Kinh doanh, bán hàng online luôn là chủ đề thu hút được sự quan tâm đông đảo của nhiều người trong suốt những năm gần đây. Nhiều người đã rất thành công và có mức thu nhập khủng với mô hình đầu tư kinh doanh này. Nhưng không phải ai cũng vậy, dù đầu tư rất nhiều nhưng nhiều người lại không bán được hoặc bán được rất ít.
Ngay cả khi “dập khuôn” đầy đủ các phương pháp được nhiều người áp dụng thành công trước đó. Vậy tại sao bán hàng online không ai mua? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và các mẹo khắc phục siêu hiệu quả ngay sau đây nhé.
1/ Thực trạng kinh doanh online hiện nay
Với thời đại Internet phát triển như vũ báo hiện nay, kinh doanh online đã trở thành một “miếng bánh ngọt” siêu hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của mọi người. Nhất là khi xu hướng mua sắm của người tiều dùng nước ta hiện nay đang có sự thay đổi rất rõ rệt. Thay vì đến trực tiếp các cửa hàng, trung tâm thương mại hay các khu chợ sầm uất thì chỉ cần một vài thao tác trên các kênh bán hàng khác nhau của các đơn vị đã có thể đặt cho mình những sản phẩm cần thiết.
Nhất là với sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử ngày càng thúc đẩy hoạt động này một cách mạnh mẽ. Theo báo cáo của Bộ Công thương, thương mại điện tử của nước ta đang có mức tăng trưởng đạt trung bình 25% với đầy tiềm năng phát triển. Điển hình có thể kể đến những cái tên như Shopee, Tiki hay Lazada cùng với đó các kênh bán hàng online khác cũng vô cùng phát triển. Điều này hoàn toàn mở ra rất nhiều cơ hội đầu tư phát triển, nâng cao thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp, đơn vị tham gia. Ngay cả các bạn trẻ muốn thử sức mình thì việc đầu tư cho mình một cửa hàng ảo cũng rất dễ dàng.
Tuy nhiên, kinh doanh online thuộc về xu hướng và có những đặc điểm riêng biệt. Nên chính vì vậy bên cạnh nhữ cơ hội rất lớn được mở ra cũng là rất nhiều thách thức song hành kèm theo. Bởi vậy, nên dù được đánh giá là mô hình kinh doanh mang đến nguồn lợi nhuận siêu khổng lồ khi tối ưu được chi phí đầu tư nhưng không phải nhà nhà đều thành công. Nhất là mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cao, nhất là khi có sự tham gia của rất nhiều “ông lớn”. Cùng với đó, việc xây dựng lòng tin giữa người bán và người mua khi kinh doanh online thực sự là một vấn đề vô cùng nan giải.
2/ Nguyên nhân bán hàng online không ai mua
Bạn có thể thấy rất nhiều người đầu tư cho mô hình bán hàng online với hiệu quả rất cao với mức thu nhập đáng mơ ước. Nhưng tỷ lệ những người thất bại hoặc chỉ đủ để duy trì hoạt động kinh doanh thì lại chiếm phần trăm cao hơn. Dù mang đến rất nhiều cơ hội, thế nhưng không phải ai bán hàng online cũng thành công đó là điều mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được. Vậy tại sao bán hàng online không ai mua? nhưng nguyên nhân dưới đây sẽ giải đáp cho bạn chi tiết nhất.
Chọn sai sản phẩm kinh doanh online
Nhu cầu và xu hướng shopping online ở nước ta ngày càng trở nên phát triển, thịnh hành hơn rất nhiều chỉ trong một thời gian ngắn gần đây. Thậm chí, người tiêu dùng còn có thể “đi chợ ảo” với những thực phẩm tươi sống mỗi ngày. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào kinh doanh online cũng sẽ bán chạy hàng. Đây là một trong những nguyên nhân mà rất nhiều người đang mắc phải. Thậm chí, nhiều người đã chọn những sản phẩm đang HOT để kinh doanh nhưng vẫn không có người mua. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, sản phẩm HOT đồng nghĩa với việc có nhiều đối thủ cạnh tranh và ngược lại sản phẩm không HOT thì nhu cầu lại không cao.
