Lợi nhuận ròng được nhiều người ví như chiếc gương phản ánh rõ nét nhất về hiệu quả kinh doanh, đầu tư của các cá nhân và doanh nghiệp, công ty. Vì vậy, trong báo cáo, thống kê tài chính đây luôn là con số được quan tâm đến hơn cả. Vậy chính xác thì lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng có phải lợi nhuận sau thuế không?
Dù là một kiến thức căn bản thuộc phạm trù kinh tế, thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về nó. Tuy nhiên, nếu bạn đang dành sự quan tâm đến lợi nhuận ròng, hãy cùng chúng ta giải đáp những câu hỏi trên cũng như “bỏ túi” thêm cho mình các kiến thức liên quan đến thuật ngữ này cùng chúng tôi nhé.
Lợi nhuận ròng là gì?
Là thuật ngữ quen thuộc với nhiều người, thế nhưng với những ai không học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực kinh tế thì “Lợi nhuận ròng là gì” thực sự là một câu hỏi khó. Lợi nhuận ròng tiếng Anh là Net Profit, ngoài ra nó còn được biết đến với các tên gọi khác như lãi thuần, thu nhập ròng hay lãi ròng. Vì được gọi theo nhiều tên như vậy nên nhiều đôi khi gây hiểu nhầm về cách hiểu. Theo đó, lợi nhuận ròng chính là phần lợi nhuận mà cá nhân, doanh nghiệp và công ty có được sau khi đã lấy doanh thu tổng thể trừ đi các chi phí liên quan, bao gồm chi phí hoạt động, sản xuất, lãi vay, thuế.
Trong đó, lợi nhuận ròng sẽ bao gồm cả giá sản phẩm và giá dịch vụ tiêu thụ, nó sẽ được tính dựa vào mức độ chênh lệch giữa các khoản chi phí kinh doanh và doanh thu. Bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng, lợi nhuận ròng là khoản tiền mà bạn có được sau khi đã thanh toán tất cả các khoản chi phí cần thiết. Tuy nhiên, liên quan đến khái niệm của thuật ngữ này vẫn có sự khác nhau nhất định giữa các quan điểm và nền kinh tế. Điển hình như tại Mỹ, lợi nhuận ròng lại được định nghĩa với sự kết hợp giữa thu nhập ròng hoặc là lợi nhuận sau thuế.
Ngoài ra, trong mỗi một giai đoạn khác nhau thì chỉ số lợi nhuận ròng trong báo cáo tài chính cũng có thể khác nhau. Nên hãy tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về các thông tin, thống số được đề cấp đến trong báo cáo tài chính để hiểu một cách chính xác nhất. Cùng với đó còn một khái niệm nữa liên quan đến thuật ngữ này là biên lợi nhuận ròng. Chỉ số này đề cập đến tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần mà bạn đạt được trong hoạt động kinh doanh, nó sẽ được biển thị dưới dạng phần trăm.
Lợi nhuận ròng có phải lợi nhuận sau thuế không?
Đây ắt hẳn là câu hỏi luôn nhận được rất nhiều bạn quan tâm, bởi chỉ riêng khái niệm và tên gọi của chỉ số này đã có thể gây ra nhiều sự nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu bắt tay vào tính toán thực tế thì lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận sau thuế mà cá nhân, doanh nghiệp sẽ có dược trong hoạt động kinh doanh của mình. Dù khác nhau về tên gọi, thế nhưng về bản chất thì lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế cùng đề cập đến một chỉ số trong báo cáo tài chính. Lợi nhuận ròng – Lợi nhuận sau thuế xuất hiện trong báo cáo tài chính thường sẽ nằm ở dòng gần cuối cùng.
Để giúp các bạn dễ hiểu hơn thì sau đây chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ về lợi nhuận dòng, thông qua đó bạn sẽ biết được tại sao lợi nhuận ròng lại chính là lợi nhuận sau thuế.
