Khi bắt đầu khởi nghiệp hoặc tham gia vào các thương vụ đầu tư lớn, cần sử dụng đến nhiều nguồn lực khác nhau thì việc xoay vòng vốn luôn là bài toán khó đối với rất nhiều chủ doanh nghiệp. Thực tế, không phải nguồn vốn của đơn vị nào cũng ổn định và đủ tiềm năng để phát triển theo kế hoạch của mình.
Vì vậy, vay vốn kinh doanh chính là một trong những giải pháp được rất nhiều người áp dụng. Đứng trên góc độ của các doanh nghiệp, người kinh doanh thì điều này không phải là quá xấu. Ngược lại nó còn mang đến những lợi ích thiết thực cho công việc của bạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc vay vốn và nhất là vay vốn của ngân hàng cũng đều được thông qua một cách dễ dàng.
1/ Vay vốn kinh doanh là gì?
Ắt hẳn trong cuộc sống thường ngày, việc chúng ta vay tiền ai đó hoặc ngược lại đã là điều rất đỗi quen thuộc. Bởi đôi khi bạn ra ngoài quên không mang theo tiền hoặc mang không đủ thì việc đi vay mượn cũng không phải hiếm. Như vậy, khi không đủ tiền để chi trả cho các hoạt động, nhu cầu cần thiết chúng ta sẽ đi vay tiền để có thể đáp ứng cho những điều này. Vậy trong kinh doanh, vay vốn sẽ được hiểu như thế nào? Cách hiểu của vay vốn kinh doanh về bản chất cũng không khác quá nhiều, nhưng nó được chỉ ra được mục đích rõ ràng cho một lĩnh vực cụ thể.
Hình thức vay vốn này nhằm mục đích gia tăng, hỗ trợ cho việc ổn định nguồn vốn đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Khi nguồn vốn không đảm bảo, tất nhiên công việc kinh doanh, buôn bán sẽ không thể diễn ra một cách đảm bảo nhất. Gần như các khâu đều sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chính vì việc vay vốn kinh doanh sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp bổ sung được số tiền đang thiếu này của mình. Tất nhiên, việc vay vốn kinh doanh sẽ không được diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng giống như việc chúng ta cho bạn bè, người quen của mình mượn tiền được.
Xem thêm: Hiệu quả kinh doanh là gì? 7 giải pháp không nên bỏ qua
2/ Có nên vay vốn kinh doanh không?
Vay vốn khởi nghiệp, vay vốn để đầu tư đều là những giải pháp được sử dụng khi nguồn vốn của các cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhất là khi mới bắt đầu khởi nghiệp, hoạt động kinh doanh chưa được ổn định thì việc tìm kiếm các nguồn gia tăng vốn từ bên ngoài sẽ là giải pháp được lựa chọn hàng đầu. Nếu như đi kêu gọi vốn đầu tư thì bản thân lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ phải sẻ chia, chưa kể cổ phần còn bị bán cho các bên khác. Còn khi vay vốn kinh doanh, bản thân bạn đơn giản là mượn tiền và trả một khoản lãi suất trong một khoản thời gian nhất định.
Nhiều người cho rằng việc vay vốn kinh doanh là một điều xấu, thể hiện cho sự yếu kém trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng điều này không thực sự chính xác, bởi phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải chịu những áp lực về tài chính rất lớn. Nguồn lợi nhuận của họ tạo ra chỉ để đủ duy trì mọi thứ ở mức ổn định, nhưng muốn nâng cao hơn nữa buộc phải họ có một sự đầu tư, chuyển đổi. Những điều này thì bao giờ cũng sẽ “ngốn” một khoản ngân sách không hề nhỏ.
Hơn thế, đây là một trong những cách để huy động vốn đầu tư rất nhanh chóng và tiện lợi. Trong trường doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn về tài chính, nguồn vốn không đủ “khỏe” để đẩy mạnh các hoạt động sắp tới thì việc vay vốn kinh doanh là điều là nên thực. Nhất là khi hình thức vay vốn tính lãi suất này, nếu thị trường tài chính có biến động. Doanh nghiệp hoàn toàn hưởng mức lãi suất rất hấp dẫn, tối ưu cho lợi nhuận của mình. Đồng thời, vay vốn cho kinh doanh có lợi thế về thời gian rất dài, các khoản vay có thể kéo dài từ 36 tháng đến tận 60 tháng mới phải tất toán.
