Một con số đáng buồn mà các doanh nghiệp cần phải biết đó là, chỉ có 1 – 2% khách hàng sẽ đưa ra quyết định mua sắm ngay lập tức ở lần truy cập đầu tiên vào trang web của bạn. Số còn lại sẽ cần rất nhiều thời gian để tìm hiểu, so sánh và đánh giá các thông tin khác nhau ở các địa chỉ khác.
Vì vậy, lúc này remarketing chính là một giải pháp hiệu quả để tăng tỷ lệ chuyển đổi ở những đối tượng đã “quay xe” trước đó với bạn. Vậy chính xác thì remarketing là gì? Làm sao để xây dựng một chiến lược remarketing hiệu quả đối với doanh nghiệp của mình? Hãy cùng TUHA tìm lời giải đáp ngay trong bài ngày hôm nay nhé.
1/ Remarketing là gì?
Remarketing là một trong những hình thức tiếp thị được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng, nhất là khi các phương thức digital marketing ngày càng bùng nổ một cách mạnh mẽ. Vậy remarketing là gì? Nghĩa của thuật ngữ này thật chất rất đơn giản nếu như marketing là tiếp thị thì chúng ta có thể hiểu rằng remarketing chính là tiếp thị lại. Hơn 90% số lượng người truy cập website của bạn đều rời đi mà không đưa ra quyết định mua sắm ngay. Đây là một con số rất lớn, trong khi đó trước đó chúng ta đã phải xây dựng biết bao quảng cáo, thông tin,… tiếp thị để thu hút họ đến.
Chính vì vậy, remarketing sẽ được sử dụng nhằm thu hút lại những đối tượng đã từng truy cập hay đúng hơn là có sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thông qua website. Đây là hoạt động phân phối quảng cáo thông qua mạng lưới Internet nhưng lúc này không phải hướng đến tất cả khách hàng tiềm năng như các chiến dịch marketing lúc trước nữa. Thay vào đó, nhóm đối tượng khách hàng được phân bố nội dung quảng cáo remarketing lúc này đã rất rõ ràng và cụ thế hóa.
Dựa vào những hoạt động của khách hàng tiềm năng đã từng truy cập vào trang web hoặc các kênh liên kết trước đấy, lúc này doanh nghiệp sẽ biết nên đưa ra những quảng cáo như thế nào để có thể tiếp cận thành công hơn. Những quảng cáo lúc này được xây dựng dựa trên hành vi của người truy cập, nên nó có tính tiếp cận tốt hơn. Từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và hoàn toàn có thể đưa về cho bạn những khách hàng “chốt đơn” thành công cho bạn rất nhiều.
2/ Remarketing hoạt động ra sao? Có hiệu quả không?
Có lẽ chỉ với phần tìm hiểu khái niệm ở trên, nhiều người vẫn rất chưa thể hiểu chính xác remarketing được tiến hành và phân bổ nội dung quảng cáo đến đúng những đối tượng như thế nào. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về cách thức hoạt động của remarketing cụ thể hơn nhé. Có thể bạn chưa biết, khi bạn truy cập vào các trang web nào đó thì hành vi của bạn sẽ bị lưu lại Cookie. Đây là một dạng bản ghi được tạo ra để ghi chép lại hành vi người dùng trên các trang web, nhằm phục vụ cho các mục đích liên quan đến tiếp thị hoặc nghiên cứu khách hàng.
Như vậy, nguyên lý hoạt động của remarketing sẽ gắn với một đoạn mã code trên website. Mọi khách hàng tiềm năng khi “ghé thăm” trang web của bạn sẽ được ghi nhân một cách tự động. Tất nhiên, các bạn cũng hoàn toàn có thể yên tâm vì các dữ liệu, thông tin của bạn không hề bị ăn cắp hay bạn dang bị theo dõi. Bởi lúc này, hệ thống sẽ chuyển đổi thông tin của người truy cập sang thành một ID cụ thể. Người quản trị web cũng chỉ biết thông tin khách hàng là ID đó, khi người này rời khỏi thì đoạn mã code cũng sẽ đi theo. Vai trò của đoạn mã code lúc này chính là “bám đuôi” nhằm hiểu thị những quảng cáo tiếp thị lại dù là ở những website khác nhau.
Mẫu quảng cáo tiếp thị lại sẽ được hiển thị nhiều lần đến ID khách hàng đó, chỉ đến khi bạn tắt quảng cáo đi thì nó mới không lặp lại. Với cách thức hoạt động như vậy, không chỉ tăng khả năng tiếp cận mà còn mang đến những nội dung quảng cáo đúng đối tượng. Với cách nhìn nhận tổng thể như vậy thì hiệu quả của remarketing chắc chắn không phải nhỏ. Theo thống kê, từ hơn 90% khách hàng rời trang remarketing có thể khiến 76% quay lại và tăng 35% tỷ lệ chốt đơn sau đó cho doanh nghiệp.
3/ Đối tượng mà remarketing nhắm đến là ai?
