Nhằm tăng độ nhận biết thương hiệu, kích thích việc quay trở lại trang cũng như thực hiện các thao tác chuyển đổi, đội ngũ Marketers sẽ thực hiện retargeting trong các chiến lược tiếp thị của mình. Đây là phương thức không còn xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới, tuy nhiên tại nước ta điều này không phải ai cũng biết đến và triển khai một cách hiệu quả.
Trong khi đó, quá trình marketing tổng thể ngày càng có nhiều sự thay đổi, chuyển biến đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh kịp thời. Vậy retargeting là gì? Cẩm nang số ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chủ đề đang được nhiều người quan tâm lúc này.
1/ Retargeting là gì?
Với nhiều người đây có lẽ là một khái niệm rất xa lạ, thậm chí là lần đầu tiên được nghe nhắc đến. Vậy chính xác thì retargeting là gì? nếu đơn thuần dịch theo nghĩa tiếng Anh thì cụm từ này là nhắm mục tiêu lại. Tuy nhiên, trong lĩnh vực marketing nó còn được gọi với nhiều cái tên tiếng Việt khác như quảng cáo theo đuôi, quảng cáo bám đuôi hay nhắm chọn lại. Thực tế, đây là một công nghệ hoặc có thể nói là một phương thức triển khai đối với quảng cáo trực tuyến. Nhằm truyền tải thông điệp, thông tin một mảng quảng cáo khi nhận diện được các vấn đề mà bạn đọc quan tâm.
Từ đó đưa ra những quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hữu ích đến với họ thay vì đưa tất cả mọi thứ không có chủ đích như ban đầu. Hiện nay, công nghệ retargeting đã được tích hợp sẵn trong các nền tảng quảng cáo trực tuyến của các đơn vị cung ứng adnetwork như Google hay Facebook. Vì vậy, nếu bạn có thắc mắc không biết retargeting Facebook là gì thì có thể hiểu đơn giản đó là công nghệ quảng cáo bám đuôi trên nền tảng mạng xã hội Facebook mà thôi. Thực tế, công nghệ này đã được sử dụng rất nhiều trước kia thông qua nền tảng email, SMS trước khi web-based có mặt. Tuy nhiên, lúc này nhiều người lại không quá để ý và cho đến nay nó là một phương thức tối ưu hàng đầu.
2/ Mục đích của retargeting là gì?
Retargeting được hoạt động bằng cách đặt quảng cáo trực tuyến hiển thị dựa trên hoạt động mà người dùng đã để lại trên trang của bạn. Từ đó hướng đúng đến những thông tin mà họ đang quan tâm liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vì vậy, mục đích của phương thức này chính nhằm thu hút mọi người tiếp tục quay trở lại trang và tiến hành các hành động chuyển đổi. Bởi có hơn 90% số lượng người truy cập vào trang của bạn mà sẽ thoát ra ngay khi chưa mua sản phẩm, thậm chí là không thực hiện quá nhiều thao tác trong việc tìm hiểu, tìm kiếm thông tin.
Nếu như lượng người này bị bỏ lỡ qua mà chưa tiếp cận được nhiều thì rất lãng phí. Họ đều được coi là khách hàng tiềm năng của mình, trong khi đó việc xây dựng các quảng cáo trực tiếp mất rất nhiều thời gian, công sức lẫn chi phí. Nếu như không biết khai thác tốt thì kết quả cũng sẽ không khả quan hơn bao nhiều dù bạn đổ rất nhiều tiền vào các hoạt động digital marketing của mình. Thêm vào đó, mục đích của retargeting còn hướng đến những vấn đề cụ thể như sau:
• Tiếp cận tối ưu nhất tất cả những người đã truy cập vào site của bạn.
• Tạo động lực cho tất cả những khách hàng tiềm năng đã thoát, không thực hiện các hành vi chuyển đổi trước đó.
• Thu hút lại những khách hàng đã đặt hàng nhưng lại hủy vì lý do nào trước đó.
• Quảng cáo, thu hút sản phẩm, dịch vụ mới được quan tâm đến khách hàng cũ.
• Tăng lượng truy cập trở lại website của bạn.
• Tăng tỷ lệ chốt đơn thành công.
3/ Retargeting hoạt động như thế nào?
