Sẽ không còn gì tuyệt vời hơn khi ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh từ những lý thuyết trên giấy được hiện thực hóa một cách thành công nhất. Tuy nhiên, quá trình khởi nghiệp không phải là một con đường trải đầy hoa hồng, bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức.
Thậm chí phải nhận thất bại chỉ sau một khoảng thời gian mới bắt tay vào thực hiện. Bởi thương trường là chiến trường, là nơi bạn phải đánh đổi rất nhiều thứ, bỏ ra rất nhiều công sức và không ngừng nỗ lực phát triển thì mới có được những cơ hội cho mình. Vì vậy 9 lời khuyên trong kinh doanh sau đây sẽ phần nào giúp bạn có thể “trụ lại” và không ngừng phát triển ý tưởng khởi nghiệp của mình.
1/ Câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam
Khởi nghiệp kinh doanh ắt hẳn đã không còn là một câu chuyện mới lạ nào đó ở nước ta. Thậm chí đã có rất nhiều tâm gương sáng là những bạn trẻ đầy nhiều huyết với những ý tưởng đơn giản, nhưng lại được hiện thực hóa một cách thành công vang dội. Vào thời điểm 2017, tại Việt Nam đã có đến hơn 3000 starup đang hoạt động, hơn 40 tổ chức – vườn ươm hỗ trợ của Chính Phủ, 6 tổ chức hỗ trợ kinh doanh. Kèm theo đó còn là rất nhiều con số thống kê khác cho câu chuyện khởi nghiệp trong bức tranh kinh doanh tổng thể tại Việt Nam.
Nhưng từ điều đó chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, khởi nghiệp kinh doanh ở nước ta đang dần trở thành một xu hướng. Thậm chí, đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của Chính Phủ với những chính sách được ban hành, những quyết định hỗ trợ mang đến động lực phát triển cho các doanh nhân trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp. Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế còn mang đến rất nhiều cơ hội đầu tư, khai thác và mở rộng các ý tưởng mới. Đã có rất nhiều doanh nghiệp starup thành công tại Việt Nam, điển hình là những cái tên như TOPICA, TIKI, FOODY, VNPAY hay LUXSTAY. Đây là những cái tên mà có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đã quá quen thuộc.
Dù còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong câu chuyện của những cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên không bởi vì đó mà “nhiệt” của nó bị giảm sút, nhất là khi không chỉ của Chính Phủ mà còn có rất nhiều các quỹ, tổ chức và các nhà đầu tư luôn sẵn sàng hỗ trợ. Cùng với đó, những công nghệ tiên tiến ra đời sẽ trở thành những “người trợ thủ” đắc lực nếu được tận dụng và khai thác đúng cách như trí tuệ nhân tạo (AI) hay dữ liệu lớn (big data). Vì vậy, ngay cả khi ý tưởng của bạn dù nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng nếu cách thức triển khai, xây dựng của bạn được tối ưu, chức thực về hiệu quả thì hoàn toàn có thể thành công.
Xem thêm: Giới trẻ khởi nghiệp: Lợi thế, khó khăn và 15 ý tưởng không nên bỏ qua
2/ Kiến thức kinh doanh có đơn giản như bạn nghĩ?
Kinh doanh là những hoạt động buôn bán, giao dịch nhằm sinh lợi nhuận cụ thể cho cá nhân, tập thể khi tiến hành. Tuy nhiên, dù bạn bắt tay với một mô hình kinh doanh nhỏ theo hộ gia đình hay xây dựng cả một công ty, doanh nghiệp thì bản thân mỗi một người tham gia đều cần phải có những kiến thức kinh doanh nhất định. Nhất là đối với những bạn trẻ khởi nghiệp, kiến thức kinh doanh lại là điều bao giờ cũng cần phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng. Bởi kinh doanh không phải là câu chuyện bạn cứ có gì mà thị trường đang cần thiết là có thể bán ra một cách dễ dàng.
Hơn thế nó còn liên quan đến cả những vấn đề pháp luật, quy định của Nhà Nước chứ không chỉ còn dừng lại ở những khái niệm, định nghĩa đơn thuần. Nhất là với những ý tưởng hướng đến với mục đích lớn, mang lại giá trị cao cho cả xã hội. Việc trang bị kiến thức kinh doanh lúc này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bạn có thể bắt chước mọi người xung quanh từ hình thức, mô hình bên ngoài. Nhưng những yếu tố bên trong, giá trị cốt lõi là điều mang bản chất riêng, vì vậy kiến thức kinh doanh thực chất không hề đơn giản như bạn nghĩ.
Đây là lý do vì sao ngoài những kiến thức căn bản ra, mỗi doanh nhân, nhà quản trị, quản lý hay thậm chí là mỗi một nhân viên làm việc trong các vị trí liên quan đều cần phải bổ sung cho mình những điều này. Thậm chí, bạn còn cần phải có những phải tự “bỏ túi” cho mình những kiến thức kinh doanh thực tế mà không nằm trên bất kì một trang giấy nào. Đó có thể là những lời khuyên trong kinh doanh từ những chuyên gia, doanh nhân thành công đã đúc kết lại. Đôi khi, chỉ với những câu nói rất đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều giá trị trong quá trình khởi nghiệp, đầu tư kinh doanh của bạn.