Với những phần tìm hiểu trên, phần lớn mọi người đều nhận định rằng remarketing sẽ hướng đến đối tượng là những người đã từng truy cập website nhưng rời đi sau đó khi chưa mua sắm. Điều này hoàn toàn không sai, vì có đến hơn 90% người dùng sẽ rời trang web ở lần đầu tiên mà không đưa ra quyết định mua sắm. Một số lượng quá lớn, nếu bỏ lỡ qua thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang mất đi lượng khách hàng tiềm năng rất lớn.
Tuy nhiên, thực tế các chiến dịch remarketing không chỉ nhắm duy nhất với đối tượng là những người như này. Theo đó, tùy từng mục đích quảng cáo, tiếp thị sẽ được phân tách ra thành 5 nhóm đối tượng khác nhau như sau:
Nhóm 1 – Người truy cập vào trang web nhưng không mua hàng: Đây là nhóm đối tượng được nhắm đến rất nhiều và cũng là cách mà nhiều bạn đang hiểu về mục đích remarketing.
Nhóm 2 – Khách hàng đã chi tiêu dưới X đồng: X đồng sẽ là khoản tối thiểu bạn đặt ra, những nhóm khách đã chi tiêu dưới X cũng sẽ là nhóm đối tượng được nhắm đến khi tiếp thị lại.
Nhóm 3 – Người truy cập thông qua các quảng cáo của Google: Không phải truy cập trực tiếp vào website của bạn mà thông qua các quảng cáo Google bạn đã chạy trước đó.
Nhóm 4 – Khách hàng đã hoàn thành mua sắm trong X ngày: X ngày cũng là số ngày bạn đặt giới hạn ra.
Nhóm 5 – Người đã xem mục thứ nhất trong website hơn 1 lần trong X ngày: Tức là tần suất hay đúng hơn thì họ quan tâm đến mục này hơn.
4/ Remarketing có tác dụng thế nào với doanh nghiệp?
Đối với những doanh nghiệp đã triển khai digital marketing thì song hành ngay sau đó phương án remarketing luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Hơn thế, tiếp thị lại gần như đã quá phổ biến trong các chiến lược marketing ngày nay. Đơn giản nó không chỉ mang lại hiệu quả về mặt doanh thu khi tăng tỷ lệ chuyển đổi cho người bán, mà thực tế bạn còn nhận được nhiều hơn thế nữa. Sau đây là những lợi ích mà các doanh nghiệp có thể đạt được khi triển khai remarketing đúng hướng, hiệu quả.
+ Tăng khả năng tương tác đúng mục tiêu liên tục: Remarketing còn được gọi với một cái tên khác là quảng cáo bám đuôi, có lẽ nghe qua bạn đã biết cách thức hoạt động của nó là như thế nào. Nhưng cũng nhờ cách thức hoạt động này mà khả năng tương tác đúng mục tiêu liên tục được tăng một cách đáng kinh ngạc.
+ Tạo ra giá trị chuyển đổi: Có hơn 50% doanh nghiệp triển khai remarketing với mục đích thu hút người tiêu dùng và điều này rất hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị chuyển đổi khi họ tiếp tục quay lại trang web của bạn.
+ Tối ưu chi phí marketing: Quảng cáo chỉ hiện thị với những người có nhu cầu, quan tâm thực tế. Nên nó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ khi làm marketing.
+ Tăng nhận diện thương hiệu: Quảng cáo remarketing sẽ hiển thị ở bất kì trang web nào đối với khách hàng tiềm năng của bạn, với việc lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy có thể khiến họ cảm thấy tò mò và mặc nhiên hình ảnh thương hiệu sẽ trpr nên quen thuộc hơn.
+ Bán thêm, bán chéo hàng hóa: Nếu như nhắm đúng từng đối tượng theo cách phân chia ở phần trên, việc bán thêm và bán chéo hàng hóa hoàn toàn là có thể đối với remarketing.
+ Giành được khách từ đối thủ: Có đến 11% doanh nghiệp sử dụng remarketing để giành khách hàng từ chính những đối thủ đang cạnh tranh với mình.
5/ Remarketing phù hợp với những doanh nghiệp nào?
Remarketing phù hợp với những doanh nghiệp nào? Ai nên sử dụng remarketing? đây có lẽ là băn khoăn không của chỉ riêng ai. Nhất là khi đã hiểu rõ về hình thức, cách hoạt động cùng những lợi ích đầy hấp dẫn mà remarketing mang lại cho người dùng. Hầu hết các doanh nghiệp đang tiến hành digital marketing sẽ đều phù hợp để triển khai remarketing. Nó góp phần tạo ra những hiệu quả cao hơn trong các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số theo chiều sâu hơn.
Gần như các chiến dịch digital marketing khi mới triển khai lần đầu rất khó để đạt được mục tiêu như đã đặt ra. Vì vậy, có đến hơn 90% các doanh nghiệp sau đó đã triển khai remarketing sau đó để tăng hiệu quả cho quá trình tiếp thì của mình. Vì vậy, thỏa mãn những yếu tố này thì doanh nghiệp đều có thể tiến hành remarketing. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn đạt được những mục tiêu như sau thì remarketing luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
1. Gia tăng sức mạnh thương hiệu thông qua mạng lưới Internet.
2. Tăng lợi tức đầu tư (ROI) trong các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị kỹ thuật số.
3. Tiếp cận tốt hơn đối với những khách hàng đã truy cập vào website với các hình thức khác nhau.
4. Tăng tỷ lệ thành công cho các chiến dịch quảng cáo, tránh lãng phí các nguồn lực, ngân sách.
6/ Remarketing có những hình thức nào?
