanh online cũng sẽ đều phải đóng thuế theo những quy định này.
Trong khoản 1 điều 38 Luật Quản lý thuế 2006, cũng đã quy định rất rõ về những trường hợp phải nộp theo phương pháp khoán thuế như sau:
• Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ trong kinh doanh bao gồm: Kế toán, hóa đơn và chứng từ.
• Cá nhân, hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế cho mô hình hoạt động của mình.
Ngoài ra, căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cá nhân kinh doanh phải nộp thuế là các nhân cứ trú phân chia rõ ràng bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và cả hộ gia đình đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Chiến lược marketing cho cửa hàng bán lẻ: 6 sự gợi ý mà bạn không nên bỏ qua
2/ Cá nhân kinh doanh online có phải đóng thuế không?
Căn cứ vào các quy định, quyết định và thông tư về luật đóng thuế đang được áp dụng hiện nay thì cá nhân kinh doanh trong các trường hợp cụ thể vẫn sẽ phải đóng thuế. Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC đã quy định rất rõ ràng các trường hợp phải đóng thuế sẽ không bao gồm những cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống. Như vậy, nếu doanh thu bán hàng online của bạn đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì bạn sẽ phải đóng đầy đủ những khoản phí theo quy định tại thông tư này.
Đối với những cá nhân kinh doanh thông qua các sàn thương mại điện tử cũng sẽ được áp dụng theo những quy định này. Còn với những cá nhân có hoạt động bán hàng không thường xuyên, không có địa điểm cố định và doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm sẽ được miễn lệ phí môn bài. Riêng đối với những cá nhân đang kinh doanh online được quy định theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 được xác định là đang nuôi con nhỏ, con bị tàn tật, bố mẹ không còn khả năng lao động phải chăm nuôi,… sẽ được giảm 11 triệu đồng/tháng vào thu nhập phải chịu thuế.
Ngoài ra hiện nay, đa phần các mặt hàng, dịch vụ được đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán và tiêu dùng sẽ đều phải nộp thuế VAT theo quy định Nhà nước. Ngoại trừ các mặt là hạt giống, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn cho vật nuôi, phân bón,… Như vậy, nếu bạn kinh doanh online những mặt hàng không thuộc vào danh sách miễn thuế VAT này thì bạn cũng sẽ phải chịu cả khoán phí này. Nhưng thuế VAT cũng sẽ được tính dựa trên thu nhập tổng thể trong năm của hoạt động bán hàng online của bạn.
3/ Các loại thuế phải đóng khi bán hàng online
Như vậy, chúng ta tìm được đáp án cho câu hỏi cá nhân kinh doanh có phải nộp thuế không thông qua hai phần trên. Không phải tất cả những trường hợp cá nhân đang kinh doanh online cũng sẽ đều phải nộp thuế, nó sẽ căn cứ vào doanh thu bạn nhận được khi tiến hành hoạt động sản xuất, buôn bán của mình theo quy định của pháp luật. Đối với những cá nhân phải nộp theo phương pháp khoán tức là có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại tất cả các lĩnh vực, ngành nghề (trừ các trường hợp theo hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 theo thông tư 92/2015/TT-BTC) sẽ nộp những loại thuế, phí dưới đây:
Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài hay thuế môn bài là khoản được nộp định kỳ theo năm, đối với các cá nhân kinh doanh nói chung và cá nhân kinh doanh online nói riêng mức phí này sẽ được tính như sau:
• Đối với doanh thu từ 100 – 300 triệu đồng/năm mức đóng sẽ là 300.000 đồng/năm
• Đối với doanh thu từ 300 – 500 triệu đồng/năm mức đóng sẽ là 500.000 đồng/năm
• Đối với doanh thu từ 500 triệu đồng/năm trở lên mức đóng sẽ là 1 triệu đồng/năm
Riêng đối với những cá nhân có hoạt động buôn bán không thường xuyên, địa điểm không cố định hoặc doanh thu của bạn chưa đạt đến mức 100 triệu đồng/năm thì sẽ được miễn đóng lệ phí môn bài. Đối với các đối tượng khác, hộ kinh doanh cá thể sẽ phải nộp lệ phí môn bài được phân chia thành 6 mức khác nhau ứng với từng trường hợp cụ thể.
