Dù là người tiêu dùng hay kinh doanh, buôn bán thì Shopee Analytics luôn là bộ công cụ không thể không biết đến. Được chính đơn vị này phát triển, bộ công cụ này mang đến rất nhiều tính năng và sự thuận tiện cho cả người mua lẫn người bán. Nhưng dường như, đến nay nhiều bạn vẫn chưa biết Shopee Analytics là gì? cách sử dụng Shopee Analytics như thế nào?
Vì vậy, mà bạn đang bỏ qua chính một bộ công cụ đầy hữu ích cho những trải nghiệm mua sắm của mình hay phát triển hoạt động bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử đang cực kỳ phát triển này. Ngoài ra, nếu biết cách sử dụng Shopee Analytics còn giúp bạn tìm kiếm mã giảm giá siêu hấp dẫn cho các đơn hàng của mình.
Shopee Analytics là gì?
“Shopee Analytics là gì?” đây ắt hẳn là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm đến lúc này. Shopee là sàn thương mại điện phát triển hàng đầu tại nước ta, với lượng truy cập mỗi ngày rất lớn. Trên đây có vô số các thương hiệu, chủ shop đi cùng là số lượng hàng hóa khổng lồ. Bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều mặt hàng khác nhau như quần áo, túi xách, đồ gia dụng, đồ điện tử, nội thất,… ngay trên “khu chợ ảo” này. Tuy nhiên, dù Shopee là cái tên được nhiều người biết đến nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bộ công cụ Shopee Analytics của nó cũng sẽ vậy.
Trong thời đại mua sắm, kinh doanh online ngày càng phát triển, các sàn thương mại điện tử đã được “cải tiến” rất nhiều so với ban đầu. Nhằm mang đến những trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng, cũng như cung cấp tài nguyên phát triển kinh doanh cho các chủ shop. Vì vậy, đây cũng là lý do Shopee Analytics được ra đời và được cung cấp cho cả hai bên sử dụng một cách dễ dàng. Shopee Analytics là một bộ công cụ chuyên về nguyên cứu và phân tích các sản phẩm bán chạy cũng như các từ khóa HOT được nhiều người tìm kiếm trên nền tảng Shopee.
Với công dụng đó, Shopee Analytics đều hữu ích cho cả người mua sắm lẫn người kinh doanh. Trong suốt quá mua sắm, tâm lý chung của tất cả mọi người là đều muốn tìm kiếm được những sản phẩm ưng ý, giá tốt. Còn đối với các chủ shop, họ luôn muốn biết khách hàng của mình đang cần gì, quan tâm đến sản phẩm nào nhiều hơn cả. Như vậy, tất cả những điều này đều được Shopee Analytics giải quyết một cách nhanh chóng. Nên dù bạn là người mua hay người bán thì đều nên biết đến bộ công cụ siêu hữu ích này.
Công dụng của Shopee Analytics đối với người mua
Phần lớn, người tiêu dùng thông thường khi trải nghiệm mua sắm trên nền tảng Shopee vẫn chỉ đang tiến hành các thao tác cơ bản nhất. Thậm chí nhiều người còn không biết đến Shopee Analytics hay vẫn cho rằng nó chỉ phụ vụ cho mục đích bán hàng mà thôi. Tuy nhiên, trên thực tế Shopee Analytics lại là một điều vô cùng quan trọng cần phải đề cập đến khi mua sắm trên Shopee. Sàn thương mại điện tử này được phát triển với mô hình chính là B2C, tức là doanh nghiệp với người tiêu dùng. Nên Shopee rất đề cao về các lợi ích, giá trị cho khách hàng của mình.
Nếu bạn cũng là một khách của Shopee thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng Shopee Analytics để nhu cầu mua sắm của mình được đáp ứng một cách tối ưu nhất. Hơn thế, Shopee Analytics luôn mang đến những lợi ích rất cao khi bạn sử dụng với những công dụng dưới đây:
1. Công cụ phân tích thống kê lịch sử giá: Bạn có thể phân tích thống kê lịch sử giá theo mốc thời gian mỗi ngày với giá ở thời điểm hiện tại trên nền tảng này. Nhờ vậy, bạn sẽ biết hôm nay sản phẩm bạn muốn mua có mức giá tốt không hay phải đợi ngày khác để đưa ra quyết định mua sắm.
2. Phân tích mã giảm giá: Với Shopee Analytics người tiêu dùng có thể phân tích và tìm kiếm các mã giảm giá một cách nhanh chóng, vừa tiết kiệm về thời vừa tiết kiệm về chi phí mua sắm cho mình.