Tùy thuộc vào từng mục đích, từng lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm, dịch cụ cụ thể của mỗi doanh nghiệp, remarketing luôn có những hình thức phù hợp khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp giữa các hình thức khác nhau để đạt được mục tiêu đã đề ra của mình. Sau đây là những hình thức remarketing mà bạn có thể tham khảo.
Video Remarketing: Với hình thức này, các quảng cáo remarketing sẽ được hiển thị dưới dạng video, nó sẽ là quảng cáo xuất hiện đầu trên Youtube hoặc là các đối tác của Google và đối tượng nhắm đến sẽ tùy vào từng sự điều chỉnh của bạn.
Search Remarketing: Nếu như khách hàng truy cập vào trang web của bạn thông qua việc tìm kiếm từ khóa và vào thông qua các quảng cáo trên công cụ tìm kiếm nhưng sau đó lại không thực hiện chuyển đổi. Lúc này các quảng cáo remarketing sẽ được phân phối khi họ tìm kiếm các từ khóa tương tự.
Display Remarketing: Đây là hình thức tiếp thị lại thông qua hình ảnh, hình thức này có lẽ bạn sẽ gặp rất nhiều. Thậm chí nó không chỉ xuất hiện trên Google mà còn ở các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook.
Dynamic Remarketing: Có lẽ hình thức này với nhiều người khi nghe qua sẽ cảm thấy rất khó hiểu – tiếp thị lại động, tức là các quảng cáo hiển thị sẽ được tự động điều chỉnh về nội dung phù hợp với mỗi người với tính cá nhân hóa cao.
Social Media Remarketing: Với hình thức này bạn có thể tiếp thị lại trên Facebook LinkedIn hoặc Pinterest các mạng xã hội có lượng người truy cập thường xuyên rất lớn. Hơn thế nhóm đối tượng ở hình thức tiếp thị truyền thông xã hội này cũng rất rõ ràng.
7/ Xây dựng chiến lược remarketing hiệu quả cho từng doanh nghiệp
Các chiến lược remarketing muốn hiệu quả và phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình luôn đòi hỏi quá trình nghiên cứu, chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Thêm vào đó, muốn thành công thì phải kết hợp từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Bạn không thể tiến hành remarketing một cách “mù quáng” thấy người khác làm như vậy tốt thì làm theo. Bởi bản chất của mỗi doanh nghiệp, dù cùng mô hình hoạt động, cùng sản phẩm, dịch vụ cung ứng vẫn sẽ có nhiều điểm khác nhau.
Chính vì khi xây dựng chiến lược remarketing hiệu quả thì bản thân bạn phải hiểu về chính mình, hiểu về khách hàng củ mình. Sau đó, hãy áp dụng những nguyên tắc thực hiện dưới đây bạn sẽ thu được những kết quả tốt nhất. Những nguyên tắc này đều phù hợp với mọi doanh nghiệp, nhưng quan trong hơn cả trước đó bạn phải hiểu đúng những điều trên.
Nhấn mạnh các mục tiêu của thương hiệu: Đối tượng của remarketing đều là những người đã từng biết đến thương hiệu của bạn dù ít hay nhiều. Nên các quảng cáo, nội dung đừng hướng đến việc giới thiệu nữa. Thay vào đó hãy tập trung vào việc nhấn mạnh vào các mục tiêu của thương hiệu với nội dung đơn giản, dễ hiểu.
Chỉ gợi ý những sản phẩm khách hàng quan tâm: Nếu muốn giữ chân được khách hàng trong những quảng cáo remarketing của bạn thì đừng sản phẩm nào cũng muốn gợi ý.
Áp dụng phương pháp cấp thiết, kịp thời: Dễ hiểu hơn thì hãy đưa ra những quảng cáo có đề cập đến số lượng và thời gian có hạn. Tức là thôi thúc người mua phải hành động nhanh chóng nếu không sẽ bỏ lỡ một cơ hội mua sắm rất hời.
Lồng ghép các mã giảm giá: Không có gì thu hút và dễ tạo ấn tượng bằng các mã giảm giá đối với người tiêu dùng. Nhất là khi họ đã có sự quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm của bạn trước đó. Hãy lồng ghép các mã giảm giá này vào quảng cáo của mình nếu như đang có chương trình.
Với những thông tin được chia sẻ trên đây, có lẽ câu hỏi “Remarketing là?” không thể làm khó được bạn nữa. Ngoài ra, qua đây chúng ta sẽ còn có thêm nhiều kiến thức liên quan về hình thức tiếp thị lại đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng này. Remarketing có thể coi là giải pháp tiếp thị xây dựng nên những giá trị bền vững cho sự phát triển lâu dài của mọi doanh nghiệp.