Thuế thu nhập cá nhân
Đây chính là một trong hai loại thuế phải nộp theo phương pháp khoán khi doanh thu của bạn đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Khoản phí này được quy định sẽ nộp theo tháng, theo quý với tỷ lệ thuế được quy định cho các trường hợp bán hàng online riêng. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ được tính theo công thức như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN X Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
• Doanh thu tính thuế TNCN: sẽ được tính là doanh thu của toàn bộ số tiền bán hàng, cung ứng dịch vụ được phát sinh trong kỳ tính thuế đối với hoạt động kinh doanh của các cá nhân. Trong trường hợp cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn của của cơ quan thuế, lúc này doanh thu tính thuế TNCN sẽ được tính toán theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Còn lại, với những cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán, không xác định được tính phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế thì các cơ quan thuế sẽ có thẩm quyền ấn định mức theo quy định ban hành.
• Tỷ lệ thuế TNCN: Bán hàng online dù được diễn ra trên nền tảng nào thì vẫn là hoạt động kinh doanh, giao dịch phát sinh ra doanh thu, lợi nhuận nên sẽ áp dụng tỷ lệ thuế TNCN là 0,5% để tính.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi với các tên khác là thuế VAT là một trong 3 loại thuế mà các cá nhân sẽ cần phải đóng khi hoạt động kinh doanh online khi doanh thu đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Để tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) bạn chỉ cần áp dụng theo nguyên tắc như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Trong đó:
• Doanh thu tính thuế GTGT: Sẽ bao gồm toàn bộ doanh thu từ hoạt động bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh, tiền hoa hồng,… được tạo ra trong kỳ tính thuế từ hoạt động kinh doanh, sản xuất, buôn bán nói chung. Trường hợp các nhân nộp thuế khoán có hóa đơn của cơ quan thuế, không có, không xác định được hoặc phù hợp với thực tế cũng sẽ được quy định tính như trong trường hợp thuế TNCN như phần trên.
• Tỷ lệ thuế GTGT: Như đã nhắc đến ở phần trên, hầu hết các mặt hàng, dịch vụ thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải chịu thuế GTGT chỉ trừ một số mặt hàng đặc thù khác. Theo đó với hoạt động kinh doanh cá nhân như bán hàng online với doanh thu đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ áp dụng tỷ lệ thuế GTGT là 1%.
4/ Hướng dẫn kê khai thuế kinh doanh online
Để kê khai thuế kinh doanh online bạn sẽ phải hoàn thiện đầy đủ những hồ sơ cần thiết, đồng thời đảm bảo về thời hạn kế khai cũng như nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kê khai thuế kinh doanh theo đúng trình tự và đầy đủ trong khuôn khổ bài viết bài ngày hôm nay.
+ Đối với hồ sơ nộp thuế: Để kê khai và nộp thuế kinh doanh online thì bạn cần phải có hồ sơ nộp thuế được quy định cho trường hợp cá nhân kinh doanh. Các cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm chứng nhận những hồ sơ và đăng ký thuế của bạn chậm nhất là không quá 3 ngày làm việc. Sau khi được chứng nhận, bạn sẽ được cung cấp mã số thuế riêng của mình và tiến hành thực hiện khái báo website thương mại điện tử bán hàng.
• Tờ khai đăng ký theo mẫu 03-ĐK-TCT được ban hành theo thông tư số 92/2015/TT-BTC.
• Bản sao không cần công chức Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp nếu có.
• Bản sao không cần công chức CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu.
+ Đối với thời gian kê khai và nộp thuế:
• Thời gian kê khai sẽ là chậm nhất sẽ vào ngày thứ 20 tháng tiếp theo sau tháng phát sinh nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
• Thời gian kê khai nộp thuế theo quý chậm nhất sẽ vào ngày thứ 20 tháng tiếp theo sau tháng phát sinh nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
• Thời gian kê khai nộp thuế sơ khai quyết toán là chậm nhất sẽ vào ngày 90 được tính từ ngày kết thúc năm dương lịch.
• Thời gian nộp thuế là chậm nhất vào ngày cuối cùng của ngày thời hạn nộp tờ kê khai thuế theo các trường hợp trên.
