Mô hình kinh doanh truyền thống dù đã có từ rất lâu đời, nhưng cho đến nay nó vẫn tồn tại và nắm giữ vị thế “áp đảo”. Ngay cả dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, rất nhiều hình thức kinh doanh khác nhau được ra đời đã tạo nên những xu hướng mới lạ, hấp dẫn.
Tuy nhiên, thị trường hiện nay đã có nhiều sự thay đổi, người tiêu dùng cũng theo đó tăng thêm các tiêu chi, yêu cầu trong quá trình mua sắm của mình. Vì vậy, để phát triển buộc các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đang áp dụng mô hình này cần phải có sự thay đổi cần thiết.
1/ Mô hình kinh doanh truyền thống là gì?
Đây có lẽ là khái niệm mà chỉ cần nghe nhắc đến nhiều bạn đã có thể đưa ra lời giải đáp chính xác ngay lập tức. Bởi mô hình kinh doanh truyền thống đã có mặt và phát triển trong suốt quãng thời gian dài, nó như một phần tất yếu của thị trường tiêu dùng. Một cách hiểu đơn giản nhất về mô hình kinh doanh truyền thống đó là sở hữu mặt bằng vật lý để trưng bày sản phẩm, tiến hành giao dịch trực tiếp với khách hàng. Ngay cả mặt bằng kinh doanh dịch vụ như quán café, nhà hàng,… cũng đều là những đại diện rất phổ biến cho mô hình kinh doanh truyền thống.
Trước kia thuật ngữ này cũng không được thường xuyên đề cập đến, nhưng với sự xuất hiện và phát triển của các mô hình kinh doanh hiện đại thì tần suất được tăng dần theo. Bởi điều này giúp mỗi cá nhân có một sự phân định rõ ràng nhất về các mô hình kinh doanh, tránh sự nhầm lẫn. Cũng có thể khi tìm hiểu về mô hình kinh doanh truyền thống bạn sẽ bắt gặp được rất nhiều nhận định chúng đã lỗi thời, không còn hiệu quả. Nhưng nhìn nhận từ thực tế các địa điểm bán hàng trực tiếp ngày một gia tăng trên khắp cả nước với đủ mọi quy mô khác nhau. Ngay cả khi xu hướng shopping online ngày càng trở nên thịnh hành hơn nữa.
Xem thêm:Giải đáp: Tại sao trong kinh doanh online cần sử dụng phần mềm quản lý?
2/ Mô hình kinh doanh truyền thống có còn hiệu quả không?
Gần như khi đề cập đến những điều liên quan đến truyền thống phần lớn mọi người đều đặt ra một sự hoài nghi rằng nó còn có thể phát triển không, còn có hiệu quả không. Mô hình kinh doanh truyền thống cũng không phải một trường hợp ngoại lệ, nhất là dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chưa kể, từ sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã có hàng triệu cửa hàng, mặt bằng phải đóng cửa. Thậm chí đã có vô số các doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản và con đường kinh doanh trực tuyến lại biết đến là một chiếc phao cứu sinh đầy hiệu quả.
Nên đây cũng là lý do vì sao nhiều người lo lắng rằng, khi khởi nghiệp hay muốn mở rộng quy mô thì việc áp dụng mô hình kinh doanh liệu có phải là một quyết định đúng đắn không. Chúng ta không phủ nhận rằng tốc độ phát triển của các mô hình kinh doanh hiện đại, chỉ trong thời gian ngắn đã chiếm được thị phần không nhỏ bằng rất nhiều năm cộng lại so với mô hình truyền thống. Tuy nhiên, đánh giá từ chính thị trường Việt Nam, mô hình kinh doanh truyền thống vẫn là định hướng phát triển đầy tiềm năng trong tương lai sắp tới.
Bởi thói quen của người tiêu dùng là điều rất khó để có thể thay đổi trong thời gian ngăn, thậm chí là 10 hay 15 năm đi nữa. Số đông người tiêu dùng nước ta đều có xu hướng lựa chọn việc đến các cửa hàng, điểm mua sắm trực tiếp để chọn lựa cho mình các sản phẩm hoặc trải nghiệm dịch vụ cần thiết. Ngay cả khi những sản phẩm đó họ có thể đặt mua trực tuyến hay phải mất công, tốn thời gian ra ngoài đi chăng nữa. Đặc biệt là đối với những sản phẩm có giá trị cao thì việc đến tận nơi, kiểm tra trực tiếp vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Tất nhiên, muốn phát triển mô hình kinh doanh truyền thống chúng ta vẫn cần phải có những sự thay đổi nhất định. Bạn không thể dập khuôn theo những nguyên tắc cũ trước kia. Thói quen của người tiêu dùng có thể chưa thay đổi, nhưng hiện nay họ không chỉ mua sản phẩm, dịch vụ mà là mua cả quá trình trải nghiệm. Vì vậy, muốn phát triển mô hình này hiệu quả thì bạn cần phải có những sự thay đổi cả về tư duy, nhận định. Cải tiến những điều đã quá cũ để gia tăng điểm hấp dẫn, thu hút khách hàng.