3/ Chia sẻ 9 lời khuyên trong kinh doanh dành cho người khởi nghiệp
Lời khuyên thứ nhất: Hãy làm những việc bạn thích
Hiểu rằng, đầu tư kinh doanh đã không còn phải là những điều bạn thích thì làm, không thích thì ngừng lại. Tuy nhiên, để muốn giữ được nhiệt huyết lâu dài, luôn có được động lực làm việc hay say để tạo ra những giá trị thiệt thực thì bản thân hãy làm những việc mà mình thực sự yêu thích. Bạn phải “yêu” ý tưởng kinh doanh của mình hơn bất kì ai hết, có như vậy dù đứng trước những khó khăn, thách thức cũng sẽ không vội nản chí mà tự bỏ ngay lập tức. Làm những việc bạn thích thì bạn mới có thể đầu tư hết sức lực, thời gian của mình để đi đến điểm đích cuối cùng.
Lời khuyên thứ 2: Hãy có một nguồn thu nhập ổn định nào đó
Nếu mới bắt đầu công việc đầu tư kinh doanh của mình, chắc chắn trong thời gian ban đầu rất khó để tạo ra một doanh thu ổn định với mong muốn ngay lập tức. Trong khi đó, để vận hành công việc kinh doanh, sản xuất sẽ phải tiêu tốn một nguồn ngân sách không hề nhỏ. Có rất nhiều doanh nghiệp starup bị “sập” cũng bởi vì nguồn vốn bị đứt, dòng tiền không ổn định để vận hành trôi chảy. Vì vậy, bạn cần có một nguồn thu nhập ổn định nào đó cho mình, đây giống như một khoản tiết kiệm để phòng trừ các trường hợp bất trắc xảy ra. Trừ khi nguồn vốn đầu tư của bạn thực ổn định, có sự “chống lưng” chắc chắn cho vấn đề này.
Lời khuyên thứ 3: Đi cùng ai hay đi một mình?
“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau” ắt hẳn bạn đã từng nghe nhắc đến câu nói này một lần ở đâu đó rồi. Hãy xác định mình có đủ sức để “cân” tất cả mọi thứ hay không, nếu không thể bạn cần phải biết đâu là những người phù hợp nhất để đi cùng mình lâu dài với ý tưởng kinh doanh này. Lựa chọn những người bạn đồng hành trong suốt quá trình khởi nghiệp là điều rất quan trọng. Bởi đây sẽ là những “mảnh ghép” giúp hoàn thiện những phần mà bạn đang thiếu, yếu kém để tạo nên một bức tranh tổng thể tốt nhất cho mình.
Lời khuyên thứ 4: Kiếm tiền trước phát triển toàn diện sau
Đừng giữ suy nghĩ rằng mình cần phải phải phát triển toàn diện mọi thứ xong rồi mới hướng đến mục đích kiếm tiền. Để hoàn thiện một mô hình kinh doanh sẽ mất rất nhiều thời gian, thậm chí là trải qua nhiều lần sửa đổi rồi mới có được phương án hiệu quả nhất. Không có một doanh nghiệp nào có thể phát triển toàn diện chỉ sao một thời gian ngắn. Trong khi đó, để tồn tại thì phải có tiền – dòng tiền ổn định để duy trì các hoạt động cần thiết cho mình. Mọi quyết định đưa ra đều phải tính xem bạn sẽ mất bao nhiêu tiền, bao lâu thì thu lại được số vốn, mức lợi nhuận tạo ra được là bao nhiêu.
Lời khuyên thứ 5: Không ngừng học tập để phát triển bản thân
Như đã nhắc đến ở phần trên, kiến thức kinh doanh là bất tận và vô cùng quan trọng. Ngay cả bản thân bạn cũng có thể mang lại những kiến thức hữu ích từ chính thực tế đầu tư, kinh doanh của mình. Không một ai có thể tự tin khẳng định rằng mình giỏi tất cả trong mọi mảng, vấn đề của kinh doanh. Vì vậy, hãy học tập để phát triển bản thân mình trở mình thành phiên bản tốt hơn mỗi ngày. Sự phấn đấu, nỗ lực mỗi ngày sẽ mang đến “trái ngọt” trong tương lai của bạn dù ở bất kì trường hợp nào.
Lời khuyên thứ 6: Xây dựng chiến lược dòng tiền thông minh
Quản lý, chiến lược dòng tiền là mấu chốt quan trọng trong kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp starup gặp thất bại cũng đến từ điều này. Vì vậy, ngay từ đầu hãy xây dựng chiến lược dòng tiên thông minh cho mình. Mọi thứ đều cần phải có sự quản lý rõ ràng, dù là những chi phí ẩn cũng nên tính toán và cân đối một cách kỹ lưỡng. Bởi trong những giai đoạn đầu khởi nghiệp, số vốn hay dòng tiền luôn là nỗi đau của phần đa nhà quản trị. Chiến lược dòng tiền thông minh được hiểu theo cách rất đơn giản là giảm tiền chi ra và tăng tiền thu vào.