USP của sản phẩm không độc đáo, hiệu quả
USP chính là những điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ mang đến khách hàng của bạn. Hay chính xác hơn đây là yếu tố giúp khách hàng có thể phân biệt, định vị được thương hiệu của bạn, đồng thời tạo ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm hoặc đánh giá sai nên nhiều người đã cho USP cho sản phẩm không độc đáo, hiệu quả và dễ dàng bị coppy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ưu thế cạnh tranh của bạn đã bị giảm sút nghiêm trọng, nhất là khi thương hiệu của bạn còn được xếp vào hàng “lính mới”.
Phân tích đối thủ không kỹ lưỡng
Ngay cả khi bạn lựa chọn thị trường ngách – ít đối thủ, thì chắc chắn vẫn sẽ có những thương hiệu cạnh tranh nhất định với mình. Việc tìm hiểu kỹ đối thủ không đơn thuần chỉ biết sản phẩm của họ có gì nổi bật, mức giá ra sao, USP của họ mà còn biết được họ marketing, triển khai các kênh bán hàng như thế nào. Nhưng phần lớn, những người trẻ, ít kinh nghiệm lại không phân tích đối thủ của mình một cách kỹ lưỡng. Nên khi tung ra các sản phẩm gần như không có điểm khác biệt là bao nhiêu. Hơn thế, bạn càng nghiên cứu kỹ đối thủ của mình bao nhiều thì việc bán hàng lại càng “nhàn” hơn bấy nhiêu.
Lựa chọn sai kênh bán hàng online
Bán hàng online hiện nay có thể riển khai trên rất nhiều kênh khác nhau như website, mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử. Điều này giúp người kinh doanh có thể tiếp cận được tốt nhất khách hàng tiềm năng của mình. Nhưng lại có rất nhiều người lựa chọn sai kênh bán hàng, bởi mỗi một kênh phân phối lại có khả năng tiếp cận là khác nhau. Điển hình nếu bạn bán đồ cho người tầm trung tuổi với các mặt hàng thực phẩm chức năng mà tiếp cận thông qua Instagram là gần như hiệu quả rất thấp. Bởi trang mạng xã hội này phần lớn là các bạn trẻ sử dụng, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của mình.
Chỉ bán hàng trên một kênh duy nhất
Nguyên nhân tiếp theo mà bạn nên chú ý đến chính là chỉ ban hàng trên một kênh duy nhất, không phủ nhận rằng khi mới bán hàng thì chúng ta cần phải chú trọng phát triển cho kênh bán hàng của mình được tốt nhất. Nhưng để phát triển về lâu dài, việc bán hàng trên một kênh duy nhất cũng chỉ thu về một lượng khách hàng không thay đổi. Ngay cả khi nó vẫn mang đến một mức doanh thu ổn định cho bạn thì việc mở rộng thêm các kênh khác nhau vẫn là điều cần thiết.
Sử dụng hình thức quảng cáo chưa phù hợp
Không sử dụng quảng cáo hay sử dụng các hình thức quảng cáo chưa phù hợp cũng là nguyên nhân rất lớn khiến bạn bán hàng online không ai mua. Việc sử dụng quảng cáo được biến đến là phương thức thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tiếp cận khách hàng mục tiêu được nhiều người áp dụng. Với những người kinh doanh online thì quảng cáo trên Facebook hay quảng cáo Google được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi một loại quảng cáo đều có nhiều hình thức khác nhau và đòi hỏi những tiêu chí riêng biệt về nội dung cũng như hình ảnh. Hơn thế, tùy theo đối tượng khách hàng mục tiêu bạn muốn hướng đến là ai thì mức độ hiệu quả cũng sẽ khác nhau.