3/ Ưu điểm của mô hình kinh doanh truyền thống
Các bạn có thể thấy rằng, việc đầu tư cho mô hình kinh doanh truyền thống là vô cùng tốn kém. Nên thông thường, ngay cả kinh doanh theo hộ gia đình cũng phải là những người có số vốn nhiều thì mới dám mở cửa hàng để buôn bán. Tuy nhiên, mô hình này sở hữu những ưu điểm vô cùng vượt trội. Nên đây mới là lý do mà nó tồn tại cho đến tận ngày hôm nay và đông đảo người tiêu dùng yêu thích.
Tạo dựng lòng tin nhanh chóng: Điều này các bạn có thể thấy rõ nhất khi so sánh với mô hình kinh doanh online. Dù vẫn là một điều khó, nhưng khi có mặt bằng trực tiếp thì xu hướng khách hàng sẽ tin tưởng thương hiệu của bạn nhiều hơn.
Dễ dàng phát triển và định hướng dịch vụ CSKH: Việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng sẽ giúp cho các chủ cửa hàng, doanh nghiệp dễ dàng phát triển những chiến lược kinh doanh, dịch vụ CSKH trong tương lai hơn rất nhiều. Bởi quá trình trao tiếp, trò chuyện sẽ đưa ra những đánh giá chính xác hơn.
Tạo ra những trải nghiệm mua sắm trực quan nhất: Với việc đến trực tiếp cửa hàng, khách hàng sẽ được kiểm tra, đánh giá trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ từ A-Z do đơn vị cung cấp. Từ đó, họ sẽ có những trải nghiệm trực quan nhất tự bản thân mình cảm nhận mà không phải từ người khác tác động đến.
Không sợ lừa đảo: Tình trạng bùng hàng ở mô hình online là rất nhiều, nhưng với mô hình kinh doanh truyền thống người mua đến trực tiếp cửa hàng để tiến hành giao dịch nên bạn cũng không sợ bị lừa đảo nữa.
Không phải chờ đợi hay sợ hàng hóa thất lạc: Vì khách hàng đến trực tiếp nên người bán cũng không phải chờ đợi hàng hóa bao giờ được giao đến tay khách hàng hay sợ quá trình vận chuyển bị thất lạc nữa.
4/ Nhược điểm của mô hình kinh doanh truyền thống
Không có một mô hình kinh doanh nào được coi là hoàn hảo tuyệt đối, mô hình kinh doanh truyền thống dù có vị thế ở thị trường tiêu dùng Việt Nam cũng vậy. Vì vậy mà những mô hình hiện đại mới có “đất” để phát triển riêng cho mình. Đây cũng là điều hoàn toàn bình thường mà ở góc độ mỗi cá nhân cũng có thể đánh giá được. Theo đó, mô hình này đến nay vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:
Chi phí đầu tư lớn: Chắc chắn rồi, đây cũng là điều mà chúng tôi đã cập nhật đến ở phần trên. Nên vì vậy, thường khi khởi nghiệp và nhất là các bạn trẻ khi vốn có hạn sẽ lựa chọn mô hình kinh doanh trực tuyến chứ không phải truyền thống.
Bị hạn chế về thời gian, không gian bán hàng: Do bán hàng ở mặt bằng trực tiếp nên rất ít cửa hàng có thể hoạt động 24/24 giờ. Chỉ có một số ít những chuỗi cửa hàng tiện lợi mới có thể bán cả ngày. Thêm vào đó, những khách hàng ở quá xa cũng sẽ không lựa chọn đến với địa chỉ của bạn.
Phải dành nhiều thời gian ở cửa hàng: Để quản lý và nếu như không có nhân viên việc bạn phải dành nhiều thời gian ở cửa hàng là điều bắt buộc. Nếu không công việc kinh doanh sẽ rất khó kiểm soát và duy trì được.
