Chính sách vay tiêu dùng lãi suất 0% thực ra là một chiến lược cạnh tranh của các tổ chức tín dụng nhằm thu hút khách hàng. Nguyên nhân do hiện nay thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đơn vị cho vay tiêu dùng khiến việc cạnh tranh trở nên gay gắt, các tổ chức tín dụng phải đưa ra những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng.
Có thể nói “mua hàng trả góp” là một hình thức “cứu cánh” cho nhiều người, giúp họ sở hữu ngay món hàng giá trị nhưng không cần bỏ ra số tiền quá lớn tại một thời điểm.
Gần đây, các gói cho vay tiêu dùng lãi suất 0% bùng nổ khắp các trung tâm mua sắm lớn. Câu hỏi đặt ra là, liệu các công ty tài chính, ngân hàng có thực sự chịu thiệt để đem lại lợi ích cho khách hàng khi đưa ra mức lãi suất “không tưởng” này.
Chính sách vay tiêu dùng lãi suất 0% thực ra là một chiến lược cạnh tranh của các tổ chức tín dụng nhằm thu hút khách hàng. Nguyên nhân do hiện nay thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đơn vị cho vay tiêu dùng khiến việc cạnh tranh trở nên gay gắt, các tổ chức tín dụng phải đưa ra những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng.
Tuy nhiên, lãi suất 0% không có nghĩa là các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay không lợi nhuận. Bản chất lợi nhuận của tổ chức tín dụng có thể ẩn trong những khoản khác như bảo hiểm khoản vay, phí thu hộ, lãi phạt trễ hạn,..
Việc các tổ chức này bắt tay với doanh nghiệp bán hàng để kích cầu tiêu dùng, chia sẻ lợi nhuận có thể đem lại lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên cũng không loại trừ việc tổ chức tín dụng và doanh nghiệp dùng những khoản “loanh quanh” để bù vào lãi suất 0%, chẳng hạn như đẩy giá sản phẩm cao hơn giá thị trường.
Với hình thức trả góp lãi suất 0%, khách hàng sẽ phải thanh toán trước từ 20-30% giá trị món hàng, khoản còn lại sẽ được trả góp trong vòng từ 6-12 tháng.
Trong quá trình trả góp hàng tháng, nếu khách hàng trả chậm ngày sẽ bị phạt. Còn nếu không trả được trong thời hạn quy định, người mua sẽ phải chịu mức lãi tương đương với lãi suất ngân hàng cho số tiền còn thiếu.
Không những thế, các khuyến mãi đi kèm sản phẩm cũng bị cắt bỏ, nếu khách mua hàng dưới hình thức trả góp. Tuy nhiên, khi tư vấn cho khách hàng, người bán hàng chỉ nhấn vào những điểm có lợi cho khách hàng mà không nói rõ về những thông tin bất lợi cho khách hàng.
Chỉ khi nào khách hàng hỏi chi tiết về những khoản phí, khoản phải trả hay điều kiện bị phạt, không ít khách hàng… tá hỏa, khi được người bán tư vấn.
Khách hàng phải nắm chắc hợp đồng, các ràng buộc về quyền và nghĩa vụ để tránh rơi vào những trường hợp phải chịu lãi phạt. Vì lãi suất ưu đãi chỉ áp dụng trong thời hạn vay vốn hoặc 1 vài kỳ thanh toán đầu tiên, nếu khách hàng chậm trả thì mức lãi suất phải trả sẽ tăng cao, thậm chí nhiều khách hàng phải chịu mức lãi suất lên đến 50%.
Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Đời chả ai cho không ai cái gì, bạn muốn có điều mình muốn, bạn phải bỏ ra một thứ gì đó xứng đáng với thứ bạn muốn nhận. Cái gì cũng có giá của nó”. Mua trả góp lãi suất 0% cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Đi mưa phải ướt, mua trả góp 0% lãi suất hoàn toàn không xấu, quan trọng là mình phải biết che mưa hướng nào, nghĩa là phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng ưu đãi này sao cho phù hợp với khả năng chi trả của mình, khiến bản thân cảm thấy thoải mái thay vì “rước mệt vào thân”.
Hy vọng với kiến thức trên bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về hình thức mua hàng trả góp. Hãy chia sẻ kiến thức bổ ích này đến người thân của mình nếu bạn thấy nó thực sự hữu ích nhé.
Nếu quý độc giả đang là doanh nghiệp hay đang kinh doanh bán hàng online, hãy dùng thử trải nghiệm 7 ngày phần mềm quản lý bán hàng online TUHA.
Link đăng ký dùng thử tại đây: https://bit.ly/3dslqCM
VIỆT ANH - MARKETING TUHA