Nếu đơn thuần chỉ nói qua về mặt khái niệm thì có lẽ nhiều bạn sẽ vẫn chưa thể hiểu về retargeting là gì. Bởi dù phương án này đã được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực marketing trên thế giới, nhưng ở Việt Nam số lượng doanh nghiệp sử dụng vẫn là con số nhỏ. Ngay cả những dân Marketers “non” vẫn sẽ có những người vẫn đang phải mày mò tìm hiểu mỗi ngày. Vì vậy, sau đây hãy tìm hiểu về cách thức hoạt động của retargeting để có một cái nhìn tổng quát nhất nhé.
Mỗi một mạng quảng cáo sẽ mạng định gắn mã riêng cho người truy cập, cùng với đó trên các website của các thương hiệu, chủ sở hữu sẽ sử dụng Cookies để lưu trữ thông tin người dùng khi truy cập vào. Từ các đoạn mã đã được Cookies ghi lại này người quản lý trang web sẽ biết được hành vi cụ thể của người dùng. Tất nhiên, như chúng tôi đã đề cập trong phần tìm hiểu về remarketing trước đó. Điều này không phải là việc theo dõi hay có thể đánh cắp thông tin cá nhân của các bạn. Bởi thông tin người dùng được hiển thị theo một mã code riêng, ngay cả người quản lý trang web cũng chỉ biết bạn qua việc hiển thi mã này.
Họ không hề biết chính xác bạn là ai, đơn giản chỉ biết một vị khách với mã này đã truy cập vào website và có thực hiện những hành vi như vậy. Từ đó sẽ thu thập thông tin, phân tích hành vi để đưa ra những quảng cáo bám đuôi gần nhất với sự quan tâm của bạn. Retargeting sẽ tạo ra hiệu ứng “mưa dầm thấm lâu” mang đến hiệu quả về việc nhận diện thương hiệu và tạo ra những hành vi chuyển đổi mang tính chất tích cực hơn. Đồng thời từ đó tạo ra những trải nghiệm sử dụng, tìm hiểu hiệu quả hơn đối với người dùng hay nói đúng hơn là những khách hàng tiềm năng.
4/ Các hình thức retargeting hiện nay
Thông thường khi tìm hiểu về cơ bản các bạn sẽ thấy retargeting sẽ có hai hình thức là onsite retargeting và offsite retargeting. Một cách hiểu không sai hơn thế lại rất dễ nhớ, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại khi công nghệ phát triển. Ngày càng có nhiều nền tảng, công cụ hỗ trợ trong quảng cáo trực tuyến, dù về nguyên bản hai hình thức trên không thay đổi. Nhưng lại có những cách hiểu hay đúng hơn là nhiều hình thức cụ thể hơn để chúng ta tìm hiểu.
Theo đó, các hình thức retargeting hiện nay sẽ được phân chia theo một cách khác như sau:
1. Site Retargeting: Hình thức nhắm chọn lại theo hành vi truy cập website
2. Dynamic Retargeting: Hình thức nhắm chọn lại động
3. Social Media Retargeting: Hình thức nhắm chọn lại trên mạng xã hội
4. Search Retargeting: Hình thức nhắm chọn lại theo hành vi tìm kiếm
5. Retargeting list for search ads – RLFSA: Hình thức nhắm chọn lại theo danh sách kèm kết quả tìm kiếm
6. Email & CRM Retargeting: Hình thức nhắm chọn lại theo thư điện tử và hệ thống quản trị quan hệ khách hàng.
Dựa theo tên gọi của mỗi một hình thức có lẽ số đông sẽ hiểu được ngay nó được tiến hành dựa trên yếu tố nào và hướng đến mục tiêu ra sao. Hiện nay, khi triển khai retargeting các doanh nghiệp lớn với các nguồn lực dồi dào thường sẽ kết hợp nhiều hình thức với nhau nhằm tối ưu hiệu quả cao nhất có thể.
5/ Khi nào nên chạy retargeting để đạt hiệu quả?