5/ Cơ quan chức năng quản lý thuế với cá nhân bán hàng online như nào?
Có thể thấy rằng hoạt động bán hàng online thông qua các trang mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử, đang phát triển rất rầm rộ tại Việt Nam. Quan trọng hơn hết là nó tạo ra những giá trị cao về mặt kinh tế của nước ta không nhỏ chút nào. Tuy nhiên, rất nhiều cá nhân kinh doanh online dù đạt thu nhập khủng nhưng lại không đăng ký kinh doanh nên việc quản lý về vấn đề nộp thuế thực tế vẫn có những “lỗ thủng” nhất định. Rất nhiều người có tư tưởng sẽ trốn thuế dù ngay cả khi doanh thu của mình mỗi năm đạt được là một con số không nhỏ chút nào.
Do đó, vấn đề được rất nhiều người quan tâm lúc này là cơ quan chức năng sẽ quản lý thuế với cá nhân bán hàng online như thế nào khi họ có thể “lách luật” như vậy? Theo đó, hiện nay định hướng của cơ quan thuế chính là yêu cầu những cá nhân kinh doanh online đều phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết và rõ ràng như họ tên, mã số thuế cá nhân, tài khoản ngân hàng liên kết, địa chỉ,… Từ đó sẽ đưa ra những biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, buôn bán này.
Ngoài ra, các biện pháp quản lý còn được phân chia theo từng trường hợp cụ thể như sau:
• Trường hợp cá nhân kinh doanh có địa điểm cố định nhưng có sử dụng quảng cáo trên các kênh truyền thông trực tuyến: Cần cập nhật thông tin về giao dịch trên mạng để làm cơ sở quản lý doanh thu.
• Trường hợp cá nhân kinh doanh không có địa điểm cố định, chỉ có địa chỉ tại các kênh bán hàng trực tuyến: Cơ quan thuế sẽ phối hợp với các nhà mạng, ngân hàng để quản lý thông tin.
• Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam: Sẽ được quản lý theo những quy định riêng của pháp luật.
6/ Không đóng thuế kinh doanh online có bị phạt không?
Bắt đầu từ khi cơ quan thuế Việt Nam có những động thái trong việc quản lý hoạt động kinh doanh online mạnh mẽ hơn thì rất nhiều cá nhân, hộ gia đình mới hối hả tìm hiểu và thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều cá nhân bán hàng online, hoạt động thương mại điện tử dù doanh thu đạt mức cần phải nộp thuế nhưng vẫn có suy nghĩ trốn thuê hay kê khai thấp đi. Theo quy định của pháp luật, nếu người nộp thuế không thực hiện đúng nghĩa vụ, nộp sai thuế khi cơ quan thuế phát giác ra thì sẽ bị xử phạt hành chính và cộng thêm cả khoản phí nộp chậm.
Trường hợp cố tình trốn thuế thì sẽ phải chịu phạt nộp mức từ 1 – 3 lần so với khoản phí cần phải nộp chính xác trước đó. Nếu nặng hơn, cơ quan thuế sẽ chuyển thẩm quyền xử lý sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự. Bạn hoàn toàn có thể bị phạt tù từ 3 tháng cho đến 12 tháng nếu cố tình trốn thuế với những tình tiết tăng nặng và thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra. Nên hãy thực hiện theo đúng nghĩa vụ của mình nếu bạn đang kinh doanh dù là một cá nhân kinh doanh online không có địa điểm cố định đi chăng nữa.
Xem thêm: Chuyển đổi mô hình kinh doanh là gì? Có nên chuyển đổi mô hình kinh doanh không?
Như vậy, chúng ta đã vừa cùng nhau giải đáp vấn đề “Cá nhân kinh doanh online có phải đóng thuế không? ngay trong bài viết ngày hôm nay. Đây là những thông tin rất hữu ích khi mà, ngày càng có nhiều bạn học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng cho đến các hội chị em bỉm sữa ngày càng muốn thử sức với hình thức kinh doanh này hơn. Bán hàng online có thể mang lại những lợi ích rất lớn cho những người tham gia. Nhưng đồng thời bạn cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ theo những quy định của pháp luật với vấn đề nộp thuế này.