Công dụng của Shopee Analytics đối với người bán
Nếu bạn đang hoặc có ý định bán hàng online trên Shopee thì càng không nên bỏ qua bộ công cụ Shopee Analytics ưu việt này. Shopee là một “mảnh đất màu mỡ”, bạn có thể khai thác được rất nhiều nguồn tài nguyên cho việc bán hàng. Đặc biệt là cơ hội tiếp cận đông đảo khách hàng tiềm năng, khi Shopee luôn xếp TOP những sàn thương mại điện tử có lượng truy cập cao. Tuy nhiên, cơ hội lớn thì cũng sẽ đi cùng với thách thức cao.
Bạn có thể dễ dàng mở một gian hàng trên Shopee để bán hàng, nhưng để tồn tại và phát triển thì lại là điều hoàn toàn ngược lại. Tỷ lệ cạnh tranh trên Shopee là rất lớn, chưa kể có không ít những thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người biết đến cũng đã tham gia thị trường này. Vì vậy, bạn cần phải tối ưu trong nhiều vấn đề và tận dụng tối đa nhất với những công dụng của Shopee Analytics này.
1. Phân tích sản phẩm bán chạy: Với Shopee Analytics các chủ shop sẽ biết các sản phẩm nào đang bán chạy trong suốt một tháng qua. Từ đó, đưa ra các chính sách, chiến lược để thúc đẩy doanh số một cách hiệu quả.
2. Thống kê và phân tích gian hàng của đối thủ: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” nếu như thông thường bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu, phân tích đối thủ. Nhưng với Shopee Analytics, các chủ shop sẽ được hỗ trợ vấn đề này hoàn toàn miễn phí, với các thông tin thống kê và phân tích từ hệ thống.
3. Phân tích từ khóa: Shopee Analytics sẽ giúp các chủ shop phân tích các từ khóa có lượng tìm kiếm cao, từ đó tối ưu về mặt nội dung và đặc biệt là tiêu đề của sản phẩm sao cho hiệu quả.
Cách sử dụng công cụ Shopee Analytics hiệu quả
Bộ công cụ Shopee Analytics được Shopee cung cấp cho người dùng hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, dùng cách sử dụng không quá khó nhưng nhiều người vẫn không biết khai thác Shopee Analytics như thế nào cho những nhu cầu cần thiết của mình. Vì vậy, trong phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng công cụ Shopee Analytics sao cho hiệu quả nhất đối với 6 phần riêng biệt sau đây:
Sử dụng dữ liệu thị trường
Với Shopee Analytics bạn hoàn toàn có thể khai thác để sử dụng dữ liệu thị trường cho việc nghiên cứu, phân tích hoạt động bán hàng của mình. Theo đó, bạn vào trực tiếp công cụ đã nắm rõ các số liệu, thông tin mà Shopee Analytics đã cung cấp trên hệ thống về dòng sản phẩm bán chạy, ngành hàng tiêu biểu, thông tin các shop trên Shopee,… Chỉ cần phân tích sâu các thông tin, data này các chủ shop sẽ đánh giá, nắm gọn được xu thế của thị trường. Việc hiểu rõ được xu thế của thị trường sẽ giúp bạn đưa ra những định hướng kinh doanh tốt nhất.
Sử dụng dữ liệu danh mục ngành
Shopee Analytics sẽ thống kê, phân tích theo cả danh mục ngành sản phẩm đang hoạt động trên hệ thống. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng nhận định được rằng ngành hàng mà mình đang theo đuổi có tiềm năng phát triển hay không, có nên đầu tư vào lâu dài không. Sự phát triển chung của toàn ngành sẽ là những thông tin “đắt giá”, dù bạn kinh doanh quy mô lớn hay chỉ là một cửa hàng nhỏ online trên Shopee. Khi đã tham gia vào thì chúng ta đều chịu sự chi phối chung của toàn ngành, nhất là khi các biến động xảy ra.
Sử dụng dữ liệu sản phẩm
Nhờ tính năng này, các chủ shop sẽ phân tích được toàn bộ các thông tin về sản phẩm như tốc độ tăng trưởng, tiềm năng phát triển, lý do lên TOP,… Nhờ vậy mà bạn biết mình nên “chăm sóc” sản phẩm nào kỹ lưỡng hơn để nó trở thành một “cần câu cơm” chính hiệu cho shop của mình. Không chỉ người tiêu dùng, các chủ shop đều cần phải nắm rõ các thông tin về sản phẩm. Phân tích đúng, chuyên sâu sẽ giúp chủ shop nhận định được chu kỳ luân hồi tăng trưởng cũng như nắm bắt được xu thế trong thời gian sắp tới.