“Khi nào nên chạy retargeting để đạt hiệu quả?” đây có lẽ là câu hỏi mà không có nhiều người đặt ra khi áp dụng phương pháp quảng cáo bám đuôi này cho chiến lược marketing của mình. Đương nhiên, đây cũng rất có thể là một nguyên nhân rất lớn khiến bạn thất bại, dù bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức của mình. Retargeting là một công cụ để thúc đẩy khả năng nhận diện thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi rất mạnh mẽ. Nhưng nếu bạn không biết được khi nào nên triển khai thì mọi thứ cũng chỉ là “công cốc” mà thôi.
Theo đó, retargeting chỉ đạt hiệu quả cao khi nó là một phần của chiến lược digital marketing lớn. Với sự kết hợp cùng lúc của inbound và outbound marketing hoặc demand generation một cách hiệu quả nhất. Nếu chỉ sử dụng duy nhất retarketing không phần nào cũng có thể tạo ra hành vi chuyển đổi nhất định. Nhưng nó rất khó để hướng mọi người truy cập vào địa chỉ website của bạn. Chính vì vậy, chỉ nên sử dụng retarketing khi chúng cùng lúc được sử dụng với nhiều công cụ khác nhau thì mới có thể đem lại hiệu quả cho bạn. Ngoài ra, chỉ nên áp dụng với những người thường xuyên truy cập vào một số website của bạn nhất định. Nếu không rất dễ tạo một ấn tượng không tốt vì nếu quảng cáo bám đuôi hiển thị quá nhiều sẽ khiến tạo cảm giác bị làm phiền.
6/ Retargeting làm sao để đạt hiệu quả cao?
Một công cụ tiếp thị nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng được đánh giá rất cao về hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đơn giản chỉ cần áp dụng theo một công thức, lựa chọn hình thức triển khai phù hợp thì nhiều người đã không phải nhận về thất bại như vậy. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao – không muốn nhận “trái đắng” bạn cần phải có những chiến thuật riêng cho mình.
Hiểu điều đó, thu thập từ những chia sẻ về kinh nghiệm thực chiến khi triển khai retarketing chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những yếu tố giúp tạo nên sự thành công khi áp dụng công cụ này.
Thứ nhất – Thấu hiểu hành trình khách hàng: Đây là điều đóng một vai trò rất lớn và tuyệt đối cần phải tìm hiểu khi triển khai retargeting. Bạn cần phải nắm trong tay hành trình cụ thể của khách hàng của mình là gì với những câu hỏi được hình thành từ đây.
Thứ hai – Cải tiến việc nhắm đối tượng mục tiêu: Rất có thể chiến dịch trước đó của bạn không đem đến hiệu quả do việc nhắm đối tượng mục tiêu quá rộng, chưa cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, hãy nhắm lại đối tượng mục tiêu đối với retargeting một cách tốt nhất.
Thứ ba – Theo dõi chặt chẽ tần suất quảng cáo: Nếu muốn cải thiện hiệu suất thì điều này cũng rất cần thiết, bởi tần suất quảng cáo sẽ tác động đến cảm xúc của khách hàng.
Thứ tư – Thử nghiệm cho đến khi tìm ra lời kêu gọi hành động tốt nhất: Không phải lời kêu gọi hành động nào đưa ra ban đầu cũng đều mang lại kết quả tốt ngay lập tức. Vì vậy, đừng ngại việc phải thử nghiệm nhiều lần.
Thứ năm – Sử dụng quảng cáo sáng tạo động trên Facebook: Quảng cáo động – dynamic ads là một điều rất đáng để bạn áp dụng cho chiến dịch retargeting của mình.
Thứ sáu – Thiết lập các chiến dịch tương tác lần lượt: Sau khi đã áp dụng các chiến dịch tương tác liên tiếp với kết quả khả quan, bạn hãy tạo ra một khoảng cách nhất định bằng tương tác lần lượt.
Thứ bảy – Nắm bắt khái cạnh cảm xúc: Những người mua hàng không phải lúc nào cũng hành động theo lý trí 100%, cảm xúc nắm giữ một phần rất lớn trong quyết định mua sắm của họ, vì vậy đừng bỏ qua điều này.