3/ Các hình thức vay vốn kinh doanh hiện nay
Ngày nay các công ty tài chính và các ngân hàng mang đến rất nhiều hình thức cho vay vốn kinh doanh khác nhau, nhằm tối ưu dịch vụ của mình đến với khách hàng. Mỗi chính sách của các đơn vị cho vay đương nhiên sẽ có sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, nếu xét đến các hình thức cho vay vốn kinh doanh thì hiện nay chúng ta có thể đề cập đến 3 kiểu mà thường được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất.
1. Hình thức vay vốn tín chấp: Có lẽ rất nhiều bạn đã từng được nghe về các tin quảng cáo về hình thức vay vốn kinh doanh không thể chấp ở đâu đó, có thể là quảng cáo trên các website, mạng xã hội mà bạn từng truy cập. Vay vốn tín chấp cũng là một trong những kiểu vay vốn mà không cần thế chấp bất kì một tài sản hữu hình nào. Ngân hàng sẽ dựa trên mức độ uy tín của người vay để cho vay, tuy nhiên thời gian cho vay sẽ ngắn và lãi suất thì không thấp chút nào.
2. Hình thức vay vốn thế chấp: Đây là hình thức phổ biến hơn cả khi huy động nguồn vốn trong kinh doanh. Hình thức vây này sẽ giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn khá lớn, hạn mức cũng rất cao khi có thể lên đến 80 – 120% giá trị thật của tài sản được bạn gán thế chấp. Điều đặc biệt nhất đó là thời gian của hình thức này có thể kéo dài đến tận 25 năm.
3. Hình thức vay vốn trả góp: Thường thì mọi người nghĩ chỉ có cá nhân mới vay theo hình thức này, tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ cũng rất yêu thích kiểu này. Vốn vay lúc này sẽ được cộng cả gốc và lãi, sau đó chia nhỏ ra để trả dần vào các tháng theo hợp đồng. Sau một thời gian dài doanh nghiệp sẽ trả được hết cả gốc lẫn lãi mà không phải đợt đến một mốc thời gian nhất định để trả cả một cục lớn.
4/ Cách phân loại các kiểu cho vay vốn trong kinh doanh
Cho vay vốn trong kinh doanh cũng được chia thành các kiểu khác nhau rất rõ ràng, điều này sẽ giúp bên cho vay và bên đi vay dễ dàng trao đổi với nhau hơn. Quan trong tránh được các bước diễn giải, thủ tục thêm mất nhiều thời gian. Có rất nhiều kiểu phân loại khác nhau, tuy nhiên để đơn giản và dẽ hiểu thì chúng ta nên chia thành hai kiểu là phân loại dựa vào đối tượng vay vốn và phân loại dựa vào mục đích vay vốn, chi tiết từng kiểu như sau:
Phân loại dựa vào đối tượng vay vốn
Cách hiểu đúng hơn của hình thức này chính là căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của người đi vay để xem xét đến việc cho đi vay vốn.
+ Cho vay đối với đối tượng là cá nhân kinh doanh, kinh doanh nhỏ lẻ: Bản thân các cá nhân có thể đăng ký theo hình thức hộ gia đình. Tuy nhiên, với kiểu này thì đối tượng cho vay cũng phải có thời gian kinh doanh tối thiểu nhất định.
+ Cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Được chia thành các trường hợp riêng là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do nữ làm chủ.
+ Cho vay đối với các doanh nghiệp lớn: Không chỉ các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhỏ và vừa mà ngay cả các doanh nghiệp lớn khi muốn huy động về vốn cũng sử dụng hình thức này.
Phân loại dựa vào mục đích vay vốn
Muốn cân nhắc có giải ngân cho hồ sơ vay vốn của bạn hay không thì các ngân hàng, công ty tài chính cũng sẽ cân nhắc đến mục đích bạn muốn vay vốn rất nhiều. Thông thường thì kiểu này sẽ được chia thành hai trường hợp khác nhau với mục đích đi vay vốn rất rõ ràng.
+ Vay vốn đề đầu tư cho các dự án, máy móc, thiết bị, nhà xưởng để mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh. Đi kèm sẽ là những điều kiện bắt buộc, ví dụ khi vay ở ngân hàng sẽ yêu cầu người đứng ra vay phải nằm trong độ tuổi từ 21 – 65.
+ Vay vốn để gia tăng, bổ sung nguồn vốn lưu động đang bị thiếu đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra theo kế hoạch.