Sử dụng dữ liệu xếp hạng
Trong Shopee Analytics sẽ có những bảng xếp hạng được thống kê lại theo các tiêu chí riêng biệt. Từ các dữ liệu xếp hàng về sản phẩm, ngành hàng,… sẽ giúp bạn tối ưu hóa trong từng chiến lược kinh doanh, marketing của mình. Khi bán hàng trên Shopee với tỷ lệ cạnh tranh cao, việc sử dụng dữ liệu xếp hạng sẽ cho bạn nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh để từ đó đưa ra những phân tích, nhận định đúng đắn. Đồng thời, người bán hàng còn có thể gia tăng được lượng truy cập vào sản phẩm theo thời gian nếu biết mình cần thay đổi những gì để tối ưu nhất.
Sử dụng dữ liệu từ tìm kiếm phổ biến
Mọi tìm kiếm trên Shopee của khách hàng hay của chính bạn đều được hệ thống ghi nhận lại. Theo đó, theo từng mốc thời gian đo lường Shopee Analytics sẽ cho bạn biết đâu là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hay đích xác một từ nào đó được tìm kiếm bao nhiêu lần. Từ đó, người bán hàng sẽ biết được đâu là những từ khóa được khách hàng tìm kiếm nhiều. Đây cũng chính là nhu cầu của họ, nhờ vậy bạn có thể tối ưu SEO về mặt nội dung sản phẩm. Chỉ cần khi khách hàng tìm kiếm, sản phẩm của bạn có thể xuất hiện ra trong những sự gợi ý được hệ thống đưa ra với vị trí lý tưởng hơn.
Sử dụng lưu trữ dữ liệu
Đối với tính năng này thì sẽ giúp ích cho cả chủ shops lẫn khách hàng, đối với các chủ shop Shopee Analytics sẽ lưu trữ toàn bộ lại các thông tin trong suốt quá trình hoạt động trên nền tảng này. Như vậy, bạn sẽ đánh giá được hiệu suất các hoạt động kinh doanh của mình. Còn đối với người tiêu dùng, việc sử dụng tính năng lưu trữ dữ liệu sẽ giúp đánh giá chính xác về shop cung ứng sản phẩm mà mình đang quan tâm đến. Từ đó, biết được shop này có uy tín hay không, sản phẩm mà họ đang cung ứng có nhận được đánh giá cao hay không.
Hướng dẫn nhanh cách tìm kiếm mã giảm giá với Shopee Analytics
Đối với người tiêu dùng thì việc được giảm giá hàng hóa, sản phẩm mình đang có nhu cầu mua sắm bao giờ cũng là yếu tố thúc đẩy đưa ra quyết định nhanh hơn. Số đông có lẽ luôn cho rằng, để mua được hàng giảm giá trên Shopee thì đều phải đợi các đợt khuyến mãi của sàn thương mại điện tử này hoặc đợi các chương trình từ shop. Tuy nhiên, vào những ngày hết sức bình thường bạn vẫn có thể tìm được các mã giảm giá thông qua Shopee Analytics.
Không phải ai cũng biết cách tìm mã giảm giá với Shopee Analytics, trong khi có rất nhiều mã khác nhau và phù hợp với mọi khách hàng. Điều đặc biệt là những mã này hầu hết đều xuất hiện ở mọi ngành hàng, sẽ thật lãng phí nếu bạn bỏ qua. Rất đơn giản, khi cần mua sắm sản phẩm nào trên Shopee mà muốn rẻ hơn thì bạn chỉ cần truy cập vào link https://www.shopeeanalytics.com/vn/ma-giam-gia.html. Tại đây sẽ có vô số những mã giảm giá khác nhau để bạn chọn lựa, hãy cân nhắc đến các điều kiện của từng mã để xem nó có phù hợp với đơn hàng của mình không nhé. Như vậy, việc tìm mã giảm giá khi mua hàng trên Shopee với Shopee Analytics thực chất rất đơn giản. Bạn cũng không cần phải thực hiện các bước, hay yêu cầu phức tạp nào.
Nếu ai từng sử dụng Shopee Analytics, chắc chắn sẽ không thể nào phủ nhận đi tính hữu ích của bộ công cụ này. Dù bạn đứng trên cương vị của một người tiêu dùng hay một chủ shop, thì nó đều phát huy được không ít công dụng. Điều quan trọng, chúng ta cần phải khai thác đúng cách để đạt được mục đích của mình. Có lẽ, với các chủ shop bán hàng online trên Shopee thì lại càng phải “chăm” khai thác các dữ liệu từ Shopee Analytics. So với việc bạn tự nghiên cứu, phân tích thì các data được Shopee Analytics cung cấp có độ chính xác là rất cao.