7/ Xây dựng chiến dịch retargeting
Để có thể tiến hành một cách hiệu quả, chắc chắn các bạn không thể “mệnh ai người đấy làm” được. Trong kinh doanh hay marketing việc xây dựng các chiến dịch trước mỗi hành động là điều quá đỗi quen thuộc. Nên khi áp dụng quảng cáo nhắm lại điều này cũng là cần thiết và không thể bỏ qua hay làm một cách đại khái được. Đối với một chiến dịch retargeting sẽ có 4 bước cơ bản để hình thành như sau:
Bước 1 – Tập hợp thông tin người dùng: Đầu tiên bạn cần phải đăng ký mua quảng cáo đến các đơn vị sản xuất (cung ứng), sau đó họ sẽ gửi cho bạn một đoạn code để gắn vào các site cần thiết. Như vậy, khi người dùng truy cập vào các thông tin sẽ được lưu trữ lại. Nên ở bước này, điều bạn cần thực hiện chính là tập hợp toàn bộ lại thông tin của người dùng.
Bước 2 – Phân loại thông tin người dùng: Hãy đặt ra các tiêu chí cụ thể để phân loại thông tin người dùng. Ví dụ số lượt truy cập, thời gian truy cập, các địa chỉ website đã truy cập, đã đăng ký tài khoản chưa,…
Bước 3 – Tạo thông điệp đến người dùng: Với tổng hợp như trên lúc này bạn sẽ đăng nhập vào trang quản lý quảng cáo của mình hoặc địa chỉ do bên bán cung cấp. Đối với từng nhóm khác nhau cần tiến hành tạo thông điệp khác nhau. Tùy chọn mức giá và đợi sự chấp thuận từ bên bán có cho phép quảng cáo hoạt động hay không.
Bước 4 – Tiếp tục tạo list và retargeting: Sau khi list trên được thông qua, hãy tiếp tục tạo list và retargeting theo quy luật trên. Bởi thời điểm ban đầu chính là tạo ra tương tác liên tiếp để “phủ sóng”, sau đó mới là lần lượt nhằm đảm bảo về hiệu quả.
8/ Sự khác nhau giữa remarketing & retargeting
Rất nhiều bạn ngay lúc này có thể đã nhầm lẫn giữa remarketing và retargeting, bởi có thể khi nghe qua khái niệm hoặc cách thức hoạt động sẽ khiến bạn cảm thấy hai phương thức này dường như là một. Tuy nhiên, đây lại là hai khái niệm hoàn toàn độc lập và là những công cụ giúp việc tiếp thị được hiệu quả hơn. Chúng được sử dụng với các mục tiêu khác nhau và có những cách thức triển khai riêng để đạt kết quả như mong muốn mà bạn có thể phân biệt như sau:
Đối với remarketing: Mục tiêu của tiếp thị lại chính là tạo ra sự chuyển đổi cho đến cái định sale cuối cùng. Phương thức này sẽ chỉ sử dụng dữ liệu chính ngạch - FIRST PARTY DATA để áp dụng trong suốt quá trình triển khai chiến dịch của mình. Cùng với đó nó sẽ sử dụng đến rất nhiều công cụ, kỹ thuật và chiến thuật nhằm điều hướng người dùng đến trang web và tạo ra chuyển đổi cụ thể.
Đối với retargeting: Với việc phủ nhiều quảng cáo trực tiếp nhằm hướng đến việc khách hàng quay lại truy cập vào trang lần nữa, đồng thời ghi giữ hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng, lặp lại thông điệp. Đặc biệt, retargeting không chỉ sử dụng một nguồn dữ liệu duy nhất như remarketing.
Tuy nhiên, sự khác nhau giữa remarketing và retargeting trong những năm gần đây thực tế đang ngắn hơn rất nhiều. Nhưng các bạn có thể nhận định rằng, retargeting sẽ tập trung vào quảng cáo trả phí, còn remarketing sẽ tập trung vào những chiến dịch liên quan đến email, những người có tương tác, cho phép tiến hành việc bán thêm.
Với sự cạnh tranh và sự ảnh hưởng từ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng retargeting trong các chiến dịch digital marketing là điều rất cần thiết. Bởi một chiến dịch không phải lúc nào cũng sẽ thành công ngay ở “lượt đi” đầu tiên. Vì vậy, đừng dừng ở việc tìm hiểu retargeting là gì đơn thuần. Hãy nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và chuẩn bị cho mình những “vũ khí” cần thiết trước khi triển khai.