Không sử dụng các phần mềm hỗ trợ bán hàng online
Trong thời đại công nghệ số 4.0 như hiện nay, việc sử dụng các loại phần mềm hỗ trợ bán hàng online ắt hẳn không còn là điều gì xa lạ. Từ khâu quản lý, bán hàng cho đến việc chăm sóc khách hàng cũ đều có thể tiến hành trên phần mềm một cách dễ dàng thay vì sổ sách, Execl như trước kia. Tuy nhiên, nhiều người vì ngại thay đổi, sợ tốn kém, tư duy truyền thống nên đã loại bỏ đi những phần mềm này. Đương nhiên với cách quản lý, bán hàng truyền thống sẽ gây không ít những khó khăn khi quy mô ngày càng mở rộng và lượng khách hàng ngày càng tăng lên. Điển hình như việc thất thoát hàng hóa, dữ liệu ghi chép bị mất, khách hàng không được chăm sóc kịp thời,…
3/ Mẹo bán hàng online đắt khách
Với những nguyên nhân như trên, chắc chắn bạn sẽ đưa ra những giải pháp giải quyết sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, muốn ngày tăng 100, 1000 đơn thì bạn còn phải biết cách bán hàng online đắt khách với những mẹo có 1-0-2 sau đây:
Đầu tư vào một website bán hàng chuyên nghiệp
Thông thường khi tìm hiểu về cách bán hàng online hiệu quả cho người mới bắt đầu, phần lớn mọi người thường đưa ra việc xây dựng, phát triển các kênh bán hàng miễn phí hoặc là hợp tác với các sàn thương mại điện tử để tối ưu chi phí nhất. Tuy nhiên, mẹo bán hàng online đắt khách đầu tiên được chúng tôi đưa ra chính là đầu tư vào một website bán hàng chuyên nghiệp. Việc xây dựng một website bán hàng chuyên nghiệp cũng chính là cách tăng sự uy tín của thương hiệu. Điều này đồng thời cũng tạo được lòng tin nhất định với khách hàng khi tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn.
Chọn lựa và khai thác thị trường ngách
Các bạn có thể thấy lựa chọn sai sản phẩm, sai thị trường chính là nguyên nhân rất lớn khiến bạn bán hàng mà không ai mua. Thay vì những thị trường lớn, lượng khách hàng đông đảo thì lại sao bạn không khai thác thị trường ngách một cách triệt để? Thị trường ngách có thể lượng khách hàng tiềm năng không lớn nhưng nhu cầu và tỷ lệ “chốt đơn” của họ lại rất cao. Hơn thế, nếu bạn là người mới lựa chọn thị trường ngách còn là cách để tránh độ cạnh tranh quá cao. Tuy nhiên, cũng không nên chọn thị trường ngách quá mới, nhu cầu vẫn còn rất thấp nếu bạn không đủ tiềm lực để phát triển.
Cung cấp dịch vụ khách hàng tối ưu nhất
Dù mua sắm truyền thống hay trực tuyến thì dịch vụ khách hàng vẫn là điều được quan tâm đến rất nhiều. Vì vậy, trong suốt quá trình tham khảo, mua sắm của khách hàng hãy mang đến những trải nghiệm tốt nhất. Từ quy trình đặt hàng dễ dàng, phương thức thanh toán, vận chuyển hàng hóa, bảo hàng, đổi trả cho đến việc tư vấn trước, trong và sau mua đều cần phải chuẩn hóa. Có thể bạn không biết, ngoài chất lượng hay giá thành ra thì dịch vụ khách hàng chính là một trong những yêu tố người tiêu dùng sẽ đặt ra khi lựa chọn và đánh giá các đơn vị cung ứng.
Xây dựng chiến lược giá thành
Giá thành chắc chắn là tiêu chí mà người tiêu dùng quan tâm đến khi mua sắm dù ở bất kì một hình thức nào. Xây dựng chiến lược giá thành một cách thông minh và khéo léo sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Chưa kể đây còn là yếu tố cạnh tranh mang tính quyết định rất cao giữa bạn và các đối thủ. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một vài chiến lược về giá rất tốt để bạn có thể tham khảo.
• Tạo giá bán theo combo
• Số 9 kỳ diệu
• Nghệ thuật tương phản giá
• Hiệu ứng khách hàng với quy luật 100
• Hiển thị giá một phần
• Làm nổi bật mức giá lý tưởng
Tổ chức các chương trình khuyến mại, tặng thưởng
Mẹo bán hàng online đắt khách cuối cùng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn chính là tổ chức các chương trình khuyến mại, tặng thưởng. Phần lớn người tiêu dùng đều dễ dàng bị thu hút cũng như chịu ảnh hưởng rất nhiều trong quyết định mua sắm của mình từ các chương trình này. Thêm vào đó, thông qua đây không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn tăng độ phổ biến, được nhiều người biết đến thương hiệu hơn. Tổ chức các chương trình khuyến mại hoặc cuộc thi có thưởng, đồng nghĩa với việc mức lãi trên mỗi sản phẩm sẽ giảm xuống đôi chút. Vì vậy, hãy đẩy mạnh truyền thông, marketing để tăng về số lượng bù đắp cho phần đó.