Lời khuyên thứ 7: Hãy tìm đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia
Không một ai có thể giỏi được tất cả mọi điều, hơn thế đầu tư kinh doanh liên quan đén rất nhiều vấn đề khác nhau. Dù bạn hiểu rất rõ về ý tưởng kinh doanh của mình, nhưng chưa chắc bạn đã có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh, marketing tốt nhất. Chưa kể việc thành lập doanh nghiệp còn liên quan đến các vấn đề về pháp lý. Vì vậy, nếu bạn không thực sự giỏi hay nắm chắc về những điều nào đó hãy tìm đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia. Đó có thể là các chuyên gia tư vấn hoặc các bên chuyên về dịch vụ hỗ trợ trong các lĩnh vực chuyên sâu nhất.
Lời khuyên thứ 8: Hãy xây dựng mạng lưới khách hàng ngay từ bây giờ
Đừng chờ khi bạn đã phát triển toàn diện, vững chắc mới bắt đầu xây dựng mạng lưới khách hàng. Điều này sẽ khiến bạn gặp khó khăn rất lớn và có thể dẫn đến thất bại ngay lập tức. Khách hàng là những người mang lại doanh số cho bạn, từ đó để bạn có thể tồn tại và phát triển. Không có khách hàng sẽ không có doanh thu và hiển nhiên bạn không thể duy trì hoạt động của mình lâu dài được. Hãy xây dựng và duy trì liên lạc với khách hàng ngay từ đầu quá trình khởi nghiệp của bạn. Điều này sẽ đảm bảo hơn cho ý tưởng kinh doanh của bạn khi khởi nghiệp sẽ thành công.
Lời khuyên thứ 9: Mắt nhìn xa – Làm việc cần chuẩn bị
Kinh doanh là công việc cần sự đầu tư lâu dài, vì vậy đừng chỉ nhìn thấy những điều trước mắt. Hãy nhìn xa trông rộng, dự đoán nhữ xu hướng, hành vi, rủi ro,… tất cả sẽ đều cần phải được tính toán một cách chi tiết và tỉ mỉ nhất có thể. Cùng với đó, trong bất kể mọi công việc trước khi tiến hành bạn đều cần phải có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Dù là việc đơn giản đi chăng nữa, sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tránh phạm phải những sai lầm, mất nhiều thời gian, công sức khi thực hiện.
4/ Những bài học kinh doanh đắt giá từ thất bại khi khởi nghiệp
“Thất bại là mẹ thành công” – thất bại đừng vội nản chí và bạn hoàn toàn có thể rút ra những bài học rất quý báu từ đó. Có thể bạn không biết thì có đến 92% doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ thất bại và phải giải thể chỉ sau 3 năm đầu. Vì vậy, ngoài những lời khuyên trên thì các bạn hoàn toàn có thể học hỏi ngay từ những thất bại dưới đây.
+ Quá mơ mộng về thành công: Tất nhiên khi bắt tay vào khởi nghiệp ai cũng muốn mình được chạm tay vào thành công. Nhưng kinh doanh là câu chuyện của thực tế và thực tế thì luôn chứa đựng những điều phũ phàng. Việc quá mơ mộng về thành công luôn khiến bạn đưa ra những quyết định theo cảm tính.
+ Tự tin một cách thái quá: Hãy nhớ rằng bạn chỉ mới bắt đầu chặng đường đua của mình, trong khi đó có rất nhiều đối thủ đã chạm đích từ lâu. Người đến sau dù có thể tự tin mang đến những sản phẩm, dịch vụ vượt trội hơn rất nhiều so với người đi trước tuy nhiên vẫn sẽ có rất nhiều hạn chế và chưa đủ sức để cạnh tranh toàn diện.
+ Hoạch định kế hoạch kinh doanh quá lý thuyết: Đưa những điều hay nhất, lý tưởng nhất vào kế hoạch kinh doanh là điều mà rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp thường làm. Tuy nhiên, cũng chính bởi vì vậy mà nó đã dẫn đến thất bại nghiêm trọng. Kế hoạch kinh doanh giống như định hướng cho mọi hoạt đồng của bạn, nếu nó chỉ là lý thuyết mà không có thực tế thì rất khó để thực hiện.
+ Lựa chọn đối tác kinh doanh không phù hợp: Dù bạn là “lính mới” thì cũng không thể lựa chọn đối tác kinh doanh cho mình một cách bừa bãi được. Các mối quan hệ này hoàn toàn có thể mang đến những rủi ro mà bạn không thể quản lý được tất cả.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh: Bí quyết giúp bạn chạm đến thành công
Với 9 lời khuyên trong kinh doanh dành riêng cho những cá nhân, doanh nghiệp starup trên đây mong rằng sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích nhất. Khởi nghiệp sẽ luôn có những thử thách, khó khăn nhưng vấn đề bạn đối mặt và xử lý như thế nào. Vượt qua được tất cả thì thành công sẽ luôn sẵn sàng đợi bạn trước mắt.