5/ Thủ tục hồ sơ vay vốn kinh doanh ngân hàng
Vay vốn kinh doanh sẽ luôn đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ những thủ tục, hồ sơ cần thiết. Tất nhiên, các đơn vị cho vay sẽ có những yêu cầu riêng cho vấn đề này. Nếu bạn đã xác định được mình sẽ vay ở đâu thì nên tiến hành tìm hiểu điều này một cách kỹ lưỡng. Để tránh hồ sơ của mình bị từ chối do thiếu một loại giấy tờ nào đó. Phần lớn mọi người sẽ lựa chọn ngân hàng để vay, nên trong bài ngày hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục hồ sơ vay vốn kinh doanh theo quy định phổ biến của các ngân hàng hiện nay.
Cá nhân, doanh nghiệp khi vay vốn kinh doanh của các ngân hành sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ sau để đảm bảo về mặt thủ tục hồ sơ.
• Hồ sơ pháp lý cá nhân: Những giấy tờ pháp lý liên quan đến bạn bao gồm chứng minh thư (CCCD), sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký kết hôn.
• Hồ sơ tài sản: Sẽ cần thiết trong trường hợp bạn vay theo hình thức thế chấp.
• Hồ sơ chứng minh thu nhập: Sẽ bao gồm các nguồn thu nhập từ lương, nguồn thu nhập từ hoạt động cho thuê và nguồn thu nhập từ kinh doanh.
• Hồ sơ mục đích sử dụng: Sẽ được phân chia theo những mục đích vay vốn mà chúng tôi đã đề cập đến phần trên và yêu cầu sẽ khác nhau.
6/ Quy trình tiến hành vay vốn kinh doanh ngân hàng
Dù bạn vay vốn kinh doanh ở các ngân hàng hay các công ty tài chính thì cho đến lúc bạn được họ chấp nhận giải ngân sẽ đều diễn ra theo một quy trình nhất định. Quy trình này nhanh hay chập còn phụ thuộc vào các bước được xử lý như thế nào, nhưng thường các đơn vị vẫn sẽ đưa ra khoảng thời gian tối thiểu và tối đa thông báo cho người đi vay.
Bước 1 – Chuẩn bị hồ sơ cho vay: Bạn hãy chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ cho vay theo yêu cầu quy định của đơn vị cho vay như chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên. Nếu chưa hiểu rõ về hồ sơ nào và cần thông tin chi tiết bạn nên liên lạc đến tư vấn viên để họ hướng dẫn cụ thể.
Bước 2 – Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay: Sau khi bạn gửi hồ sơ cho vay của mình đến ngân hàng, họ sẽ tiếp nhận và thẩm định những thông tin này đã đúng chưa, đã đầy đủ theo yêu cầu chưa.
Bước 3 – Xét duyệt khoản vay: Khi hồ sơ của bạn đầy đủ, mọi thông tin đều chính xác, đội ngũ nhân viên ngân hàng sẽ xét duyệt khoản vay bạn đưa ra có hợp lệ hay không. Nếu hợp lệ, nhân viên sẽ tiến hành đề xuất và xin phê duyệt từ cấp trên. Cấp trên chấp thuận, ngân hàng sẽ gửi thông báo đến bạn.
Bước 4 – Giải ngân: Nếu khoản vay được chấp thuận, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng, sau đó ngân hàng sẽ tiến hàng giải ngân với một trong hai hình thức là tiền mặt hoặc chuyển khoản.
7/ Lãi suất vay vốn kinh doanh bao nhiêu? tính như nào?
Lãi suất chính là điều mà người đi vay vốn kinh doanh bao giờ cũng chú trọng đến, dù khoản tiền được giải ngân, các vấn đề về nguồn vốn được giải quyết. Nhưng lãi suất quá cao thì sẽ tạo ra một áp lực rất lớn trong thời gian vay đối với các cá nhân và doanh nghiệp. Tùy theo các công ty tài chính và ngân hàng mức lãi suất được đưa ra khác nhau, ngoài ra mỗi hình thức cho vay cũng có mức lãi riêng biệt. Hiện nay, lãi suất vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng nước ta sẽ nằm trong khoảng từ 6% cho đến 25% trên năm. Trong đó, vay tín chấp bao giờ cũng sẽ có mức lãi cao vì bạn không phải thế chấp bất kì một loại tài sản nào.
Để tính lãi suất vay vốn kinh doanh thì chúng ta sẽ sử dụng đến công thức như sau:
Lãi phải trả = (Số dư nợ thực tế * Lãi suất hợp đồng * Số ngày thực tế duy trì dư nợ hiện tại) / 365
Ngoài ra sẽ có hai kiểu lãi suất khác nhau là lãi suất ưu đãi và lãi suất sau ưu đãi:
• Lãi suất ưu đãi: Trong khoảng thời gian đầu cố định bạn sẽ nhận được mức lãi suất thấp hơn so với mức cố định.