4/ Cách xây dựng kế hoạch bán hàng online hiệu quả
Để việc bán hàng online luôn được đảm bảo, mang về những con số mong ước thì ngay từ ban đầu bạn cần phải xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh cho mình. Số đông các bạn trẻ, những người ít kinh nghiệm thường bỏ qua khâu này. Vì vậy mà khi triển khai kinh doanh dễ mắc phải nhiều sai lầm và vô cùng luống cuống khi xảy ra các tình huống phát sinh. Việc đưa ra được một bản kế hoạch bán hàng online càng chi tiết sẽ càng giúp công việc kinh doanh được đảm bảo hơn rất nhiều.
Cách xây dựng kế hoạch bán hàng online sẽ được triển khai dựa trên 9 bước như sau:
Bước 1 – Nghiên cứu thị trường: Thu thập, tổng hợp các thông tin liên quan đến sản phẩm, khách hàng, mô hình mà bạn dự đinh hướng đến.
Bước 2 – Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Bạn cần phải biết rõ đối thủ của mình là ai, USP của họ là gì, kênh bán hàng của họ,… từ đó phân tích các ưu – nhược điểm của họ và so sánh với mình.
Bước 3 – Đặt mục tiêu kinh doanh: Hãy đưa ra một mục tiêu kinh doanh rõ ràng cho mình về doanh số, khách hàng, đơn hàng cho từng giai đoạn cụ thể.
Bước 4 – Định vị thương hiệu: Dù bán hàng offline hay online thì định vị thương hiệu rất cần thiết, điều này sẽ giúp khách hàng biết bạn là ai, bạn bán gì và vì sao họ nên lựa chọn bạn.
Bước 5 – Tìm kiếm nguồn hàng, nguyên liệu: Khi đã xác định được sản phẩm mình bán là gì thì bạn cần phải tìm kiếm được nguồn hàng, nguyên liệu sản xuất uy tín, chất lượng, mức giá phù hợp và số lượng ổn định.
Bước 6 – Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp: Các bạn có thể thấy rằng hiện nay có rất nhiều kênh bán hàng online khác nhau, đương nhiên không phải kênh nào cũng phù hợp và mang đến hiệu quả nhất định cho bạn.
Bước 7 – Xây dựng chiến lược ngân sách: Vốn là điều không thể thiếu khi kinh doanh, chuẩn bị vốn đầy đủ là một chuyện nhưng sử dụng chúng sao cho đảm bảo lại là việc hoàn toàn khác. Hãy đưa ra một chiến lược sử dụng ngân sách chi tiết cho từng mục một cách rõ ràng.
Bước 8 – Tạo chiến lược marketing: Để tăng độ “phủ sóng” sản phẩm, thương hiệu thì việc tiếp thị, quảng bá là điều không thể bỏ qua. Hãy tạo dựng các chiến lược marketing có tỷ lệ thành công cao và phù hợp với mô hình bán hàng online.
Bước 9 – Giám sát và đánh giá kế hoạch: Một kế hoạch được đưa ra không phải lúc nào cũng sẽ đi đúng tiến trình, đạt được những kết quả mong muốn. Vì vậy hãy giám sát và đánh giá mức độ hiệu quả, cần có sự thay đổi nếu kết quả không được đúng mục tiêu đã đặt ra.
“Tại sao bán hàng online không ai mua?” chúng tôi tin rằng đây không phải là câu hỏi của một vài cá nhân nào đó khi đang đầu tư cho mô hình này. Rất nhiều người đã gặp phải tình cảnh này, dù đầu tư không ít vào các chiến lược marketing hay các quảng cáo siêu “ngốn” chi phí. Mong rằng, với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp chính xác nhất cho vấn đề mình đang gặp phải.