Công ty A sau một năm hoạt động, trong báo cáo tài chính đề cập đến những chỉ số như sau:
• Tổng doanh thu: 200 tỷ đồng
• Chi phí hoạt động: 40 tỷ đồng
• Khoản thuế thu nhập: 15 tỷ đồng
• Vốn nguyên vật liệu, hàng hóa: 20 tỷ đồng
• Lợi nhuận ròng: 125 tỷ đồng
• Biên lợi nhuận ròng: 62,5%
Như vậy, lợi nhuận ròng sẽ được là kết quả cuối cùng sau khi trừ đi toàn bộ các khoản chi phi liên quan từ doanh thu tổng của công ty A. Bao gồm cả các khoản thuế cần phải đóng theo quy định pháp luật. Dù tên gọi khác nhau, nhưng lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế vẫn cùng đề cập đến một chỉ số. Bạn cần hiểu rõ về điều này để tránh sự nhầm lẫn khi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về các bản báo cáo tài chính hoặc tiến hành tính toán.
Tầm quan trọng của lợi nhuận ròng
Trong báo cáo tài chính sẽ đề cập đến rất nhiều các chỉ số khác nhau, nhưng ắt hẳn bất kỳ nhà quản lý, đầu tư nào cũng sẽ dành sự quan tâm của mình đến lợi nhuận ròng. Bởi nó sẽ phản ánh chính xác nhất về hiệu quả kinh doanh cả cá nhân, doanh nghiệp và công ty. Nên khi đi vay vốn, kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài thì các đơn vị cũng sẽ chú trọng để chỉ số này để đánh giá mô hình kinh doanh của bạn. Nếu chỉ số lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan, thuế cần đóng mà cao thì đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh đang rất hiệu quả và ngược lại.
Thông qua lợi nhuận ròng, còn giúp chúng ta biết được giá trị lợi nhuận ròng chiếm bao nhiêu trong tổng doanh thu đã đạt được trong suốt thời gian qua. Nếu giá trị này biểu đạt nhỏ hơn 0, doanh nghiệp – mô hình kinh doanh của bạn đang đứng trước “báo động đỏ” với nguy cơ thua nỗ, phá sản. Lúc này, buộc nhà quản trị cần phải nhanh chóng tìm kiếm ra phương án, chiến lược để chuyển bại thành thắng. Ngoài ra, chỉ số này còn liên quan trực tiếp đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp với mối quan hệ là tỷ lệ thuận. Vì vậy, tầm quan trọng của lợi nhuận ròng chắc chắn là điều mà không một ai có thể phủ nhận.
Ý nghĩa của lợi nhuận ròng
Là những chỉ số khô khan, thế nhưng lợi nhuận ròng lại mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau được biểu đạt sau đó. Nếu như bạn đơn thuần chỉ sử dụng lợi nhuận ròng để đánh giá về hiệu quả kinh doanh của mình, thì bạn mới chỉ sử dụng có một tầng ý nghĩa của nó. Trên thực tế, ý nghĩa của lợi nhuận ròng được thể hiện trên nhiều khía cạnh trong hoạt động kinh tế và điển hình nhất là 3 ý nghĩa dưới đây:
1. Ảnh hưởng đến công việc nội bộ trong doanh nghiệp: Ý nghĩa đầu tiên của lợi nhuận ròng mà chúng tôi muốn đề cấp đến và không khó để chúng ta nhận ra, chính là ảnh hưởng đến công việc nội bộ trong doanh nghiệp. Nó sẽ củng cố vào ngân sách hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cũng là khoản mà các cổ đông sẽ nhận được.
2. Phục vụ cho việc nghiên cứu và đầu tư của doanh nghiệp: Thông qua lợi nhuận ròng, bạn sẽ nắm chắc được hiệu quả kinh doanh của mình. Như vậy, bạn sẽ dựa vào đó đến nghiên cứu, phát triển các chiến lược, kế hoạch kinh doanh tương lai cũng như đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
3. Giúp doanh nghiệp trong hoạt động vay vốn, kêu gọi vốn đầu tư: Như đã đề cập đến ở phần trên, các doanh nghiệp muốn vay vốn, kêu gọi vốn đầu tư thành công thì phải giữ được mức lợi nhuận ròng trước đó của mình tốt và ổn định.