Chi phí vận hành kinh doanh tốn kém: Không chỉ chi phí đầu tư mà cả chi phí vận hành kinh doanh cũng không là ít chút nào. Có rất nhiều khoản mà các bạn cần phải bỏ ra mỗi tháng như thuê nhân viên, điện, thiết bị, trang trí, sửa chữa,…
5/ Tại sao nhiều khách hàng vẫn ưa chuộng mô hình kinh doanh truyền thống?
Đây là điều có lẽ đã khiến rất nhiều bạn tò mò, thắc mắc, bởi các phương thức mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển một cách rầm rộ. Đặc biêt là mang lại rất nhiều lợi ích có thể nhìn thấy ngay lập tức cho người tiêu dùng. Nhất là việc chúng ta có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến cửa hàng trực tiếp. Thậm chí nếu muốn bạn cũng có thể thanh toán qua các phương thức online mà không phải trả tiền mặt. Tuy nhiên, bản thân việc mua sắm online ngoài những lợi ích rất thiết thực ra thì song hành cũng là những nhược điểm rất lớn.
Chính vì vậy, dù có nhiều sự thay đổi nên lý do mà người tiêu dùng vẫn ưa chuộng mô hình kinh doanh truyền thống có thể đề cập đến như sau:
• Do thói quen mua sắm đã được hình thành từ rất lâu, nên lựa chọn đến các địa điểm để lựa chọn, tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ được nhiều người lựa chọn.
• Người tiêu dùng có thể trực tiếp kiểm tra sản phẩm, đánh giá dịch vụ của thương hiệu có tốt hay không tốt.
• Có thể tham khảo ngay những sản phẩm liên quan, tương đương để đánh giá cũng như so sánh cho sự lựa chọn của mình một cách trực tiếp.
• Không sợ hàng giả, hàng lỗi, hàng bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển,… như khi mua hàng online.
• Không phải đợi chờ vận chuyển hay đổi hàng hóa khi hàng bị lỗi, nhầm đơn, bị hỏng có ngay sản phẩm để sử dụng.
• Được trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách rõ ràng.
6/ Các mô hình kinh doanh truyền thống hiện nay
Kinh doanh truyền thống thực chất không chỉ có một mô hình duy nhất, nó được phân chia ra thành nhiều kiểu khác nhau. Vì vậy, nếu bạn lựa chọn phát triển theo hướng này thì cần phải có sự am hiểu nhất định để tránh sự nhầm lẫn. Tất nhiên, cũng sẽ có rất nhiều cách phân chia khác nhau, có thể bạn sẽ bắt gặp những cách phân loại mô hình kinh doanh truyền thống khác chúng tôi. Nhưng về bản chất và mức độ phổ biến thì sẽ có những kiểu như sau:
Mô hình kinh doanh truyền thống đăng ký theo hộ gia đình: Đây là kiểu mà thực tế các bạn sẽ bắt gặp rất nhiều, do cá nhân làm chủ. Thường cũng có thể là sẽ có thêm 2, 3 cơ sở những bản chất nó vẫn thuộc về một người quản lý. Quy mô thường sẽ không quá lớn.
Mô hình kinh doanh truyền thống theo quy mô doanh nghiệp: Các chuỗi cửa hàng, showroom, siêu thị,… chính là điển hình của quy mô này. Các bạn sẽ thấy chúng có rất nhiều cơ sở để khách hàng có thể trải nghiệm. Đứng sau đó là cả một ban quản lý, lãnh đão điều hành.
Mô hình kinh doanh truyền thống nhượng quyền: Vấn đề nhượng quyền kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến hơn ở nước ta, đặc biệt là ở các lĩnh vực kinh doanh quán trà sữa, café rất phát triển.
Mô hình kinh doanh truyền thống theo đại lý: Mô hình này là một sự mở rộng quy mô phát triển nhưng hoàn toàn khác biệt so với nhượng quyền. Nhượng quyền giống như một sự mua bán về thương hiệu, nhưng đại lý là một sự phân cấp trong kinh doanh.
7/ Có nên chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại không?
Với tình hình chung của thị trường hiện tại, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi “Có nên chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại không?”. Bởi theo xu hướng chung, mua sắm trực tuyến sẽ ngày một phát triển hơn nữa. Nên rất nhiều thương hiệu lớn cũng đang dần dịch chuyển thị phần của mình sang mảng này. Thêm vào đó, đứng trước những lợi ích mà kinh doanh hiện đại mang đến ắt hẳn nhiều người sẽ không khỏi bị “lung lay” ý chí. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi trong kinh doanh việc nắm bắt xu hướng và thay đổi kịp thời là điều cần thiết.