• Lãi suất sau ưu đãi: Khi hết thời gian ưu đãi, mặc định mức lãi bạn phải trả sẽ quay về ban đầu, tức là mức cố định theo hợp đồng.
8/ Nên vay vốn kinh doanh ngân hàng hay tư nhân?
Trước kia, hoạt động vay vốn kinh doanh sẽ luôn đề cập đến ngân hàng là những đơn vị cho vay tối ưu nhất. Nhưng ngày nay, các cá nhân và doanh nghiệp hoàn toàn có thể vay vốn ở các công ty tài chính tư nhân có rất nhiều. Các công ty tài chính tư nhân kinh doanh hoạt động cho vay thường thì vấn đề giải ngân thường dễ dàng hơn rất nhiều. Điển hình là với các quảng cáo như cho vay vốn kinh doanh không thể chấp, luôn thu hút được sự quan tâm của mọi người.
Vậy vấn đề được đặt ra là chúng ta nên vay vốn kinh doanh từ ngân hàng hay tư nhân sẽ tốt hơn? Cả hai đều là những kênh huy động vốn rất hiệu quả, tuy nhiên thường cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, doanh nghiệp siêu nhỏ thì việc tiếp cận vay vốn ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vay vốn ở ngân hàng thì sẽ vay được các khoản lớn và thời gian vay thì kéo dài. Chính vì vậy, tùy vào từng điều kiện thực tế và nhu cầu của bạn đang cần giải ngân gấp hay không thì có thể lựa chọn cho mình đơn vị cho vay thích hợp nhất.
9/Bí quyết giúp vay vốn kinh doanh thành công
Vay vốn kinh doanh từ ngân hàng hay các công ty tài chính tư nhân không phải lúc nào hồ sơ của bạn cũng sẽ được chấp thuận ngay lập tức. Thậm chí các đơn vị sẽ còn từ chối ngay lập tức nếu như hồ sơ bạn không đầy đủ hoặc khả năng trả nợ của bạn không cao. Vậy làm sao để có thể vay vốn thành công nhất cho mục đích kinh doanh của mình? Hãy tham khảo ngay những bí quyết như sau:
Bí quyết 1 – Phác thảo chi tiết mục đích vay vốn: Điều đơn giản này nhưng lại giúp có thể giúp bạn cung cấp những thông tin có lợi để các đơn vị cho vay chú trọng hơn. Theo đó, bạn cần đưa ra mục đích vay vốn cụ thể, với các giấy tờ, chiến lược tăng trưởng đi kèm. Như vậy, đơn vị cho vay sẽ hiểu rõ về mục đích vay vốn của bạn cùng với sự định hướng rất rõ ràng.
Bí quyết 2 – Xây dựng lịch sử tín dụng tốt: Nếu bạn đã từng đi vay vốn trước đó thì hãy xây dựng cho mình một lịch sử tín dụng tốt. Các đơn vị cho vay bao giờ cũng sẽ kiểm tra điều này, chỉ cần một lịch sử không tốt thì hồ sơ của bạn có tỷ lệ bị loại là rất cao.
Bí quyết 3 – Chứng minh khả năng trả nợ của mình: Các ngân hàng, công ty tài chính cho vay sẽ xem xét đến khả năng trả nợ của bạn rất kỹ lưỡng. Vì vậy, hãy chứng minh về khả năng trả nợ của mình rất cao, với hoạt động kinh doanh ổn định và lợi nhuận không ngừng tăng.
Bí quyết 4 – Tận dụng các nguồn tài khoản thế chấp nếu đực yêu cầu: Điều này sẽ giúp tạo sự tin cậy nhất định với đơn vị cho vay về khả năng trả nợ của bạn ngay cả khi có tình huống xảy ra. Đây là tâm lý chung mà chúng ta hoàn toàn dễ hiểu, đây sẽ là những vậy làm tin và họ sẽ thoải mái hơn khi giải ngân cho bạn.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh: Bí quyết giúp bạn chạm đến thành công
Vay vốn kinh doanh là một trong những giải pháp huy động nguồn vốn rất hiệu quả cho các cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản thân người đi vay cần phải nắm bắt rõ những thông tin, kiến thức trong vấn đề này. Nhất là đối với những khoản vay lớn, các yêu cầu và thủ tục bao giờ cũng đòi hỏi nhiều điều hơn. Và đừng bỏ qua những bí quyết trên của chúng tôi để có thể thành công huy động vốn với cách này nhé.