Cách tính lợi nhuận ròng chính xác
Thực tế thì việc tính lợi nhuận ròng với nhiều người là rất phức tạp, nhất là đối với các doanh nghiệp lớn, hoạt động kinh doanh đa dạng. Chưa kể đến việc bạn sẽ thấy có rất nhiều công thức khác nhau và vì vậy mà nó được tiến hành tính toán theo các cách riêng. Vì vậy, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn hai công thức tính lợi nhuận ròng thường được áp dụng nhiều nhất.
+ Công thức 1:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – tổng chi phí
Công thức này sẽ tương đương với công thức: Lợi nhuận ròng = tổng toàn bộ doanh thu từ doanh nghiệp – (10% thuế giá trị gia tăng + 20% chi phí thuế thu nhập từ doanh nghiệp + 30% chi phí hoạt động)
Trong đó:
• Tổng doanh thu: Là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được về từ việc bán hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc đến từ các hoạt động đầu tư, cho thuê khác.
• Tổng chi phí: Là chi phí mà doanh nghiệp cần phải sử dụng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nó bao gồm cả các khoản thuế như đề cập ở công thức tương đương phía trên.
+ Công thức 2:
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó:
• Lợi nhuận trước thuế: Là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có được + Lợi nhuận khác.
• Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Là nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện với Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Các chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng
Ngay từ công thức tính, các bạn cũng có thể thấy được rằng sẽ có rất nhiều các khoản chi phí khác nhau cần phải trừ đi thì mới có thể biết được lợi nhuần ròng cuối cùng mà mình đạt được là bao nhiêu. Như vậy, điều này cũng đồng nghĩa với việc các khoản chi phí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng của chúng ta. Vì vậy, bạn cần phải xác định rõ ràng những chi phí này để có kế hoạch cụ thể.
1. Chi phí duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Đây là khoản chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Nếu như không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, không cắt giảm được các khoản chi phí ẩn sẽ dẫn đến chi phí duy trì hoạt động quá cao.
2. Thuế thu nhập của doanh nghiệp: Đây là khoản chi phí được tính theo quy định của pháp luật, tất nhiên là chúng ta cũng không thể tăng giảm theo ý muốn của mình.
3. Giá gốc của sản phẩm: Nhiều bạn sẽ cảm thấy điều này không ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng, thế nhưng nếu như càng ngày bạn càng giảm được giá gốc của sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể thì đương nhiên mức lợi nhuận ròng sẽ được đẩy lên.
4. Doanh thu tổng: Doanh thu tổng của doanh nghiệp được cộng từ rất nhiều loại doanh thu khác nhau, chứ không chỉ riêng hoạt động bán hàng. Chỉ số này đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn một mình vào nó thì vẫn chưa thể đưa ra đánh giá cuối cùng.
Lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp khác gì nhau?
Lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp là hai khái nhiệm thường xuyên được đề cập đến, tuy nhiên nhiều bạn vẫn bị nhầm lẫn. Bước vào kinh doanh, đây luôn là những kiến thức mà chúng ta cần phải nắm chắc. Nếu nhầm lẫn, không thể phân biệt được một cách rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, đầu tư quan trọng. Để biết được sự khác nhau giữa hai chỉ số này thì trước hết bạn phải trả lời được câu hỏi lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp hay còn được mọi người là lãi gộp, được hiểu là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất, dịch vụ, tiền lãi và các khoản chi phí phát sinh liên quan khác. Theo đó, chỉ số này sẽ được tính theo công thức như sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Vậy dựa vào khái niệm trên thì không khó để thấy được sự khác nhau giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp nằm ở phần thuế thu nhập kinh doanh mà doanh nghiệp cần phải đóng. Lợi nhuận gộp đơn thuần mới là trừ đi các khoản chi phí liên quan, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn lợi nhuận ròng đã trừ đi tất cả các khoản phí và cả các khoản thuế cần thiết, là phần tiền mà doanh nghiệp nhận được.
Thông qua những chia sẻ trên đây, mong rằng đã giúp bạn hiểu hơn về lợi nhuận ròng – thước đo hiệu quả kinh doanh của mọi đơn vị. Đồng thời, qua đó phân định được rõ giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp trong các bản báo cáo tài chính vẫn thường bắt gặp. Hoặc đơn giản, những điều này sẽ giúp cho công việc, đánh giá của bạn trở nên dễ dàng hơn.