Tuy nhiên, mọi mô hình đều có những mặt ưu, nhược điểm khác nhau luôn song hành và tồn tại. Thay vì việc chuyển đổi hoặc lựa chọn định hướng dập khuôn theo một mô hình duy nhất tại sao bạn không tạo nên một phiên bản hoàn hảo hơn? Bản thân nếu bạn đang kinh doanh theo mô hình truyền thống hãy thay đổi hay đúng hơn là kết hợp với các yếu tố hiện đại thay vì là chuyển sang hoàn toàn vẫn sẽ tốt hơn. Điển hình có rất nhiều doanh nghiệp vẫn giữ mô hình truyền thống, thậm chí là mở thêm nhiều cửa hàng, mặt bằng kinh doanh của mình. Nhưng cùng với đó họ cũng gia tăng các kênh marketing online của mình để thu hút nhiều khách hàng hơn.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi với mô hình O2O tức là hoạt động song hành cả offline lẫn online. Nhất là khi đang kinh doanh offline việc mở rộng thêm các kênh bán hàng online thường sẽ đơn giản hơn rất nhiều hơn là chiều ngược lại. Điều này sẽ tạo ra một ưu thế cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ của bạn, không phải thay đổi hoàn toàn về bản chất mà đơn giản là mở rộng kênh bán hàng và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng hơn.
8/ Cách cải thiện mô hình kinh doanh truyền thống hiệu quả hơn
Để không khiến mô hình kinh doanh truyền thống của mình ngày một tụt lùi, khi cả khi trường ngày càng đi lên theo hướng hiện đại hóa với tốc độ nhanh chóng mặt. Bản thân bạn cần phải có ngay những tip giúp cải thiện về hiện quả, nếu không mọi thứ sẽ chỉ mãi đứng một chỗ. Tất nhiên, nếu điều này kéo dài bản thân bạn sẽ là người chịu thiệt nhất và không đủ sức để cạnh tranh.
Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Có rất nhiều cửa hàng mất khách vì chính đội ngũ nhân viên sale, tư vấn của mình không biết cách nói chuyện, làm phật ý khách hàng,… Vì vậy hãy đào tạo một đội ngũ nhân viên thực sự chuyên nghiệp với những kỹ năng mềm tốt nhất.
Gia tăng trải nghiệm: Hãy tạo cảm giác “hãy đến cửa hàng, bạn sẽ có những trải nghiệm tốt nhất” bằng cách tặng sản phẩm, tặng quà, có các mẫu dùng thử,… để tạo động lực cho khách hàng.
Setup cửa hàng thông minh: Nên thiết kế cửa hàng của bạn một cách thông minh, khoa học để khi mua sắm, tìm kiếm sản phẩm khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian. Điển hình như khi trưng bày sản phẩm bạn nên sắm xếp những món đồ có sự liên quan gần nhau. Như bông tẩy trang nên để gần những sản phẩm như nước, dầu tẩy trang,…
Rút ngắn thời gian chờ đợi: Điều khiến nhiều người không thích nhất khi đi mua sắm ở các cửa hàng và nhất là siêu thị chính là mất quá nhiều thời gian để đợi thanh toán hoặc đợi nhân viên tìm kiếm mẫu sản phẩm theo yêu cầu. Hãy rút ngắn khoảng thời gian này một cách tối ưu nhất.
Kết hợp trải nghiệm đa kênh: Như đã nói ở trên, thay vì việc chuyển đổi hoàn toàn hãy mở rộng các kênh bán hàng của mình trên mạng lưới Internet. Điều này sẽ giúp khách hàng của bạn có nhiều trải nghiệm tốt hơn rất nhiều.
Tham khảo: Mô hình kinh doanh trực tuyến là gì? Có nên chuyển đổi ngay lúc này không?
Dù vẫn còn những hạn chế nhất định mà rất khó để khắc phục, nhưng mô hình kinh doanh truyền thống cho đến nay vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn ở nước ta. Điều quan trọng là cách thức các bạn triển khai như thế nào và có bắt kịp những xu hướng của thị trường hay không. Một phiên bản tốt hơn có thể do chính bạn tạo ra từ những nền tảng trước đó. Đừng ngại thử thách những khó khăn, thách thức vì đây chính là những điều luôn tồn tại trong kinh doanh.